Kết quả hiển thị có thể mang lại giá trị vô giá. Nó có ý nghĩa cho người tìm kiếm và đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi.
Các sự thật sau đây sẽ giúp cho marketing dùng nó đúng cách. Và tạo sức hút tốt nhất với các hiển thị kết quả của mình.
# 1 Dữ liệu cấu trúc thường được sử dụng để cho kết quả đa dạng
Dữ liệu cấu trúc được mã hóa trong trang của bạn. Và được sử dụng để cung cấp thông tin về trang và nội dung của trang. Ngoài việc giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung trang web, nó còn sử dụng để xuất ra kết quả phong phú khi tìm kiếm.
Mặc dù không phải tất cả dữ liệu cấu trúc sẽ cho ra trong kết quả. Việc đánh dấu nội dung theo cấu trúc dữ liệu schema.org sẽ giúp cải thiện kết quả trong SERPs. Một số loại được đánh dấu bởi schema, chẳng hạn như phần đánh giá, công thức nấu ăn… có khả năng tạo ra kết quả.
Để cấu trúc dữ liệu trong site WordPress, chỉ cần cài đặt thêm một số plugin đánh dấu cần thiết.
Nếu không, ở đây sẽ có các công cụ phù hợp giúp bạn tạo và kiểm tra việc đánh dấu Schema. Bao gồm: Structured Data Markup Helper, Schema Generator for SEO or Structured Data Testing Tool.
# 2 Google thích các cấu trúc dữ liệu được định dạng JSON-LD
Có 3 định dạng dữ liệu cấu trúc mà Google hỗ trợ: JSON-LD, Microdata và RDFa. Tuy nhiên, định dạng được đề xuất là JSON-LD.
JSON-LD được viết tắt của “JavaScript Object Notation – Linked Data”.
Về cơ bản, nó mô tả thông tin trên trang nhưng không gây phiền, người dùng không nhìn thấy. Vì vậy, thay vì cố gắng hiển thị thông tin cho cả người dùng và Google hiểu, JSON-LD sẽ tách riêng mỗi phần thông tin đó.
# 3 Không có cách nào để đảm bảo sự phong phú của kết quả
Như đề cập ở trên, việc đánh dấu cấu trúc dữ liệu cho các trang là bước đầu tiên để cho kết quả thêm đa dạng. Nhưng Google vẫn có thể không hiện thị theo cấu trúc dữ liệu. Nó cung cấp lời giải thích như sau:
+ Thuật toán của Google sẽ điều chỉnh kết quả tìm kiếm để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Tùy thuộc vào lịch sử tìm kiếm, vị trí, loại thiết bị… các kết quả sẽ được truy xuất có thể khác nhau.
+ Dữ liệu cấu trúc không đại diện cho nội dung trên trang, hoặc gây hiểu lầm
+ Dữ liệu cấu trúc không chính xác theo cách công cụ kiểm tra
+ Nội dung được đề cập trong dữ liệu cấu trúc bị ẩn khỏi người dùng
+ Không đáp ứng các nguyên tắc của cấu trúc dữ liệu
#4 Dữ liệu đánh dấu không ảnh hưởng đến thứ hạng trong SERPs
Mặc dù Google đã đề xuất rằng, một ngày nào đó dữ liệu cấu trúc có thể được xem xét như yếu tố xếp hạng. Nhưng ngày đó vẫn mãi chưa thành hiện thực.
#5 Google sẽ có công cụ kiểm tra sự đa dạng của kết quả
Song hành với việc công bố “kết quả phong phú”, nó cũng công bố công cụ kiểm tra sự đa dạng các kết quả.
Lưu ý rằng, công cụ này vẫn đang trong giai đoạn beta (tính đến thời điểm viêt bài này). Và chỉ hỗ trợ các kết quả chứ không hiển thị lỗi cú pháp schema.org.
