3 bước thực hiện chiến lược truyền thông hiệu quả

Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài, đòi hỏi nỗ lực to lớn và sự kiên trì của bạn.  Để xây dựng thương hiệu thành công, bạn cần phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp khác nhau.

Một chiến lược truyền thông hiệu quả giúp cho thương hiệu của bạn vươn xa hơn. Thực hiện chiến lược truyền thông không quá khó nếu bạn biết cách.

= >> Tham khảo thêm 5 bước để Starup một thương hiệu mới với Hoc11.vn

3 bước cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn hiện thực hóa chiến lược truyền thông thương hiệu của mình.

1. Nghiên cứu và phân tích

Khảo sát, đánh giá hiện trạng thương hiệu nhằm để xác định vấn đề và mục tiêu truyền thông. Kết quả của giai đoàn này sẽ là cơ sở triển khai các chiến lược cụ thể.

  • Xác định đối tượng truyền thông

Trước hết, chiến dịch truyền thông cần xác định đối tượng mục tiêu cần truyền thông tin. Đó có thể là những khách hàng quen thuộc, khách hàng tiềm năng, những người quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp. Đối tượng truyền thông có thể là những cá nhân hoặc một nhóm người nào đó.

Xác định đối tượng mục tiêu là căn cứ để xây dựng định hướng và các chiến lược truyền thông cụ thể. Các kênh truyền thông và thông điệp truyền thông cũng sẽ được thiết lập dựa trên những thông tin này.

Nghiên cứu thị trường để xác định đối tượng truyền thông.
Nghiên cứu thị trường để xác định đối tượng truyền thông.
  • Xác định mục tiêu truyền thông

Thực hiện chiến dịch truyền thông là khi doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu nào đó. Bạn cần phải xác định, thực hiện chiến dịch truyền thông này bạn muốn đạt được điều gì. Đó có thể là phản ứng nhận thức, cảm thụ hay hành vi của người tiêu dùng đối với thương hiệu của bạn.

Một chiến dịch truyền thông cần phải đạt được 2 mục tiêu là thay đổi nhận thức và hành vi khách hàng. Chiến lược truyền thông tăng cường hình hình ảnh thương hiệu vào trong tâm trí khách hàng, hoặc thay đổi thái độ của họ. Và mục đích cuối cùng là thúc đẩy người tiêu dùng đến chỗ hành động.

2. Đề xuất chiến lược truyền thông

Sau khi đã tìm hiểu rõ thực trạng thương hiệu, tiếp theo là giai đoạn đưa ra các định hướng chiến lược truyền thông cụ thể.

  • Thiết kế thông điệp

Truyền thông chính là truyền tải thông điệp đến đối tượng mục tiêu. Bạn cần thiết kế một thông điệp có hiệu quả. Một thông điệp truyền thông hiệu quả phải đáp ứng được 4 tiêu chí theo mô hình AIDA: phải gây được sự chú ý (attention), tạo được sự quan tâm (interest), khơi dậy được mong muốn (desire) và thúc đẩy được hành động (action).

Xây dựng thông điệp là một quá trình giải quyết 4 vấn đề: nói cái gì (nội dung thông điệp), nói thế nào cho hợp lý (cấu trúc thông điệp), nói thế nào cho diễn cảm (hình thức thông điệp) và ai nói cho có tính thuyết phục (nguồn thông điệp).

Chiến lược truyền thông được xây dựng dựa trên thực trạng thương hiệu.
Chiến lược truyền thông được xây dựng dựa trên thực trạng thương hiệu.
  • Chọn lựa phương tiện truyền thông

Một nội dung hay và hấp dẫn cần phải được truyền tải qua kênh truyền thông phù hợp. Có 2 loại kênh truyền thông để các marketer lựa chọn: kênh trực tiếp và kênh gián tiếp.

Kênh truyền thông Thương hiệu trực tiếp là cách thức thông điệp được truyền tải thông qua giao tiếp giữa 2 hay nhiều người. Các hình thức giao tiếp có thể là trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua thư từ trên cơ sở giao tiếp cá nhân.

Kênh truyền thông trực tiếp có thể chia nhỏ thành các kênh: giới thiệu, chuyên viên và xã hội. Kênh giới thiệu là cách thức nhân viên bán hàng của doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với người mua trên thị trường mục tiêu. Kênh chuyên viên là phương thức những chuyên viên độc lập phát biểu ý kiến của mình với khách hàng mục tiêu. Kênh xã hội được thực hiện thông qua giao tiếp những các thành viên trong gia đình, bạn bè, người thân và những người xung quanh.

