5 Bài học từ câu chuyện kinh doanh của ứng dụng WeFit:

Thành lập năm 2016, mô hình cốt lõi của WeFit là phát triển một ứng dụng chia sẻ phòng tập các môn thể thao, thể hình, chăm sóc sắc đẹp. Người dùng sẽ mua gói thành viên kỳ hạn một tháng đến 2 năm để được dùng dịch vụ của tất cả các phòng tập, cơ sở trong danh sách đối tác của WeFit với khẩu hiệu “luyện tập mọi lúc mọi nơi”. Trong khi đó, các hệ thống phòng tập cũng có thêm kênh khách hàng vãng lại, và tối ưu hóa các khung giờ vắng khách mà không tốn thêm chi phí. 

Lúc ấy, WeFit mới ra đời. Ông Tuấn Hà, CEO Vinalink, một chuyên gia về tiếp thị, tư vấn chiến lược truyền thông, cho rằng WeFit học ClassPass với hình thức đóng một khoản phí thành viên và khách được tập không giới hạn. “Họ có thể thấy sai lầm của ClassPass nhưng không rút kinh nghiệm từ sớm hoặc nghĩ rằng sẽ tránh được ở thị trường Việt Nam”, ông Tuấn Hà nói.

Vì sao WeFit thất bại? WeFit mang lại cho chúng ta bài học gì?
1. Thiết lập giá thành ko đúng?
– Mở rộng bằng mọi giá, WeFit bán dưới giá thành, thu tiền về thấp hơn nhưng lại trả tiền cao hơn cho các phòng tập, như vậy có thể tăng được lượng người dùng và tạo ra được giá trị. Nhưng đặc điểm của KT chia sẻ ở VN còn rất đặc thù khi mà mức độ trục lợi và sự trung thành của KH còn rất thấp. CEO của WeFit nói:” những lỗ hổng trong mô hình tập luyện ko giới hạn như: rất nhiều booking ảo, nhiều người dùng chung một tài khoản, có những tài khoản tập đến 200 lần/1 tháng.” Có nhiều tháng khoản tiền WeFit thu về thấp hơn rất nhiều với tiền trả cho các phòng tập.
2. Chọn nhà đầu tư không phù hợp?
– Không chỉ WeFit mà trường hợp của THEKAfe và thất bại của món Huế cũng là một ví dụ.
Phần lớn các nhà đầu tư mang tính đầu tư tài chính nhiều hơn, đôi khi giá trị đầu tư ko chỉ đơn giản để start up sống sót, mà đầu tư để cho start-up “chết” yểu. Nhiều quỹ đầu tư theo đúng nghĩa đen là nhà đầu tư cá mập, mục tiêu thâu tóm chứ không có mục tiêu đồng hành. Tham gia để kiếm lời ngắn hạn, kiếm quyền kiểm soát & bán công ty chứ không hướng tới dài hạn.
– Ko chọn đúng nhà đầu tư sẽ dẫn đến cơ chế quản trị công ty về sau. Khi mối quan hệ giữa nhà đầu tư và các Founder có thể sẽ không cân bằng.
3. Mô hình không khả thi ?
– Các mô hình kinh doanh của WeFit gần như mang tính đốt tiền rất lớn, nó không tích luỹ được lượng khách hàng. Khách hàng chỉ trung thành với họ khi họ có những chương trình khuyến mại, giảm giá và họ chỉ lợi dụng như vậy mà thôi. Thay vì họ sẽ trung thành và tạo ra giá trị dài hạn cho WeFit.

 

4. Vận hành sai lầm?
– Khi nhận được tiền đầu tư, quy mô sẽ tăng lên, trước đó là 5000 khách hàng, sau đó có thể tăng đột biến gấp 5 thậm chí là gấp 6 lần. Ảnh hưởng đến khả năng quản trị của Founder, quy mô ra sao, kiểm soát số lần booking như thế nào chính là vấn đề WeFit gặp phải. Như chúng ta đã biết, WeFit đã phải thay đổi mô hình KD giữa dòng, chuyển từ chế độ un-limited (tập không giới hạn) sang booking 1 lần, dẫn tới suy giảm niềm tin rất lớn từ khách hàng, cũng như sự khó khăn trong việc sử dụng sản phẩm của WeFit.

5. Tài chính & dòng tiền không tốt?
– Dòng tiền, thuế, chi phí hay thậm chí là kế hoạch các vòng gọi vốn cần phải được gối đầu nghĩ liên tục. WeFit dường như họ làm không tốt điều này. Mà không chỉ riêng WeFit, xây dựng một chiến lược tài chính hoàn hảo thì đa phần Start-up VN đều rất yếu, ko có năng lực thực thi dẫn đến nhu cầu vốn, nhu cầu về dòng tiền luôn gặp bất trắc.

 

Kết luận: Mô hình kinh doanh Sharing Economy (KT chia sẻ) của WeFit, Uber, hay Grab… phải đốt những lượng tiền rất lớn để thu hút nhà đầu tư. Nếu không có chiến lược tài chính tốt, năng lực vận hành, đàm phán với nhà đầu tư không chuẩn; tạo ra sức ép cho Founder & CEO thì nhiều khả năng sẽ dẫn đến sự sống sót rất ngắn cho 1 start-up.

Nguồn: https://tuha.vn/bai-viet/kinh-nghiem-kinh-doanh/5-bai-hoc-tu-cau-chuyen-cua-ung-dung-wefit/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *