12 bước mở quán cafe cho người mới bắt đầu

Loại hình kinh doanh đồ uống, giải khát, mở quán cafe thực sự là một lĩnh vực vô cùng hấp dẫn. Không phải người trong nghề bạn cũng có thể nhận thấy rằng đây là lĩnh vực có tập khách hàng tiềm năng vô cùng lớn, lợi nhuận cao. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra đối với các chủ cửa hàng, bao nhiêu vốn là đủ để kinh doanh? Những ý tưởng nào nên cân nhắc khi mở quán? Hay những điều cần biết như giấy phép kinh doanh, nguyên liệu, máy móc, rủi ro….

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc của bạn về kinh doanh quán cà phê.

Thay vì ngồi suy nghĩ thì bạn hãy viết ra tất cả những kế hoạch của mình ra giấy và từng bước thực hiện nó. Nếu bạn thực hiện những bước này trôi chảy và dễ dàng cũng đừng chủ quan vì việc gì cũng sẽ có rủi ro.

kinh doanh quán cafe

Mỗi người sẽ có 1 chí hướng và cách thức kinh doanh khác nhau. Điều này là chắc chắn. Tùy theo ngân sách, địa lý, sự sáng tạo… của mỗi người sẽ sỡ hữu cho mình 1 bản kế hoạch kinh doanh khác nhau.

Tất nhiên rồi, trước khi bắt đầu một công việc gì cũng cần tìm hiểu rõ ngọn nguồn. Tìm hiểu càng kỹ thì bạn lại càng tự tin. Bạn sẽ nắm bắt được xu hướng kinh doanh tại địa phương. Những điệu thuận lợi và bất lợi trong việc kinh doanh. Từ đó tự rút ra được những tips cho riêng mình. Cũng nên làm quen và hỏi ý kiến những chuyên gia trong ngành.

Dù bạn có mở một quán cà phê nhỏ thôi thì cũng nên chịu khó làm công việc trên – Tìm hiểu. Nếu chia nhỏ ra thì những gì bạn phải tìm hiểu có thể là:

– Giá cả bất động sản tại khu vực bạn nhắm đến.

– Tham khảo những mẫu thiết kế quán cà phê đẹp hoặc những quán cà phê ăn khách hiện nay.

– Cách pha cà phê bằng máy, thủ công,…

– Tỷ lệ cạnh tranh và những đối thủ cạnh tranh.

Bạn không làm trong ngành thiết kế hay nghệ thuật, nhưng với công nghệ phát triển, bạn có thể biết thế giới đang có bao nhiêu phong cách thiết kế và hiện tại phong cách nào đang là xu hướng. Như vậy, khi bạn làm việc với nhà thiết kế – kiến trúc sư sẽ dễ dàng tìm được tiếng nói chung hơn.

Về cơ bản thì thiết kế quán cà phê không khác gì mấy so với thiết kế căn hộ, nhà ở là mấy. Cũng gồm những phong cách Hiện đại, Scandinavian, Industrial, Vintage…

kế hoạch mở quán cafe

Có nhiều người sau khi tìm hiểu đã bỏ cuộc. Vì thế bước quyết định rất quan trọng. “Sợ thất bại thì đã là một thất bại rồi”

Kinh doanh 1 loại hình gì đó nói chung đã là rất khó khăn. Đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng khi bạn quyết định “làm” thì bạn đã thành công và từng bước tiến lên phía trước rồi.

Đây là một yếu tố rất quan trọng. Bạn phải tìm được địa điểm tối ưu mà có thể tiếp cận được hầu hết đối tượng khách hàng bạn muốn hướng đến. 

Ví dụ: Đối tượng KH của bạn là học sinh – sinh viên – thì địa điểm gần trường học sẽ là tối ưu,…

Bạn cần dành thêm thời gian cho bước này. Đưa ra được cho mình ít nhất 2-3 sự chọn. Sau đó so sánh các địa điểm dựa theo các chỉ tiêu: Mức độ cạnh tranh, vị trí, diện tích, an toàn…

Cũng đừng cố tìm những vị trí “Đắc địa”. Có khi bạn sẽ ra về trong thất vọng. Và nếu được cũng sẽ ảnh hưởng đến ngân sách ban đầu của bạn.

kinh doanh đồ uống

Hãy tập quen với khái niệm này. Và đừng nghĩ chỉ có doanh nghiệp, công ty lớn mới cần bước này. Khi bạn có ý tưởng mở quán cà phê mà bạn không biết “Khách hàng của bạn là ai?” thì thật thiếu xót.

