Tất cả các doanh nghiệp đều biết rằng, marketing đóng một vai trò quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp, với mục tiêu là sự hài lòng của khách hàng, chất lượng và giá trị của người tiêu dùng.
Và 4P trong marketing được đánh giá là công cụ phổ biến nhất giúp các Marketers tìm đúng kênh phân phối, xác định được nhu cầu, mong muốn và thị hiếu của nhóm khách hàng mục tiêu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu 4P trong marketing là gì và ý nghĩa của từng yếu tố.
4P trong marketing là gì?
4P trong marketing hay còn gọi là marketing mix – một thuật ngữ đặt ra bởi Neil Borden, là các hành động hoặc chiến thuật kết hợp lại nhằm nắm bắt và quảng bá những điểm độc đáo của một thương hiệu hoặc sản phẩm, khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Những ý tưởng đằng sau mô hình của Borden đã được cải tiến qua nhiều năm, cho đến khi E. Jerome McCarthy giảm chúng còn 4 yếu tố được gọi là “4P.” Các công ty SEO marketing, công ty xây dựng thương hiệu và công ty thiết kế web trên toàn thế giới đều ưa chuộng sử dụng công cụ kinh doanh này.
Những ý tưởng đằng sau mô hình của Borden đã được cải tiến qua nhiều năm, cho đến khi E. Jerome McCarthy giảm chúng còn 4 yếu tố được gọi là “4P.” Các công ty SEO marketing, công ty xây dựng thương hiệu và công ty thiết kế web trên toàn thế giới đều ưa chuộng sử dụng công cụ kinh doanh này.
Các yếu tố của 4P trong Marketing
- Sản phẩm: Yếu tố đầu tiên của 4P trong marketing là sản phẩm. Sản phẩm có thể là hàng hóa hữu hình hoặc dịch vụ vô hình đáp ứng nhu cầu hoặc mong muốn của người tiêu dùng. Dù là kinh doanh pallet tùy chỉnh và các sản phẩm gỗ hay cung cấp chỗ ở sang trọng, bạn đều phải nắm rõ chính xác sản phẩm của bạn là gì và điều gì làm cho nó trở nên độc đáo trước khi bạn có thể bán thành công.
- Giá cả: Một khi có sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, bạn có thể bắt đầu đưa ra quyết định về giá. Chi phí khách hàng bỏ ra (giá sản phẩm) để sở hữu sản phẩm hay sử dụng dịch vụ bao gồm thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm xúc của khách hàng đối với sản phẩm. Việc định giá trở nên vô cùng quan trọng và đầy thách thức khi môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Nếu giá sản phẩm quá thấp, doanh nghiệp sẽ phải tập trung bán số lượng lớn hơn để có lợi nhuận. Nếu mức giá quá cao, khách hàng sẽ chuyển hướng sang sản phẩm đối thủ cạnh tranh. Yếu tố này sẽ tác động đến lợi nhuận, cung, cầu và chiến lược tiếp thị. Dựa trên các mức giá khác nhau mà các thương hiệu có những vị thế khác nhau trên thị trường, khi các cân nhắc về độ co giãn của giá có thể ảnh hưởng đến hai “P” tiếp theo.
- Xúc tiến thương mại: là tất cả các hoạt động quảng bá nhằm đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp được nhiều người biết đến. Từ ấn tượng tốt về sản phẩm hay dịch vụ, khách hàng sẽ dễ dàng tiến hành thực hiện giao dịch mua bán thật sự hơn, gia tăng tỉ lệ chuyển đổi với khách hàng tiềm năng. Các hoạt động này gồm quảng cáo trên công cụ tìm kiếm google ads, quan hệ công chúng, tiếp thị truyền thông xã hội, tiếp thị qua email, tiếp thị video và nhiều hơn nữa. Và bạn cần quan tâm những vấn đề như sau: Có thể truyền thông điệp marketing của mình đến thị trường mục tiêu khi nào và ở đâu? Bạn sẽ tiếp cận khách hàng bằng hình thức nào? Đối thủ cạnh tranh đã sử dụng các biện pháp gì?,…
- Phân phối: là nơi trao đổi mua bán, trưng bày, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ. Kênh phân phối có thể là các cửa hàng vật lý hay các trang thương mại điện tử trên internet. Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch marketing nào. Thường thì bạn sẽ nghe các marketers nói rằng tiếp thị là đặt đúng sản phẩm, đúng giá, đúng nơi, đúng thời điểm. Cho nên, bạn cần tìm ra các vị trí lý tưởng để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế.
Làm thế nào để ứng dụng 4P trong Marketing hiệu quả?
Hoc11.vn đã phát triển một quy trình marketing chuyên dụng, kết hợp 4P thông qua một loạt các câu hỏi giúp xác định chiến lược marketing riêng cho mỗi thương hiệu.
Bước 1: Xác định đề xuất bán hàng độc đáo
Việc đầu tiên của quy trình này là xác định sản phẩm cung cấp những gì, các tính năng và lợi ích chính của sản phẩm và liệu chúng có giúp đảm bảo doanh số hay không.
Bước 2: Tìm hiểu người tiêu dùng
Tiếp đến, doanh nghiệp cần hiểu người tiêu dùng thông qua khảo sát khách hàng hoặc các nhóm tập trung. Khách hàng là ai? Họ cần gì? Giá trị của sản phẩm đối với họ là gì? Sự hiểu biết này sẽ đảm bảo cho việc cung cấp sản phẩm có liên quan và nhắm mục tiêu của doanh nghiệp có hiệu quả.
Bước 3: Tìm hiểu về thị trường
Bước tiếp theo là nắm rõ mức độ cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp nên xem xét về giá cả và lợi ích liên quan như giảm giá, bảo hành và hậu mãi, Từ đó, so sánh giá trị chủ quan của sản phẩm với chi phí phân phối sản xuất sẽ giúp thiết lập một mức giá thực tế.
Bước 4: Đánh giá các vị trí
Lúc này, doanh nghiệp sẽ cân nhắc về các địa điểm để xem khách hàng có khả năng mua hàng ở đâu và chi phí liên quan đến việc sử dụng kênh này là gì. Cung ứng sản phẩm cho một thị trường, khu vực cụ thể, thích hợp sẽ mang lại hiệu suất kinh doanh cao hơn.
Bước 5: Phát triển chiến lược truyền thông
Dựa trên đối tượng xác định và các chi phí đã thiết lập, doanh nghiệp có thể xúc tiến chiến lược truyền thông vào giai đoạn này. Bất kỳ phương thức quảng cáo hoàn thiện nào cũng đều phải thu hút khách hàng tiềm năng, đảm bảo nêu rõ và làm nổi bật các tính năng cũng như lợi ích chính của sản phẩm.
Bước 6: Kiểm tra chéo Marketing Mix
Cuối cùng là kiểm tra lại xem tất cả các yếu tố và kế hoạch liên quan đã hợp lý chưa. Bạn chỉ có thể hoàn thành một kế hoạch marketing khi đã chắc chắn rằng liên kết chặt chẽ tất cả bốn yếu tố.
Dưới đây là một vài câu hỏi cụ thể Hoc11.vn sử dụng cho quy trình:
- Người tiêu dùng muốn gì từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
- Làm thế nào để sản phẩm của bạn đáp ứng những nhu cầu đó?
- Nơi nào người mua tiềm năng tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể của bạn?
- Làm thế nào để bạn khác biệt với các đối thủ cạnh tranh?
- Giá trị cảm nhận của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì?
- Hiện tại bạn có những tương tác nào với khách hàng tiềm năng?
- Chiết khấu như thế nào cho những khách hàng thương mại, hay cho từng phân khúc khách hàng cụ thể?
Lời kết
Là một digital marketing agency chuyên nghiệp và nhiệt huyết, Hoc11.vn hy vọng có thể chia sẻ một số kiến thức mang lại cho bạn cái nhìn sâu sắc về tầm quan trọng của 4P trong marketing đối với thành công của thương hiệu. Xác định rõ sản phẩm, giá cả, địa điểm và thời gian là việc thiết yếu khi phát triển chiến lược marketing cho bất kỳ sản phẩm nào. Dù là một công ty mới thành lập hay một doanh nghiệp đang phát triển đều phải cân bằng, phối hợp bốn yếu tố này một cách chặt chẽ để định vị sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trường.
Nguồn: https://www.primal.com.vn/vi/marketing/4p-trong-marketing-la-gi-cach-lam-marketing-mix-hieu-qua/
- Vương Não Khang hỗ trợ điều trị chứng tự kỷ
- Vai trò của vitamin và khoáng chất trong việc nâng cao miễn dịch
- Tăng tỉ lệ chuyển đổi với lượng truy cập tự nhiên cho gian hàng shopee
- Ngành bán lẻ mỹ phẩm: bán hàng online hay cửa hàng truyền thống (P1: cửa hàng truyền thống)
- Cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh đơn giản nhất (phần 1)