#6 Bạn cũng có thể kiểm tra sự đa dạng của kết quả bằng công cụ
Tất nhiên, có nhiều lựa chọn khác Google để kiểm tra sự đa dạng của kết quả. Ví dụ như SEMrush. Sử dụng tên miền để tra cứu, bạn có thể theo dõi thời gian và đoạn dữ liệu nào được sử dụng cho các truy xuất.
#7 Có thể phải mất vài tuần mới xuất hiện các kết quả phong phú
Kết quả hoàn toàn phụ thuộc vào Google. Và trước khi truy xuất, Goolge phải thu thập dữ liệu và lập chỉ mục trang web. Sau đó mới áp dụng tính năng đánh dấu. Bạn có thể kiểm tra trạng thái trong Google Search Console.
Và phải chờ đợi! Thường có thể mất khoảng 2 tuần hoặc nhiều hơn thì sự đa dạng kết quả mới bắt đầu xuất hiện trong SERPs.
Tuy nhiên, bạn có thể nạp dữ liệu vào Googlebot (trong Google Search Console) để nhận được đánh dấu dữ liệu cấu trúc nhanh hơn.
#8 Google có thể disable các kết quả
Google không chỉ spam nội dung, liên kết. Nó vẫn có thể spam cả những đoạn dữ liệu cấu trúc đưa ra kết quả. Bởi có một số quản trị web cố tình đánh lừa hệ thống bằng những đoạn đánh dấu dữ liệu cấu trúc giả mạo. Nếu Goolge phát hiện bất kỳ dữ liệu cấu trúc nào tương tự như thế, nó sẽ đánh dấu spam. Và vô hiệu các kết quả, thậm chí là đưa ra hình phạt.
Hãy đảm bảo rằng, bạn đang cung cấp dữ liệu cấu trúc đúng theo nguyên tắc chung của Google.
#9 Về mặt kỹ thuât, dữ liệu cấu trúc không bắt buộc phải hiển thị kết quả
Các thuật ngữ “dữ liệu cấu trúc” và “đa dạng kết quả” thường đi kèm nhau. Nhưng thực tế, bạn không cần phải có dữ liệu cấu trúc để có kết quả hiển thị. Google có thể tự thu thập dữ liệu cần thiết từ nội dung bạn viết ra để tạo kết quả đang dạng.
Nhưng Goolge vẫn luôn đề xuất đánh dấu dữ liệu cấu trúc cho nội dung. Điều này gia tăng hiển thị kết quả đa dạng.
#10 Trên trang: lệnh truy vấn sẽ hiển thị nếu kết quả được thực hiện chính xác
Nếu kết quả không hiển thị thường là do vấn đề về chất lượng hoặc kỹ thuật trong quá trình triển khai. Thay vì dựa vào công cụ kiểm tra kết quả mới của Goolge, bạn có thể thực hiện ngay chính trên site. Nếu site đó xuất hiện nhiều kết quả đa dạng, có nghĩa chất lượng và kỹ thuật đã được đảm bảo.
Nguồn tham khảo: searchengineland.com
Hoc11.vn – Công ty SEO được đầu tư từ Singapore đầu tiên tại Việt Nam
Xem thêm:
SEO 2018 – Nên có bao nhiêu ký tự cho meta description?
Vì sao bạn nên cài đặt Google My Business?
Nguồn: https://gobranding.com.vn/10-su-ve-su-da-dang-cac-ket-qua-ma-seoer-nen-biet/
- Bậc thầy y học Trung Quốc tiết lộ 3 việc làm giúp chăm sóc gan đơn giản chỉ mất 5 phút mỗi ngày
- SEO GSA Ranker cơ bản : Cách xây dựng backlink chất lượng từ A – Z
- C&B là gì? 4 điều cần phải biết nếu muốn theo nghề C&B
- Những lợi ích của cải ngồng đối với sức khỏe
- Kinh nghiệm kinh doanh thiết bị điện nước thành công 100%