Ngoài khách hàng là ai, thì khách hàng đến vào sáng sớm hay tối khuya? Đi bộ hay đi xe? Số lượng khách đi xe oto nhiều không?,… tất cả dạng câu hỏi như thế này đều rất quan trọng.

Thực trạng hiện nay, nhiều chủ đầu tư chú trọng đến hình thức: thức uống Châu Âu – Latte, Expesso,… mà thực tế hầu hết khách hàng lại thích cà phê pha phin và không cảm được vẻ đẹp của những ly Latte.

Nếu bạn là chủ đầu tư thì hãy lùi lại một bước để nhìn được rõ hơn và tránh xảy ra sai lầm khi đứng trên cương vị là một Khách hàng. Họ muốn gì!

Với bất kỳ một start-up nào, họ cũng chung nhau một thắc mắc lớn: Cần bao nhiêu vốn cho đủ để thực hiện ý tưởng mở quán cà phê? Theo lời khuyên của SaleKit, số tiền bạn cần bỏ ra ban đầu phụ thuộc rất nhiều vào mặt bằng, vị trí địa lý, và ý tưởng kinh doanh quán cà phê.

Kinh doanh cà phê. Điều đầu tiên bạn cần phải chú ý, đó chính là xác định nguồn vốn. Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho bạn về số vốn cần thiết khi mở quán cà phê:

kinh doanh quán cafe

Với số vốn 200 triệu, bạn hoàn toàn có thể mở một quán cà phê với mặt bằng đẹp tại trung tâm lớn tại Hà Nội như khu vực hồ Tây, Hoàn Kiếm hoặc khu vực quận 1, quận 3 tại TP. HCM.

Nguồn tiền dồi dào cũng giúp bạn có thể triển khai nhiều ý tưởng mở quán cà phê hơn, như cà phê tầng thượng, cà phê sân vườn, cà phê kết hợp kinh doanh bánh ngọt, cà phê công sở, cà phê theo sở thích (cà phê bóng đá, sách, thú cưng….).

Về mặt bằng, bạn có thể tự tin thuê những cửa hàng có diện tích trên 50 m2, gồm 2 tầng. Bạn cũng có đủ kinh phí để sắp xếp nội thất và bài trí quán theo định hướng của mình.

>>> Xem thêm: Mở quán cafe với 200 triệu cần những gì, nên bắt đầu từ đâu?

Chủ quán cà phê sẽ bị đắn đo suy nghĩ về mặt chi phí hơn với số vốn chỉ trong tầm 100 triệu. Bạn nên cân nhắc lựa chọn những con phố rộng, nhưng không thuộc khu vực trung tâm, như ở khu Cầu Giấy, Thanh Xuân (Hà Nội), khu vực lân cận, ven đô tại TP. HCM.

Mặt bằng kinh doanh của quán cà phê cũng sẽ bị bó hẹp hơn, trong khoảng 20 – 50 m2, có thể chỉ trong 1 tầng. Ý tưởng kinh doanh bạn nên lưu tâm là cà phê truyền thống. Cafe theo chủ đề (bóng đá, sách,…) cũng là lựa chọn không tồi, nhưng bạn nên cân nhắc vấn đề vốn khi triển khai ý tưởng và bắt tay bài trí cửa hàng.

>>> Xem thêm: Bật mí kinh nghiệm mở quán cafe với 100 triệu không phải ai cũng biết

kế hoạch mở quán cafe

Trong trường hợp này, bạn nên cân nhắc mở quán cà phê ngay tại nhà mình, hoặc thuê các vị trí mặt bằng có diện tích dưới trong khoảng 15 – 20 m2.

Hợp lý nhất trong nguồn ngân sách này, bạn nên mở quán cà phê dưới dạng takeaway (mang đi), cà phê có không gian ấm cúng, nhỏ nhắn, cà phê tận dụng vỉa hè, cà phê cóc,…

Vì bị bó hẹp trong lượng kinh phí có hạn, bạn cũng nên cân nhắc việc trang trí họa tiết cửa hàng sao cho phù hợp. Nhưng cũng đừng vì vậy mà bỏ qua công đoạn design. Vì việc trang trí nội thất cho quán cà phê có tác động rất lớn tới ấn tượng ban đầu và hành vi của khách hàng.

