4 sự thật nhà tuyển dụng muốn nghe từ ứng viên

Thông thường mỗi lần đi xin việc, sau khi vượt qua vòng nộp CV, bạn sẽ nhận được một lời mời phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng, Đối với những người mới đi làm, buổi phỏng vấn nghe có vẻ rất đáng sợ, tuy nhiên, chỉ cần chuẩn bị kỹ lưỡng chắc chắn bạn sẽ vượt qua nỗi sợ một cách dễ dàng. Hôm nay, Tuha muốn chia sẻ với các bạn một vài câu hỏi thường gặp và câu trả lời hầu hết mọi nhà tuyển dụng đều muốn nghe.

 

Giới thiệu bản thân và kinh nghiệm làm việc

90% mọi người sẽ giới thiệu tên, tuổi, quê quán, sở thích cá nhân. Tuy nhiên, đây không phải thứ nhà tuyển dụng muốn nghe ! Bởi vì chắc chắn họ đã xem qua CV và nắm được những thông tin này trước khi mời bạn đến phỏng vấn trực tiếp tại văn phòng. Để trở thành 10% khác biệt còn lại, hãy nói thật ngắn gọn, bắt đầu với việc giới thiệu bản thân đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm, đã từng làm ở những công ty nào, đảm nhận chức vụ gì ở mỗi công ty, những kỹ năng đang có hiện tại, điểm mạnh và điểm yếu.

Thật ra, nhà tuyển dụng chỉ muốn biết cách bạn diễn đạt, trình bày một vấn đề để xem lối tư duy của bạn ra sao, chứ thực sự họ không muốn bạn giới thiệu về tên, tuổi, quê quán.. những thứ có thể đọc được trong CV.

 
Bạn hiểu thế nào về công việc mình ứng tuyển ?

Xin được phép nhấn mạnh, tất cả mọi nhà tuyển dụng đều sẽ hỏi bạn câu này ! Để trả lời được câu này, bạn cần đọc thật kỹ bản mô tả công việc, tìm hiểu thật kỹ trước về mô hình, cách thức hoạt động, những thực trạng của công ty nơi bạn sắp làm việc. Sau khi đã nắm được những thông tin cần thiết, bạn có thể tham khảo một số cách trả lời như sau:

       – Theo tìm hiểu, tôi được biết mình sẽ phải nhận những trách nhiệm này… khi nhận việc

       – Đối với kinh nghiệm của mình, tôi thấy dễ nhất là.. khó nhất là..

Tại sao lại nghỉ việc ở công ty cũ ?

Thông thường, trong CV xin việc sẽ có mục những nơi từng làm việc và công việc gần nhất. Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ muốn biết vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ. Một vài câu trả lời thường gặp là: Do thu nhập không đủ, do môi trường không phù hợp, do bản thân muốn thay đổi để phát triển năng lực chuyên môn hơn. Khi gặp câu hỏi này, khuyên bạn nên trả lời đúng với những gì bản thân đã trải qua, vì thực tế bạn trả lời thế nào không quan trọng, quan trọng là câu tiếp theo nhà tuyển dụng sẽ hỏi. Ví dụ nếu bạn trả lời do mức thu nhập không đủ nên nghỉ, chắc chắn họ sẽ hỏi ‘’Thế nếu ở đây cũng không đáp ứng được mức thu nhập bạn muốn thì sao ?’’.

Vấn đề ở đây là bạn phải định hình và trả lời câu hỏi tiếp theo của nhà tuyển dụng, vậy nên khi gặp câu hỏi ‘’Tại sao nghỉ việc ở công ty cũ ?’’, Tuha khuyên bạn nên chuẩn bị sẵn phương án cho trường hợp họ sẽ gì tiếp theo, và quan trọng nhất phải trung thực. Việc rõ ràng, thật thà ngày từ đầu sẽ giúp bạn có đủ bình tĩnh để ứng biến khi gặp câu hỏi tiếp theo.

Bạn mong muốn thu nhập thế nào ?

Ứng viên khi gặp câu hỏi này thường bị ngại, tự ti về bản thân nên sẽ không thể đưa ra một mức thu nhập cụ thể, hoặc một con số không đúng với kỳ vọng. Thực ra, nhà tuyển dụng rất muốn ứng viên có thể đưa ra mức lương đúng nhất với năng lực bản thân. Đừng lo về việc nếu bạn đưa ra mức lương quá cao nhà tuyển dụng sẽ từ chối nhận bạn. Hãy thoải mái đưa ra mức lương bạn mong muốn bởi vì vẫn sẽ còn một lần đàm nữa phán nếu nhà tuyển dụng cảm thấy bạn phù hợp với vị trí công ty đang tuyển.

Trên đây là một vài câu hỏi rất phổ biến khi đi phỏng vấn xin việc ở bất kỳ đâu. Sau cùng, ở góc nhìn nhà tuyển dụng, họ không thực sự muốn nghe câu trả lời mà chỉ đang muốn chứng kiến quan điểm cá nhân, cách bạn tiếp nhận thông tin, lối tư duy và cách bạn giải quyết vấn đề mà thôi. Vậy nên, Tuha khuyên bạn trước mỗi buổi phỏng vấn, hãy tìm hiểu về công việc và công ty, chuẩn bị thật kỹ về tác phong và quan trọng nhất là đừng bao giờ đến muộn.

Nguồn: https://tuha.vn/bai-viet/kinh-nghiem-kinh-doanh/4-su-that-nha-tuyen-dung-muon-nghe-tu-ung-vien/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *