Trên thực tế, kinh doanh trái cây là một lĩnh vực kinh doanh đầy hứa hẹn với số vốn đầu tư không cần quá lớn. Đặc biệt khi mà thời gian vừa qua xuất hiện một số thông tin xấu liên quan đến hoa quả, trái cây Trung Quốc không đảm bảo, gây hoang mang và ảnh hưởng không tốt đến tình trạng sức khỏe của người dân thì việc các cửa hàng trái cây tươi tại Việt Nam sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng với độ uy tín cao hơn hẳn những hàng gánh hoa quả hàng rong.
1. Xem xét vốn và chi phí
Không kể bạn kinh doanh mỹ phẩm, đồ gia dụng, hoa tươi, quần áo thời trang hay bất cứ ngành nghề nào thì đây cũng là bước đầu tiên trong chiến lược kinh doanh của mình. Ý tưởng kinh doanh hoa quả tươi cũng không phải là ngoại lệ.
Việc quyết định số vốn và các danh mục chi phí hoàn toàn phụ thuộc vào tiềm lực tài chính cũng như mô hình kinh doanh mà bạn đang hướng đến. Nếu bạn định hướng đến mô hình kinh doanh trái cây tươi để cạnh tranh với các thương hiệu lớn như Klever Fruits hay DP Fruits thì bạn sẽ cần rất nhiều vốn cũng như xem xét một danh mục dài các chi phí khác nhau để duy trì việc kinh doanh của cửa hàng.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ có ý định mở cửa hàng bán hoa quả tươi nhắm đến một số đối tượng cụ thể như những người dân xung quanh khu vực bạn ở, hay nhóm khách hàng có thu nhập trung bình thì bạn sẽ cần đầu tư với số vốn trong khoảng từ 40 – 60 triệu.
Danh sách 6 mục chi phí cho các start-up khởi nghiệp
2. Nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng trên thị trường
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” – câu nói này rất đúng trong thời đại thị trường kinh doanh biến động linh hoạt và tính cạnh tranh cao như hiện nay.
Bạn cần biết những đối thủ trực tiếp, dán tiếp của bạn là ai, điểm mạnh,điểm yếu của họ như thế nào. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu xem họ đang tập chung cung cấp những mặt hàng chính nào. Đối với nhu cầu của người tiêu dùng, bạn cần nghiên cứu những mặt hàng nào được nhiều khách hàng quan tâm, ví dụ như hoa quả nhập khẩu hay hoa quả được nuôi trồng trong nước.
4 yếu tố cơ bản trong việc xác định nhóm khách hàng mục tiêu
3. Tìm kiếm nguồn hàng chất lượng
Với thị trường xuất hiện nhiều nhà cung cấp hoa quả tươi như hiện nay thì khách hàng luôn cảnh giác và thông minh khi chọn mua sản phẩm. Bởi lẽ, hoa quả là thực phẩm, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Nếu như cửa hàng của bạn vi phạm những tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm thì người tiêu dùng sẵn sàng sẵn sàng bỏ đi và tìm đến đối thủ của bạn.
Kinh doanh hoa quả tươi sẽ khác so với nhiều hàng bán lẻ khác như điện tử điện lạnh. Nếu như những lĩnh vực này đòi hỏi một khoảng thời gian sau khách hàng mới có thể phát hiện ra lỗi của sản phẩm thì những sản phẩm trái cây tươi không như vậy. Khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra sản phẩm có bạn có tươi hay không chỉ nhờ vào màu sắc của chúng. Vì vậy, hãy cố gắng chọn cho mình những nhà cung cấp hoa quả tươi đạt chất lượng để bảo vệ sức khỏe của khách hàng cũng như uy tín của cửa hàng.
Một vài gợi ý cho bạn là những chợ đầu mối lớn tại Việt Nam như chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội), chợ đầu mối Cao Lãnh (Đồng Tháp), chợ nổi An Hữu – Cái Bè (Tiền Giang) hoặc các vườn cây hoa quả gần địa phương. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm nguồn hàng kinh doanh hoa quả tươi qua các diễn đàn và cái mối đổ buôn.
4. Quảng bá thương hiệu cửa hàng
Một khi đã xây dựng được thương hiệu cũng như uy tín cho cửa hàng của mình cũng như gây dựng được mối quan hệ với khách hàng thì họ sẽ sẵn sàng quay lại tìm mua sản phẩm của bạn lần thứ 2 hoặc thậm chí trở thành những khách hàng trung thành của cửa hàng.
Tuy nhiên, muốn tạo dựng, quảng bá thương hiệu cũng như xây dựng mối quan hệ với khách hàng thì bạn cần đầu tư khá nhiều vào việc chạy quảng cáo trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram hoặc làm thẻ thành viên cho khách hàng thân thiết của mình. Ngoài ra, việc đầu tư vào phần mềm quản lý bán hàng đa kênh POS cũng sẽ giúp cho bạn quản lý mối quan hệ với khách hàng và khích lệ họ quay lại cửa hàng để mua sản phẩm lần nữa cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Hãy tham khảo bài viết sau đây để đọc chi tiết về những phương tiện xây dựng và quảng bá thương hiệu nhé.
Làm thế nào để xây dựng thương hiệu một cách thành công 2020 (P1: xây dựng thương hiệu)
5. Thiết kế website bán hàng trực tuyến
Với sự phát triển của Internet cũng như ảnh hưởng của dịch COVID-19, người tiêu dùng đang dần có thói quen mua sắm trực tuyến. Chỉ bằng một vài thao tác cơ bản ngay tại nhà, hoặc nơi làm việc, khách hàng có thể đặt mua hoa quả một cách dễ dàng mà không phải di chuyển ra ngoài.
Thiết kế website là gì mà mọi doanh nghiệp đều phải sở hữu? (Phần 1)
Mặc dù có rất nhiều các kênh bán hàng online khác như Facebook hay các app giao đồ ăn như Now, hay Grabfood. Tuy nhiên, những kênh bán hàng online này có tính cạnh tranh cực kỳ cao do số người bán tham gia là cực lớn. Nhưng với website, khách hàng sẽ chỉ có thể tiếp cận được với những sản phẩm của bạn khi ở trên địa chỉ website của cửa hàng.
Ngoài ra, việc thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp, đặc biệt là các website trên hệ thống Bota Web, còn có vô vàn những lợi ích khác. Ví dụ như giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm qua các mục sản phẩm được chia rõ ràng trên hệ thống web, mang lại sự chuyên nghiệp và nâng cao uy tín cho cửa hàng, luôn hoạt động 24/7 nhờ tính hợp với hệ thống điện toán đám mây Cloud Hosting,…
Vì sao website bán hàng chuyên nghiệp lại “lên ngôi” trong và hậu COVID-19
Nguồn: https://bota.vn/5-bi-quyet-kinh-doanh-hieu-qua-danh-rieng-cho-cua-hang-ban-hoa-qua-tuoi/
- [Hướng dẫn] Cách xem tổng số tiền đã mua trên Shopee
- Cách kiểm tra tương tác Facebook để tạo kênh bán hàng hiệu quả
- Seo mũ trắng, tầm nhìn xa cho chiến lược phát triển lâu dài seo
- 2 lưu ý khi chọn từ khoá để chiến dịch SEO của bạn thành công
- Benchmark Testing là gì? Kế hoạch kiểm tra, Công cụ và ví dụ