>>> Xem thêm: Mở quán cafe với 50 triệu có được không?

Sau khi xác định số vốn mình bỏ ra để mở quán, giờ đã đến lúc bạn lên ý tưởng quán cà phê. Có rất nhiều mô hình lý tưởng để bạn phải cân nhắc lựa chọn. Bạn đã tham khảo nhiều mô hình, concept trên mạng rồi đúng không? Đã đến lúc bạn chọn cho riêng bạn rồi đây.

Đây là bước có thể nói là quan trọng nhất. Vì khi đã chọn, thì Concept này sẽ theo bạn cùng mô hình kinh doanh 1 thời gian dài. Đến khi mô hình kinh doanh của bạn cần cải tạo hoặc đóng cửa.

Vì thế hãy thật thận trọng và đầu tư cho bước này. Bạn là một người có con mắt thẩm mỹ tốt thì thật hay. Mọi sự lựa chọn sẽ dễ dàng hơn. Nếu không, khuyên bạn đừng nên tiết kiệm mà lựa chọn ngay cho mình một đơn vị thiết kế nội thất quán cà phê – trà sữa chuyên nghiệp.

Nếu bạn đi 10 quán cà phê mà không để lại ấn tượng gì riêng, 10 quán đều như nhau, thì chắc hẳn đều không được lên Concept – thiết kế ngay từ ban đầu.

Rất nên dành một phần trong ngân sách cho bước này. Hiện nay, có rất nhiều công ty thiết kế uy tín. Bạn sẽ không khó khăn trong việc thực hiện bước này.

Một số mô hình quán cà phê điển hình:

mở cửa hàng đồ uống

Những quán cà phê nhỏ bình dân, chỉ với một chiếc TV, với vài ba chiếc ghế, chiếc bàn ngồi uống cà phê là một ý tưởng mở quán cà phê không tồi, nếu không muốn nói là hợp lý dành cho những chủ tiệm có nguồn vốn hạn chế.

Ưu điểm:

– Thích hợp với những chủ quán cà phê có nguồn vốn hạn hẹp (trong khoảng từ 20 đến 50 triệu đồng).

– Dễ dàng xây dựng không gian gần gũi, thoải mái, thư giãn và ấm cúng.

– Tiết kiệm được nhiều khoản chi phí hoạt động, như chi phí nhân công, nội thất, bài trí, chi phí mặt bằng,…

Nhược điểm:

– Không có nhiều điểm đặc sắc so với các đối thủ cạnh tranh.

– Thị trường cho phân khúc cà phê bình dân đang dần bão hòa, với bất kỳ ai có đủ nguồn vốn cũng có thể mở quán.

– Khả năng mở rộng kinh doanh thành franchise thấp.

– Đối tượng khách hàng không rõ ràng

kinh doanh đồ uống

Mô hình quán cà phê xuyên đêm là xu hướng kinh doanh mới trong thời gian gần đây, với đối tượng khách hàng mục tiêu là giới trẻ, trong độ tuổi từ 18 – 34. Quy định cho phép các loại hình kinh doanh đặc thù được hoạt động tới 2h đêm của chính quyền các thành phố lớn cũng là động lực giúp các quán cà phê 24/24 ra đời và phát triển

Ưu điểm:

– Xác định tốt đối tượng khách hàng mục tiêu.

– Có nhiều điểm đặc sắc so với các đối thủ cạnh tranh (về thời gian phục vụ).

Nhược điểm:

– Gặp nhiều vấn đề về thiếu hụt nhân lực, vấn đề quản lý quán cà phê

– Có thể phải phục vụ nhiều đối tượng khách hàng phức tạp.

– Vẫn có thể phải gặp nhiều khó khăn về mặt hành chính, hoạt động kinh doanh,…

– Chủ cửa hàng phải đầu tư nhiều vốn vào thiết kế bài trí nội thất quán.

mở quán cafe

Khi uống cà phê, khách thường có nhu cầu muốn thưởng thức hoặc ngâm nhi một lát bánh ngọt hợp vị. Bạn cũng có thể tận dụng nhu cầu này để kết hợp mô hình quán cà phê và bánh kem, nhằm tăng số lượng và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Ưu điểm:

– Thích hợp với quán cà phê có diện tích rộng, không gian bài trí đẹp mắt.

– Tối đa hóa doanh thu bằng việc kết hợp bán cà phê và bánh ngọt.

Nhược điểm:

– Chi phí hoạt động, chi phí đầu tư cần lớn hơn mô hình cà phê truyền thống.

– Có thể gặp thiếu hụt về nguồn lực, nhân lực.

– Áp dụng khó khả thi với các quán cà phê với diện tích nhỏ hẹp, mô hình cà phê takeaway.

>>> Xem thêm: Tiết lộ kinh nghiệm mở quán cafe ăn sáng ‘chuẩn chỉ’ cho người mới bắt đầu

kinh doanh quán cafe

Trước sự bão hòa của các loại cà phê truyền thống, ngày càng nhiều người tìm đến những quán cà phê đặc thù, phục vụ theo chủ đề, sở thích. Bạn cũng có thể tận dụng thời cơ này để kinh doanh cà phê sách, cà phê thú cưng, cà phê bóng đá,…

Ưu điểm:

– Xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu, dễ dàng bài trí và lên kế hoạch kinh doanh.

– Có những điểm đặc sắc, khác biệt so với phương thức kinh doanh cà phê truyền thống

Nhược điểm:

– Chi phí bài trí nội thất, đầu tư ban đầu, chi phí quản lý cửa hàng ở mức cao. Đòi hỏi chủ cửa hàng phải có nguồn vốn kinh doanh lớn, ít nhất 100 triệu trở lên.

– Khó có thể tiếp cận đối tượng khách hàng có sở thích khác với chủ đề đã xây dựng.

kinh doanh quán cafe

Sự hối hả của cuộc sống khiến con người ta phải sống nhanh, sống bận rộn. Nhu cầu thưởng thức những tách cà phê để tỉnh táo trong một ngày làm việc căng thẳng là có thật. Chính vì vậy, những quán cà phê takeaway ra đời để đáp ứng nhu cầu không hề nhỏ của đối tượng nhân viên văn phòng, công sở.

Ưu điểm:

– Phù hợp với những quán cà phê có diện tích hẹp, vốn đầu tư thấp (dưới 50 triệu).

– Xác định tương đối chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu cần phục vụ.

Nhược điểm:

– Với những quán cà phê có diện tích nhỏ hẹp, thiếu không gian để khách ngồi thư giãn, nghỉ ngơi.

– Mô hình kinh doanh cà phê này dần bão hòa, sự khác biệt trong các quán cà phê takeaway tương đối ít.

– Khó có khả năng mở rộng kinh doanh trong tương lai.

>>> Xem thêm: Bí quyết kinh doanh cafe take away thành công

kinh doanh quán cafe

Đây là mô hình kinh doanh cà phê dân dã, có thể tận dụng những thế mạnh sẵn có mà không đòi hỏi nguồn vốn lớn, không đòi hỏi mặt bằng kinh doanh rộng. Bạn chỉ cần diện tích cửa hàng trong khoảng 15 – 20 m2, mặt tiền rộng rãi, giáp với khu sông, hồ điều hòa là có thể mở quán cà phê vỉa hè của riêng mình.

Ưu điểm:

– Thích hợp với những chủ quán cà phê có nguồn vốn hạn hẹp (dưới 50 triệu đồng)

– Không gian dân dã, gần gũi, phù hợp mọi đối tượng khách hàng

– Tiết kiệm được nhiều khoản chi phí hoạt động, như chi phí nhân công, nội thất, bài trí, chi phí mặt bằng,…

Nhược điểm:

– Không có nhiều điểm đặc sắc so với các đối thủ cạnh tranh

– Khó mở rộng hoạt động kinh doanh

– Có thể gặp nhiều vấn đề về pháp lý, giấy phép kinh doanh,…

>>> Xem thêm: Chi phí mở quán cafe nhỏ cho người ít vốn

Kế hoạch kinh doanh cà phê thành công hay không, 1/3 phụ thuộc vào việc chọn được mặt bằng đẹp. Nếu chủ quan không cân nhắc kỹ, sự nghiệp của bạn thất bại là lẽ tất nhiên biết trước được.

Kinh nghiệm kinh doanh cà phê của nhiều người đi trước cho thấy, việc chọn địa điểm nhiều người qua lại như siêu thị, trung tâm thương mại lớn, trường học, khu công nghiệp…. luôn là lựa chọn khôn ngoan vì sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng gần đó.

Nhiệm vụ này không hề dễ hoàn thành. Bạn phải bỏ nhiều thời gian, công sức tìm kiếm chứ không thể hoàn thành ngay được. Hãy “ngắm” một vài chỗ rồi theo dõi xem lượng người qua lại có đông không, họ có nhu cầu nghỉ ngơi, uống café, có view đẹp để khách ngắm hay không, có chỗ đỗ xe thuận tiện hay không,…

Đừng coi thường những yếu tố đó mà hối không kịp nha, vì đó sẽ là nền tảng để bạn thành công sau này đấy.

kinh doanh quán cafe

Mở quán cà phê có cần đăng ký kinh doanh không? Tất nhiên là có rồi. Để quán có thể hoạt động như kế hoạc đã định, bạn phải tới phường, xã nơi bạn định mở để hoàn tất các thủ tục pháp lý, đó là xin giấy phép kinh doanh. Quán cà phê bình dân đóng thuế theo hình thức Hộ kinh doanh cá thể.

>>> Xem thêm: Mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không 

Một quán cà phê mới mở tùy vào quy mô mà xác định số lượng nhân viên cần thiết nhưng nên có một nhân viên pha chế, 1 nhân viên thu ngân kiêm phục vụ và một nhân viên chuyên phục vụ. Bạn có thể tham gia vào một trong các vị trí đó. Sau này khi quy mô quán cũng số lượng khách tăng lên bạn có thể tuyển thêm. Cách xác định phong cách đồ uống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến số lượng nhân viên. Ví dụ: bạn muốn kết hợp quán cà phê với quán đồ uống khác một nhân viên biết cách làm trà sữa và một số loại kem cũng vô cùng cần thiết. Nếu bạn đã từng học pha chế thì đây là một lợi thế rất tốt cho quán của bạn.

Tiếp đến là chuẩn bị nguyên liệu, đây là một khâu cực kì quan trọng. Bạn cần phải tìm được nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng, an toàn và ổn định thì quán của bạn mới có thể tồn tại và phát triển được.

mở quán cafe

Những gì bạn phục vụ trong thực đơn sẽ liên kết mọi thứ quán cà phê lại với nhau. Vì những thứ trong này chi phép bạn đáp ứng mong muốn và thỏa mãn nhu cầu của Khách hàng.Hãy thiết lập các mục trong menu một khách khoa học và bài bản. Ngoài ra, thiết kế 1 tập Menu thu hút. Tạo ấn tượng tốt cho Khách hàng trước khi họ sử dụng dịch vụ của bạn.

Đây là lý do vì sao nhiều quán cà phê, nhà hàng để 1 cuốn menu lớn trước cửa ra vào.

Ở thời buổi 4.0 thì Marketing cũng đã khác. Bất kỳ doanh nghiệp lớn – nhỏ, thậm chí là một quán cà phê bình thường cũng cần có những chiếc lược quảng cáo cho hiệu quả.

Bạn đầu tư vào gì nhất, quán bạn có gì đặc biệt, thu hút ở điểm gì nhất?…. Bạn phải đưa những điểm này đến với càng nhiều người càng tốt. Ban đầu, chúng ta cần 1 lượng khách nhất định. Còn sau đó, họ có trở lại hay không thì đó lại là một câu chuyện khác.

Thời gian đầu mới mở quán, đừng quá nôn nóng, hãy tận dụng các mối quan hệ thân thiết, các trang mạng xã hội, diễn đàn…. để giới thiệu cho quán. Ngay ngày khai trương, hãy mời người thân, bạn bè, đồng nghiệp…. tới ủng hộ. Sau đó họ sẽ giúp bạn giới thiệu bạn bè của họ tới quán bạn. Cứ như vậy, dần dà lượng khách biết và đến quán sẽ đông hơn, bạn sẽ có nhiều khách quen hơn.

Ý tưởng mở quán cà phê thời điểm này vẫn không hẳn là muộn, chỉ cần bạn tìm được chân lý kinh doanh đúng đắn và kiên định theo đuổi thì Hoc11.vn tin rằng các bạn sẽ thành công!

Nguồn: https://salekit.vn/blog/mo-quan-cafe-can-nhung-gi-nen-bat-dau-tu-dau-.html


Post Views:
1.883

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *