Với thời đại 4.0 như ngày này thì không ai không biết đến Shopee – một trang bán hàng điện tử đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2015. Shopee đã có mặt tại 7 quốc gia gồm có: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Philippines và Đài Loan. Từ khi có mặt tại Việt Nam, Shopee đã chứng tỏ mình là một đối thủ đáng gờm khi so với các đàn anh” đã có mặt trước tại Việt Nam như Lazada, Tiki.. Vậy nên, những điều cần biết sẽ được Bota giải đáp sau đây.
1. Những lưu ý khi bán hàng trên Shopee
Đối với một người mới bán hàng, bạn cần vào trang Shopee để có thể đăng ký và làm theo hướng dẫn Shopee để có thể tạo riêng cho mình, từ đó có thể đăng sản phẩm lên và bán. Ta có thể thấy cách lập tài khoản bán hàng trên Shopee không hề khó nhưng tuy nhiên có những lưu không phải ai cũng để ý và rất dễ bị “dính phải” khi bán hàng trên Shopee.
Có những quy định đăng bán trên Shopee, người bán nên cẩn thận để sản phẩm không bị xoá trên hệ thống và người bán có thể nhận điểm phạt theo hình phạt Sao quả tạ. Có nhiều nhà bán lẻ đã bị đóng băng tài khoản khi vi phạm nhiều lần. Có 4 quy định khi đăng bán như sau:
– Nhà bán lẻ đăng một sản phẩm nhưng đăng nhiều lần từ đó sẽ bị trùng lặp sản phẩm
– Đăng giá ảo với sản phẩm ví dụ như: giá có thể quá thấp hoặc quá cao
– Đặt từ khóa không liên quan với sản phẩm đăng bán
– Thông tin sản phẩm không chính xác
Vậy đối với những nhà bán lẻ để có thể trở thành shop được yêu thích và bán hàng hiệu quả thì dưới đây là những lưu ý dưới đây cùng Bota nhé.
– Nhà bán lẻ nên có tên thương hiệu riêng không bị trùng với người khác. Nếu đã có tài khoản trên Facebook, Instagram thì nhà bán lẻ nên lấy cùng tên đặt trên Shopee để có thể thuận tiện hơn cho khách hàng dễ nhớ hơn. Hơn nữa, nhà bán lẻ nên có những tên riêng và tiêu đề nhận diện như “chuyên bán …” không chỉ cho khách hàng dễ nhớ hơn mà sẽ có thêm có những khách hàng mới và từ đó có nhiều lượt yêu thích từ khách hàng.
– Nhà bán lẻ nên online thường xuyên vì sẽ có những lợi ích như: tăng tỉ lệ chốt đơn thành công hơn, tăng phần trăm trả lời khách hàng trên trang chủ của shop và hơn thế nữa là trả lời giải đáp cho khách hàng để có thể giảm tình trạng hoàn đơn.
– Nhà bán lẻ nên tham gia vào các chương trình Flash Sale của Shopee. Chương trình này giúp người mua dễ dàng tiếp cận với những sản phẩm có giá tốt nhất. Có 3 khung giờ 0h, 12h và 18h chương trình sẽ diễn ra. Tham gia chương trình, các nhà bán lẻ sẽ có nhiều lượt tiếp cận với người mua và tăng lượt theo dõi trên Shopee.
– Nhà bán lẻ nên khuyến khích khách hàng đánh giá 5* sau khi mua hàng vì thế không chỉ tăng sự uy tín cho khách hàng mà có thể tăng tỉ lệ thành công chốt đơn cho khách hàng mới sau khi họ xem được review của những người mua trước.
2. Nhà bán lẻ nên làm gì khi huỷ đơn hàng trên Shopee
Để cải thiện tính chuyên nghiệp của nhà bán lẻ, Shopee đã cài chức năng Sao Quả Tạ. Với chức năng này, Shopee sẽ quản lý triệt để những nhà bán lẻ có ý định giảm giá liên tiếp để được lên top tìm kiếm nhưng đến khi khách hàng đặt thì có những ví dụ như: hết hàng không có hàng bán hay hàng đến tay khách hàng thì khác với hình ảnh trên Shopee. Vì thế Shopee đã cài chức năng này sẽ khiến cho các nhà bán lẻ trên Shopee cạnh tranh lành mạnh nhất và cũng như có thưởng phạt rõ ràng.
Không những thế sẽ có những trường hợp như hết hàng bán, nhà bán lẻ nên nói rõ ràng với khách hàng tránh những lý do để không khiến bị cảm tình giữa hai bên. Nhà bán lẻ nên nói với khách hàng huỷ đơn hộ để tránh hệ thống Shopee thêm điểm vào chức năng Sao quả tạ. Nếu muốn bán hàng hiệu quả trên Shopee nhà bán lẻ nên quản lý kho để tránh những trường hợp trên.
3. Cách xử lý đơn hàng Shopee
Sau khi khách hàng đặt sản phẩm trên Shopee, dưới đây là 6 bước sẽ giúp các nhà bán lẻ xử lý đơn hàng.
Cách xử lý đơn hàng trên Shopee
Bước 1: Shopee xác nhận đơn hàng và kiểm tra đơn hàng trong mục “Chờ lấy hàng”. Hãy ấn vào chữ “Chờ lấy hàng”
Bước 2: “Chuẩn bị hàng” sẽ được hiện lên và hãy ấn vào đó. Hãy nhanh chóng chuẩn bị hàng trong vòng 2 ngày nếu không sẽ bị +1 điểm vào chức năng Sao Quả Tạ. Tiếp theo, trên màn hình sẽ hiện lên những thông tin cần điền của nhà bán lẻ như địa chỉ và số điện thoại vậy nên hãy điền cẩn thận. Sau đó, sẽ có 2 hình thức gửi hàng: mang ra bưu cục gửi hoặc nhân viên bưu cục đến lấy hàng vì thế tuỳ theo quy mô nhà bán lẻ chọn hình thức phù hợp cho họ. Hãy ấn vào 1 trong 2 lựa chọn và sau đó sẽ có mã vận đơn của đơn hàng và các bạn nên ghi mã vận đơn lên bao hàng để tránh bị thất lạc hàng nếu bạn không in phiếu giao hàng. Nếu có máy in hãy in lên và dán lên bao hàng.
Bước 3: Giao hàng cho đơn vị vận chuyển nếu bạn đến bưu cục hoặc bạn có thể đợi nhân viên bưu cục đến lấy bao hàng. Sau khi giao xong, sẽ có hành trình giao hàng trên Shopee bạn sẽ được cập nhật liên tục.
4. Cách bán hàng trên Shopee
- Thiết lập thông tin của shop
– Sau khi vào trang chủ, hãy nhấp vào “Đăng ký”
– Nhà bán lẻ cần nhập thông tin, số điện thoại và email
– Nhấp vào “kênh người bán” để hoàn thành thông tin của shop: tên shop, hình ảnh của shop và mô tả shop.
- Tạo mặt hàng đầu tiên cho Shop
Nhà bán lẻ nên cần biết rõ những quy định của Shopee vì vậy hãy truy cập vào trang web của Shopee nắm rõ và không vi phạm.
– Ấn “Kênh Người Bán” – mục “Thêm Sản phẩm”
– Hãy điền các thông tin sản phẩm như: Tên, Mô tả, Danh mục, Thương hiệu (nếu có)…
– Hãy tải lên các hình ảnh sản phẩm có chất lượng hình ảnh và độ phân giải cao
– Hãy thiết lập phần vận chuyển của sản phẩm (sau khi đã đóng gói): Khối lượng, kích thước và đơn vị vận chuyển cho sản phẩm…
Tuy nhiên, khối lượng và kích thước sẽ có những quy định khác nhau so với từng đơn vị vận chuyển vậy nên hãy tìm hiểu thật kỹ để thiết lập cho sản phẩm nhé
5. Cách in phiếu bán hàng cho đơn Shopee
Sau khi đã xác nhận đơn hàng, đã có mã vận đơn thì nhà bán lẻ chỉ cần in phiếu đơn hàng để dán lên kiện hàng để tránh bị thất lạc. Dưới đây là hình ảnh phiếu đơn hàng mẫu:
Phiếu giao hàng mẫu của Shopee
Hi vọng những kiến thức trên mà Bota chia sẻ với các nhà bán lẻ trên Shopee sẽ hữu ích. Hơn nữa, trên trang chủ của Bota có giới thiệu phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp các nhà bán lẻ thuận tiện hơn trong công việc như quản lý phần mềm trên sàn, đồng bộ đơn hàng, lưu trữ thông tin khách hàng, quản lý đơn gửi theo biên bản, quản lý đối soát , và báo cáo kênh bán.
Nguồn: https://bota.vn/4-cach-ban-hang-hieu-qua-tren-shopee-ma-ai-cung-can-biet-khi-moi-bat-dau/
- Vừa ngủ vừa ôm gối – thói quen mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ
- Top 27 ( Công Cụ Seo ) Tool Seo Miễn Phí Tốt Nhất Năm 2020
- [CASE STUDY] Tôi đã tăng 600% traffic cho website trong 24 tháng như thế nào?
- Kinh doanh B2B là gì? Đâu là xu thế truyền thông B2B trong năm 2020?
- Các chủ đề thịnh hành nhất năm 2021