Giá cả đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc kích thích khách hàng mua sản phẩm vì ai cũng đều chú ý đến giá đầu tiên, ai cũng muốn mua hàng với giá tốt nhất. Do đó, là một người bán, bạn cần phải biết cách định giá sản phẩm sao cho thật hợp lý và cạnh tranh để thu hút khách hàng. Chính vì thế, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn 2 nguyên tắc định giá vô cùng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Hãy cùng theo dõi nhé.
1. Định giá sản phẩm là gì?
Định giá sản phẩm là việc thiết lập giá bán cho sản phẩm hoặc dịch vụ đó nhằm tạo ra một mức giá hấp dẫn và cạnh tranh trên Shopee. Việc định giá sản phẩm được quyết định bởi 2 yếu tố Giá trị sản phẩm và Giá trị thương hiệu.
-
Giá trị sản phẩm là giá trị về mặt lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm. Ví dụ: Chất lượng dịch vụ, tính năng sản phẩm,…
-
Giá trị thương hiệu là giá trị về thông điệp sản phẩm mà một doanh nghiệp muốn mang lại cho khách hàng. Ví dụ: Slogan, màu sắc, hoạt động xã hội, quảng cáo,…
2. 2 nguyên tắc định giá sản phẩm trên Shopee
Nguyên tắc định giá theo phương pháp leo núi
Định giá theo phương pháp leo núi đề cập đến tất cả các mức giá khả thi trong một danh mục hàng nhất định, mỗi mức đại diện cho một giá trị khác nhau đối với một phân khúc khách hàng khác nhau.
Định giá sản phẩm theo nguyên tắc này sẽ có 2 phần:
– Theo chức năng của sản phẩm : Định giá sản phẩm theo chức năng là việc chọn sản phẩm kinh doanh dựa trên tiềm lực về chức năng của sản phẩm đó trên thị trường.
– Theo dòng sản phẩm: Định giá theo dòng sản phẩm là việc lên kế hoạch chọn sản phẩm kinh doanh dựa trên đặc tính của dòng sản phẩm đó đối với thị trường. Giá trị sản phẩm sẽ tăng dần theo mức độ đặc tính của dòng sản phẩm.
Nguyên tắc định giá theo góc nhìn tài chính
Định giá theo góc nhìn tài chính là việc tính toán giá bán dựa trên chi phí cố định, chi phí biến đổi và lợi nhuận kỳ vọng của người bán theo công thức sau:
Trong đó:
-
Chi phí cố định là các khoản chi phí không thay đổi tùy thuộc vào quy mô sản xuất hoặc mức doanh số. Ví dụ: Lương nhân viên, chi phí quảng cáo, chi phí lưu kho,….
-
Chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc doanh số. Ví dụ: chi phí sản phẩm, chi phí chương trình khuyến mãi, flash sale,…..
3. Cần lưu ý gì khi định giá sản phẩm
– Định giá càng cao thì đồng nghĩa với việc giá trị Sản phẩm/ Thương hiệu mang lại cho khách hàng phải thật sự tương xứng. Nếu không sẽ rất dễ dẫn đến việc mất uy tín thương hiệu hoặc doanh thu sẽ giảm.
– Định giá sản phẩm cần dựa vào nguồn lực doanh nghiệp, đối thủ và thị trường.
– Điểm định giá hoàn hảo giúp mang lại doanh thu cao nhất, sự hài lòng của khách hàng. Ví dụ: Với sản phẩm sữa bột trẻ em, các bà mẹ luôn suy nghĩ chất lượng tốt thì giá phải cao nằm khoảng 300k – 400k Nếu bạn định giá thấp hơn 300k thì họ nghĩ chất lượng thấp hoặc hàng giả.
Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thể xác định được một mức giá hợp lý cho sản phẩm của mình để thu hút khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và tăng doanh thu mạnh mẽ mà không bị lỗ vốn.
Nguồn: https://shopeeplus.com/blogs/2-nguyen-tac-dinh-gia-san-pham-ban-tren-shopee-de-khong-bi-lo.html