Kênh truyền thông gián tiếp truyền tải thông điệp đến đối tượng mục tiêu mà không cần tiếp xúc hay giao tiếp trực tiếp. Truyền thông gián tiếp bao gồm các phương tiện truyền thông đại chúng, bầu không khí và các sự kiện.

Các phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm các hình thức ấn phẩm (thư trực tiếp, báo và tạp chí), truyền thông quảng bá (truyền thanh, truyền hình), truyền thông điện tử (băng ghi âm và ghi hình, đĩa ghi hình), truyền thông trực tuyến (internet) và những phương tiện trưng bày (pa nô, bảng hiệu, áp phích).

Bầu không khí hoặc sự kiện là những kênh truyền thông được tạo ra có chủ ý nhằm thúc đẩy cảm nhận và hành vi của người tiêu dùng.

3. Đề xuất thời gian và nguồn lực thực hiện

Lựa chọn thời điểm và phân bổ nguồn lực hợp lý có tác động quan trọng đến hiệu quả của chiến dịch truyền thông.

Thời gian của chiến dịch truyền thông phụ thuộc vào mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp. Thời điểm thực hiện chiến dịch tùy theo nhu cầu của mỗi mùa hay gắn liền với một sự kiện đang được chú ý trong khoảng thời gian nhất định.

Có loại thời điểm để doanh nghiệp lựa chọn thực hiện chiến dịch truyền thông.

  • Truyền thông theo nhu cầu sản phẩm

Thời điểm thực hiện chiến dịch truyền thông dựa theo nhu cầu sản phẩm. Một số điểm bạn cần lưu tâm khi lựa chọn thời điểm theo sản phẩm như: vòng đời sản phẩm, ngày tháng phát hành, sản phẩm tương tự trong quá khứ, những thành công và thất bại của dòng sản phẩm đó. Ví dụ như, thực hiện truyền thông cho một sản phẩm mới sắp ra mắt thị trường.

Lựa chọn thời điểm phù hợp để chiến dịch truyền thông đạt hiệu quả nhất.
Lựa chọn thời điểm phù hợp để chiến dịch truyền thông đạt hiệu quả nhất.
  • Truyền thông theo mùa

Thực hiện chiến dịch truyền thông theo mùa gắn kết với các thời điểm quan trọng trong năm. Ví dụ như các dịp giáng sinh, cuối năm, đầu năm, tết dương lịch, âm lịch, lễ tình nhân, hallowen, kỳ nghỉ hè, … Hoặc vào các ngày lễ lớn, dịp kỷ niệm, các lễ hội như: ngày 8/3, 30/4, 20/10, giỗ tổ Hùng Vương, chùa Hương…

Truyền thông theo sự kiện được thực hiện nhân một sự kiện thu hút được sự chú ý của khách hàng và giới truyền thông. Đây còn được xem là hành động “ăn theo” sự kiện. Mặc dù bộc phát nhưng thường đem lại kết quả vượt kỳ vọng.

  • Truyền thông theo sự kiện

Các hình thức truyền thông theo sự kiện có thể là chương trình khuyến mãi, quảng cáo hoặc tài trợ hướng đến sự kiện đó. Các sự kiện thường được các marketer lựa chọn làm truyền thông như các sự kiện truyền thông lớn, sản phẩm nghệ thuật đang hot, một trào lưu xã hội đang được chú ý….Ví dụ như, chiến thắng bất ngờ giành ngôi á quân của U23 Việt Nam, vô địch AFF Cup của bóng đá nam Việt Nam, phong trào me too, hay trào lưu 10 năm nhìn lại đang hot trên facebook hiện nay…

Với mỗi giai đoạn trong thực hiện chiến dịch truyền thông đều rất quan trọng. Bạn cần phải hiểu sâu sắc về chính thương hiệu của mình và am hiểu tường tận thị trường. Tuy nhiên, trước khi thực hiện truyền thông thương hiệu bạn cần đảm bảo thiết kế được một hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả. Đó là nền tảng quan trọng để bạn thực hiện các chiến lược phát triển thương hiệu thành công. Tìm đến các chuyên gia để được tư vấn và giúp đỡ luôn là một lời khuyên hữu ích đối với các doanh nghiệp.

Truyền thông thương hiệu tốt đồng nghĩa với việc giao tiếp của doanh nghiệp và người tiêu dùng tốt!

Nguồn: Sao kim

Chuyên gia hàng đầu về thiết kế Thương hiệu

Xem thêm những bài viết chất lượng khác:

  • 5 Mẹo thiết kế logo chủ doanh nghiệp nhỏ cần biết
  • Kinh nghiệm thiết kế logo cho doanh nghiệp bất động sản

Nguồn: https://www.saokim.com.vn/blog/truyen-thong-thuong-hieu/3-buoc-thuc-hien-chien-luoc-truyen-thong-hieu-qua/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *