18 Công cụ SEO được SEODO dùng hiệu quả trên hơn 85 dự án SEO

SEO là quá trình mà chúng ta không thể thiếu những công cụ hỗ trợ. Bài viết này sẽ tổng hợp những công cụ SEO mà team mình đang dùng để các bạn có được những sự lựa chọn tốt nhất.

Để mọi người có được góc nhìn tốt nhất, mình sẽ chia công cụ thành những chức năng chính. Mình là người yêu thích những công cụ chuyên một chức năng, rất ít dùng những công cụ full stack.

1. Công cụ SEO cơ bản phải có

Dưới đây là một số công cụ mà cơ bản là chúng ta cần phải dùng nếu không muốn làm sâu về SEO. Còn những người làm SEO thì gần như những công cụ này sử dụng thường xuyên

1.1 Google Analytics

google analytics

Chức năng của công cụ này là theo dõi được traffic website. Về cơ bản là thế, còn chuyên sâu thì nó còn có thể kết hợp với nhiều công cụ khác để tracking event.

Link: https://analytics.google.com/analytics/web/

1.2 Google Search Console

google search console

Về cơ bản thì đây là công cụ cho biết hiệu suất của organic traffic. Ngoài ra những thông báo, những thông số kỹ thuật khác của Google Bot cũng sẽ có tại đây để chúng ta có thêm thông tin.

Link: https://search.google.com/search-console/about

1.3 SEO Quake

seo quake

Công cụ tối ưu onpage cơ bản. Nó là Addon được sử dụng cho nhiều trình duyệt như crome hay fire fox. Ưu điểm của nó là kiểm tra cực kì tiện lợi và nhanh chóng, ngoài ra bạn cũng có thể kiểm tra nhanh internal link, external link và mật độ từ khóa tại đây.

Link cho crome: https://chrome.google.com/webstore/detail/seoquake/akdgnmcogleenhbclghghlkkdndkjdjc?hl=en

1.4 Web Developer

web developer

Một add on trình duyệt khác mình đánh giá là có rất nhiều tính năng rất hay. Ưu điểm thì cũng như SEO Quake, khả năng kiểm tra rất nhanh.

Link: https://chrome.google.com/webstore/detail/web-developer/bfbameneiokkgbdmiekhjnmfkcnldhhm

1.5 Yoast SEO và Rank Math

yoast seo

Yoast SEO xứng đáng là huyền thoại để hỗ trợ viết chuẩn SEO cho các bạn content khi được yêu mến trong một thời gian dài. Gần đầy Rank Math đang nổi lên là đối thủ khá sừng sỏ với Yoast SEO. Mình đang sử dụng cả 2 plugin này và có đánh giá cao Yoast SEO hơn một ít vì tính dễ dùng và đơn giản của nó. Tất nhiên mình sử dụng Yoast SEO Premium để sử dụng được hết chức năng của Yoast SEO.

Link Yoast SEO: https://yoast.com/wordpress/plugins/seo/

Link Rank Math: https://wordpress.org/plugins/seo-by-rank-math/

1.6 Google Keyword Planner

Công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến nhất cho giới Digital Marketing, một phần vì đây là công cụ do Google phát minh. Tuy nhiên để đi vào chuyên sâu về nghiên cứu từ khóa trong SEO thì bạn sẽ cần sử dụng một số công cụ khác như ahref, keyword tool.io,…

Link: https://ads.google.com/home/tools/keyword-planner/

2. Ahref – Công cụ nghiên cứu offpage

ahref

Nếu là một người làm SEO chuyên sâu, chắc chắn bạn đã trải qua phần mềm ahref rồi đúng không

Ahref là công cụ có khá nhiều chức năng:

  • Phân tích backlink
  • Phân tích traffic và keyword
  • Nghiên cứu Content
  • Nghiên cứu từ khóa
  • Audit SEO

Nhưng mình chỉ sử dụng Ahref để phân tích offpage (backlink, anchor text, traffic), nghiên cứu từ khóa

Nếu bạn muốn phân tích offpage thì ahref gần như không thể thiếu.

