Trên nhiều khía cạnh, kho đóng vai trò như “bộ não” của cửa hàng. Quản lý kho đúng cách giúp bạn dễ dàng tìm kiếm hàng hóa, tối ưu được không gian, tiết kiệm thời gian và nhân lực cho cửa hàng…
11 mẹo nhỏ trong bài viết này sẽ giúp các chủ cửa quản lý kho hàng hiệu quả và dễ dàng hơn.
Tối ưu không gian để quản lý kho hiệu quả hơn.
Đừng chỉ đặt hàng dưới đất. Hãy đầu tư thêm kệ hàng để tối ưu không gian sàn, giúp việc di chuyển trong kho trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, hãy chuẩn bị sẵn thang, và đồ bảo hộ cho nhân viên kho để họ có thể lấy hàng từ trên kệ cao.
Đặt hàng bán chạy ở phía trước.
Nếu không gian của bạn nhỏ, hãy ưu tiên đặt những mặt hàng bán chạy ra phía trước kệ, hoặc đặt ở vị trí dễ lấy. Những mặt hàng bán chậm hơn có thể đặt đằng sau. Như vậy bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho việc tìm kiếm hàng hóa.
Đặt hàng hóa nặng ở gần mặt đất.
Khi đặt hàng hóa lên kệ hàng, ưu tiên đặt những hàng hóa có trọng lượng lớn ở gần mặt đất, chuyển hàng hóa nhẹ hơn lên phía trên. Điều này vừa giúp nhân viên dễ dàng lấy hàng, vừa đảm bảo được an toàn khi làm việc trong kho hàng.
Đặt hàng hóa có thể làm sập, ngã kệ hàng, rơi vỡ… gây nguy hiểm cho nhân viên.
Sử dụng phần mềm quản lý kho.
Sử dụng phần mềm quản lý kho giúp bạn kiểm soát được số lượng hàng tồn, kiểm tra được những mặt hàng bán chạy, hàng hóa tồn kho lâu… Từ đó có thể đưa ra những phương án quản lý phù hợp, kịp thời.
Ví dụ: Phần mềm quản lý kho giúp bạn biết được mặt hàng nào sắp hết để lên kế hoạch nhập hàng, mặt hàng nào tồn kho lâu để “xả hàng” kịp thời.
Phần mềm quản lý bán hàng Hoc11.vn.vn có tính năng quản lý kho, giúp kiểm soát được lượng hàng tồn kho, báo cáo xuất nhập tồn, cảnh báo hết hàng…
Đầu tư vật chứa phù hợp.
Tùy vào mặt hàng đang kinh doanh, các chủ cửa hàng hãy cân nhắc lựa chọn các vật chứa phù hợp cho hàng hóa của mình. Các vật chứa có thể là kệ, tủ, thùng carton, rỗ… Đối với các kệ, tủ nặng, chủ cửa hàng nên chọn những loại có gắn bánh xe, rây trượt… để có thể dễ dàng di chuyển khi cần sắp xếp lại kho.
Sắp xếp hàng hóa theo hệ thống.
Hãy phân loại hàng hóa theo từng chủng loại, kích thước, màu sắc,… sắp xếp theo từng khu vực riêng biệt. Ngoài ra, bạn có thể lắp thêm biển chỉ dẫn, dán nhãn, thậm chí là lập sơ đồ hướng dẫn cho từng khu vực hàng hóa đã phân loại. Như vậy nhân viên có thể dễ dàng tìm kiếm mỗi khi cần.
Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm.
Nhiệt độ, độ ẩm rất quan trọng trong quản lý kho. Tùy vào mặt hàng đang kinh doanh, chủ cửa hàng có thể cân nhắc lắp đặt một hệ thống kiểm soát độ ẩm, nhiệt độ cho kho để giữ nhiệt độ và độ ẩm ở mức độ phù hợp cho hàng hóa. Nhiệt độ và độ ẩm không phù hợp có thể khiến hàng hóa dễ bị hư hỏng.
Cung cấp đầy đủ ánh sáng.
Rất nhiều chủ cửa hàng xem nhẹ việc lắp hệ thống chiếu sáng cho kho hàng. Bởi họ nghĩ rằng đây là khu vực nội bộ, không cần đầu tư quá nhiều.
Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Muốn nhân viên kho làm việc thuận lợi, kho hàng phải có đầy đủ ánh sáng. Cung cấp đầy đủ ánh sáng cho kho hàng giúp việc tìm kiếm hàng hóa dễ hơn, đuổi được chuột bọ, hạn chế thất lạc, để quên hàng hóa…
Không để khách hàng vào kho hàng.
Kho hàng luôn luôn là khu vực nội bộ của cửa hàng, vì vậy tuyệt đối không để khách hàng vào kho. Bởi kho hàng có thể là khu vực nguy hiểm đối với khách, đồng thời cũng là nơi chứa các tài sản của cửa hàng, của nhân viên. Cấm khách hàng vào khu vực kho sẽ hạn chế được một số mất mát và rủi ro không cần thiết.
Đặt các dụng cụ cần thiết tại một vị trí cố định.
Băng dính, thẻ tag, thang, dụng cụ đóng gói hàng hóa… nên được đặt tại một vị trí quy định trước và buộc nhân viên trả về đúng vị trí mỗi khi sử dụng xong. Như vậy sẽ hạn chế được thất lạc, tiết kiệm thời gian tìm kiếm mỗi khi cần dùng đến.
Chừa khu vực giao nhận hàng.
Kho hàng là nơi hàng hóa ra vào thường xuyên. Dù kho hàng của bạn lớn hay nhỏ, hãy chừa một khu vực đủ rộng để nhân viên có thể dễ dàng kiểm hàng, sắp xếp hàng hóa ra vào kho mỗi khi cần.