Còn về nghiên cứu từ khóa, mình đánh giá nó còn cao hơn cả Google Keyword Planner khi dữ liệu từ khóa nhiều hơn, ngoài ra mình có thể lấy được bộ từ khóa của mọi website khác.

Link: https://ahrefs.com/

3. Website Auditor – Công cụ tối ưu Onsite và Onpage

website auditor

Một công cụ SEO nữa không thể thiếu với mình.

Chức năng chính của công cụ này là Audit Technical.  Website Auditor sẽ cho biết website của bạn đang xảy ra lỗi kỹ thuật nào, và đề xuất phương án sửa lỗi.

Một chức năng mà Website Auditor làm rất tốt là kiểm tra onpage của từng page/post

Chức năng này sẽ cho biết chúng ta tối ưu những yếu tố onpage như thế nào, tuyệt hơn nữa là nó có thể so sánh từng yếu tố đó với thị trường chung và từng đối thủ đang TOP hiện tại. Từ đó mình có thể đưa ra phương án tối ưu phù hợp hợp cho ngành nghề chúng ta.

Link: https://www.link-assistant.com/website-auditor/

4. Screaming Frog – Công cụ Audit Content

screaming frog seo

Screaming Frog mình sử dụng để Audit Content. Công cụ SEO này có thể connect được với Google Analytics, Google Search Console, Ahref để đưa ra những dữ liệu cần thiết, từ đó có phương án tối ưu content tốt hơn.

Ngoài ra công cụ này cũng có thể kiểm tra được technical website. Mình thường dùng Screaming Frog để kiểm tra thêm về technical chứ chức năng này mình vẫn sử dụng Website Auditor là chính.

Link: https://www.screamingfrog.co.uk/seo-spider/

5. Google Tag Manager – Công cụ Tracking Event

google tag manager

Đo lường hành vi người dùng và chuyển đổi là công việc mình rất yêu thích. Nói thẳng ra thì mình yêu thích tối ưu bằng đo lường.

Bạn có thể đo lường chuyển đổi, từ đó đưa ra phương án tối ưu bằng cách:

  • Tracking internal link
  • Tracking click
  • Tracking comment
  • Tracking cuộn trang
  • Tracking điền form

Nếu công cụ khác hỗ trợ trực tiếp SEO, thì đây là công cụ sẽ giúp cho website chúng ta có trải nghiệm tốt hơn với khách hàng, tối ưu chuyển đổi trực tiếp.

Google Tag Manager có thể kết hợp Google Analytics để làm được rất rất nhiều thứ mà ít ai ngờ tới đấy nhé.

Link: https://tagmanager.google.com/

6. Yandex Metrica – Công cụ Tracking Event

yandex metrica

Lại là một công cụ theo dõi hành vi người dùng nhưng chức năng hoàn toàn khác. Công cụ này có những chức năng:

  • Biểu đồ nhiệt (Click, rê chuột,…)
  • Quay lại video người dùng tương tác với page

Quá hay phải không!

Để thay thế công cụ này còn có công cụ khác cũng tốt không kém là hotjar, nhưng web có nhiều traffic quá thì sẽ cần trả phí để sử dụng được Hotjar.

Link: https://metrica.yandex.com/

7. Url Profiler

url profiler

Nghe tên công cụ là thấy về link rồi đúng không

Đây là công cụ quét link rất sâu, có những chức năng này mà mình thường xuyên dùng:

Quét backlink để Disavow. Nó có thể quét và nhận biết link chất lượng như thế nào, từ đó có đề xuất để mình có thể disavow.

Check những phần sau của link:

  • Trạng thái index hay chưa index
  • Trạng thái sống hay chết
  • Anchor Text cùng backlink

Và nhiều phần nữa, chỉ cần chúng ta có list backlink mà thôi. 

Team SEODO mình thường dùng nó để báo cáo backlink và audit backlink.

Link: https://urlprofiler.com/

8. Serprobot – Báo cáo từ khóa

serprobot

Công cụ báo cáo kết quả thứ hạng từ khóa mình cho là tốt nhất hiện nay. Một số ưu điểm của công cụ này so với công cụ khác là:

  • Báo cáo tự động hàng ngày
  • Cập nhật tùy biến tốt. Mình có thể tùy biến ranking theo local, thiết bị, …
  • Có biểu đồ tăng trưởng rõ ràng
  • Dữ liệu lịch sử luôn tồn tại
  • Mức độ chính xác khi tùy biến cực cao
  • Giá thành phải chăng

Hiện tại mình đang quản lí hàng chục dự án tại công cụ này. Một số công cụ cùng chức năng bạn có thể tham khảo: Spineditor, Lar,…

Link: https://www.serprobot.com/

9. Content Machine – công cụ cung ứng content

content machine

Đây là công cụ cào content nước ngoài mà mình sử dụng. Ưu điểm là content đa dạng và lấy content cực nhanh.

Tuy nhiên giá cả khá đắt.

Link: https://seocontentmachine.com/

10. Draw.io – Công cụ vẽ sơ đồ

draw

Chúng ta có thể sử dụng Draw để vẽ sơ đồ cấu trúc website, sơ đồ link đều rất hiệu quả

Đây là công cụ Free

Link: https://www.draw.io/

11. GT Metrix

gtmetrix

Mình sử dụng Gt Metrix để kiểm tra mức độ tối ưu tốc độ website. Ngoài ra mình cũng sử dụng Google Page Speed Insign để làm công việc này.

Link: https://gtmetrix.com/

12. Asana – Công cụ quản trị dự án SEO

asana

Nếu bạn nào đang là leader SEO thì ắt hẳn sẽ luôn đau đầu vì quản trị dự án SEO. Để thành công dự án SEO, ngoài chiến lược thì quản trị dự án đóng một vai trò cực quan trọng. Nhất là một khi dự án SEO nhiều thì công cụ quản trị dự án SEO lại trở nên cần thiết hơn.

Đối với công cụ quản trị dự án SEO, bạn có thể tham khảo sử dụng 1office, base. Đây là những công cụ quản trị dự án, quản lí công việc mình đánh giá rất tốt.

Link: https://asana.com/

13. Eliteindexer – Công cụ hỗ trợ index link

eliteindexer

Index backlink là một vấn đề được những người làm SEO rất quan tâm. Backlink chỉ có giá trị khi được Google index. EliteIndexer làm khá tốt công việc này, tỷ lệ thành công rơi vào 50-60%. Nếu có ngân sách tốt bạn có thể tham khảo công cụ Lar Index, một công cụ mà mình cũng có sử dụng để index những link có giá trị cao.

Link: https://elitelinkindexer.com/

Trên đây là những công cụ mà hiện tại SEODO đang sử dụng rất phố biến. Ngoài ra còn những công cụ SEODO có sử dụng nhưng tần suất không cao:

  • Woorank: Kiểm tra onpage
  • Google XML Sitemap: Tạo Sitemap cho WordPress
  • Schema Pro: Tạo schema cho website
  • Shortpixel: Plugin nén ảnh chất lượng cao
  • Wp-rocket: Plugin tối ưu website, tăng tốc độ load web cho website
  • Majestic SEO: Công cụ check backlink, kiểm tra TF, CF
  • Google Optimize: Công cụ Testing A/B
  • Elementor PRO: công cụ build page rất đẹp

Bỏ qua những tài liệu quá nhiều công cụ, mình đã chắt lọc ra những công cụ SEO ứng với những chức năng mà mình đang sử dụng. Bạn có thể tham khảo, tùy vào cách làm và ngân sách để bạn lựa chọn công cụ hợp lí.

Website: seodo.vn

Doãn Kiên / CEO-Founder SEODO

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *