Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình lâu dài với khối lượng công việc khổng lồ đặt lên vai toàn doanh nghiệp. Tuy nhiên cho dù bạn có nỗ lực bao nhiêu công sức hay đầu tư bao nhiêu ngân sách cho quá trình đó, nếu bỏ qua 5 điểm cốt lõi dưới đây, bạn cũng sẽ khó có thể thành công.
Nội dung chính
- 1. Xây dựng giá trị cốt lõi
- 2. Định vị thương hiệu
- 3. Phân biệt rõ các khái niệm
- 4. Đề cao trải nghiệm thực tế và tôn trọng lợi ích của khách hàng
- 5. Tạo dựng niềm tin nơi nhân viên
1. Xây dựng giá trị cốt lõi
Đây là điều kiện để doanh nghiệp xây dựng được một thương hiệu bền vững. Hệ thống giá trị cốt lõi được coi là hệ niềm tin của doanh nghiệp, bao gồm những nguyên lý thiết yếu và mang tính lâu dài, là bộ quy tắc hướng dẫn chi tiết định hướng sâu sắc tới suy nghĩ và hành động của mọi thành viên. Chúng không thay đổi, không lệ thuộc vào kết quả kinh doanh và luôn có giá trị trong cả những tình huống khó khăn nhất.
Nhiều doanh nghiệp chỉ chủ yếu tập trung vào năng lực kỹ thuật mà quên mất đi tầm quan trọng của giá trị cốt lõi. Chúng cần được đúc rút từ chính thực tế của doanh nghiệp chứ không phải điều có thể “bắt chước” được từ các doanh nghiệp khác. Đó là thước đo chuẩn mực giúp bạn đưa ra quyết sách dễ dàng, giúp doanh nghiệp giữ đúng lời hứa với khách hàng, để họ hiểu được bạn là ai và là công cụ để tuyển dụng, giữ chân nhân viên.
Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp đặt ra giá trị cốt lõi là “chất lượng sản phẩm” thì mọi sản phẩm mắc lỗi đều chắc chắn phải bị loại bỏ, hoặc nếu giá trị “sáng tạo là sức sống” được đề cao, những hành vi như sao chép ý tưởng, bắt chước thông điệp, đi lại lối mòn quá khứ… đều sẽ không được chấp nhận. Việc xây dựng giá trị cốt lõi của thương hiệu có thể trải qua các bước:
- Xác định niềm tin của từng cá nhân trong ban lãnh đạo t
- Thảo luận để lựa chọn niềm tin phù hợp với doanh nghiệp
- Giả định tình huống khó khăn để xem xét liệu niềm tin đó còn giá trị hay không Xác định các hành vi phù hợp và không phù hợp cho từng giá trị cốt lõi
- Xác định các phép đo cho các hành vi của từng giá trị cốt lõi
- Xây dựng các câu chuyện cho mỗi giá trị cốt lõi và lắng nghe phản hồi từ nội bộ
- Truyền thông nội bộ
- Truyền thông tới công chúng
2. Định vị thương hiệu
Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua câu nói “Khác biệt hay là chết”, và cái chết sẽ là điều hiển nhiên nếu bạn không xác định được đặc trưng riêng để định vị thương hiệu của mình trên thị trường. Thiếu đi yếu tố này, khách hàng sẽ chẳng thể nhớ nổi bạn là ai, hay làm cách nào để phân biệt được bạn với những đối thủ khác. Chọn bạn cũng được, mà chọn thương hiệu khác cũng chẳng sao!
Bởi vậy, điểm cốt lõi chính là định vị thương hiệu để dễ dàng thu hút và níu chân khách hàng. Bạn không thể tạo ra một sản phẩm phục vụ được tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi và mọi phân khúc thị trường, điều đó dẫn tới việc thương hiệu của bạn sẽ chẳng là gì của ai. Doanh nghiệp đôi khi phải biết “hy sinh” để đảm bảo tính cạnh tranh mạnh mẽ cho thương hiệu. Bên cạnh đó, hoặc sản phẩm, hoặc dịch vụ, hoặc văn hóa thương hiệu của bạn phải mang những nét khác biệt so với đối thủ.
Hãy nhìn vào định vị của các thương hiệu nổi tiếng. Cùng hoạt động trong ngành sữa, nếu như nhãn hàng Fristi của Dutch Lady chuyên về sữa tươi dành cho trẻ em hiếu động thì Nestlé lại kích sản phẩm sữa bột bằng cách lựa chọn phân khúc sản phẩm ăn dặm cho trẻ nhỏ làm đối trọng. Trong lĩnh vực thời trang, Christian Dior không tung ra những bộ sưu tập giá rẻ bởi điều đó sẽ phá vỡ định vị đẳng cấp, sang trọng của thương hiệu, trong khi Topshop lại trung thành với những mẫu thời trang đường phố ứng dụng thay vì chơi trội với những mặt hàng xa xỉ, bởi thương hiệu này đã ghim mình trong phân khúc giá rẻ và được công chúng đón nhận.
Doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu dựa vào chất lượng cao của các sản phẩm đặc thù, dựa vào giá trị sản phẩm, tính năng sản phẩm, dựa vào sự kết nối với khách hàng thông qua khơi gợi cảm xúc, dựa vào vấn đề – giải pháp, hoặc thậm chí dựa vào đối thủ cạnh tranh trực tiếp…
=>>> Quy trình 7 bước xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp dành cho SME
3. Phân biệt rõ các khái niệm
Đối với một doanh nghiệp, các bước truyền thông, quảng bá để đưa tên tuổi thương hiệu đến với công chúng là điều rất quan trọng. Có nhiều hình thức giúp doanh nghiệp thực hiện được việc đó, nhưng chúng thường bị nhầm lẫn hoặc gộp chung thành một khái niệm duy nhất. Nếu bản thân doanh nghiệp – đặc biệt là những người chủ doanh nghiệp – không phân định được rạch ròi từng khái niệm, rất khó để có thể lên kế hoạch một cách rõ ràng và lựa chọn được những bước đi đúng đắn.
Chẳng hạn, có nhiều người đánh đồng việc xây dựng thương hiệu chính là tiếp thị, quảng cáo. Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu phải là một chiến lược lâu dài, trong khi Marketing chỉ là chiến thuật ngắn hạn và là một phần trong các bước xây dựng thương hiệu. Một số khái niệm như Marketing, Quảng cáo, PR – Public Relations và thường xuyên bị nhầm lẫn dẫn tới việc doanh nghiệp không tận dụng được đúng và được hết thế mạnh của từng lĩnh vực.
= >>> Bạn có thể kham thảo thêm để hiểu bản chất và phân biệt được sự khác nhau giữa , Marketing, Quảng cáo và PR.
4. Đề cao trải nghiệm thực tế và tôn trọng lợi ích của khách hàng
Cảm xúc của khách hàng là điều vô cùng quan trọng, bởi suy cho cùng thì xây dựng thương hiệu chính là xây dựng cảm nhận của khách hàng về doanh nghiệp. Đó là lý do khiến yếu tố trải nghiệm thực tế và lợi ích khách hàng cần được đặt lên hàng đầu.
Không ít doanh nghiệp chỉ tập trung đề cao chất lượng sản phẩm và cho rằng “hữu xạ tự nhiên hương”, không cần làm gì thì khách hàng cũng tự tìm đến. Số khác lại tin rằng chỉ cần marketing rầm rộ, quảng cáo tràn lan là đã đủ gây ấn tượng với khách hàng. Nhưng mọi nỗ lực sẽ đều là vô nghĩa nếu khách hàng cảm thấy không thỏa mãn qua những lần tiếp xúc trực tiếp với thương hiệu.
Do vậy, hãy đặt khách hàng mục tiêu vào vị trí trung tâm và đảm bảo rằng mọi trải nghiệm của họ đều là đáng nhớ, từ khi liên hệ online, tiếp đón tại cửa hàng cho tới hậu mua hàng. Khách hàng sẽ cảm kích nếu thấy rằng lợi ích của họ được đặt trên cả ham muốn doanh thu của thương hiệu, chẳng hạn như việc bạn khuyên họ nên lựa chọn sản phẩm rẻ hơn nhưng phù hợp, thay vì cố thuyết phục họ mua mặt hàng đắt tiền. Cũng đừng quên rằng những trải nghiệm đó phải gắn liền với định vị và cá tính của thương hiệu.
5. Tạo dựng niềm tin nơi nhân viên
Chính các nhân viên sẽ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và là đại sứ truyền thông cho thương hiệu, bởi vậy chính họ phải là những người am hiểu rõ ràng tất cả mọi thứ liên quan tới thương hiệu.
Trước khi muốn thuyết phục khách hàng, doanh nghiệp phải thuyết phục các thành viên tin tưởng vào sự tồn tại và ý nghĩa của thương hiệu, thông qua các buổi đào tạo, tập huấn, áp dụng văn hóa doanh nghiệp, khen thưởng và điều chỉnh kịp thời. Điều này tác động rất lớn tới suy nghĩ của các thành viên, từ đó định hình họ tuân theo hệ tư tưởng, niềm tin, giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đặt ra cho thương hiệu.
Nếu không làm truyền thông nội bộ, chẳng ai có thể hiểu được tầm quan trọng và mục đích cuối cùng của nhiệm vụ được giao, mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng sẽ thiếu nhất quán và mang lại cảm giác rời rạc, thiếu chuyên nghiệp nơi khách hàng.
Văn hóa doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng để tuyển dụng nhân viên chất lượng và giữ chân họ. Bởi, một bộ máy không thể duy trì được nhân sự cốt lõi trong thời gian dài liệu có đủ khả năng giữ chân được khách hàng? Trong trường hợp nhân viên không thể ở lại với bạn, hãy tạo xây dựng niềm tin và tạo ra những ấn tượng tốt đẹp nhất, để dù phải rời đi, họ vẫn mang theo những suy nghĩ tích cực và niềm tự hào về thương hiệu mình đã từng làm việc.
Có những điều tưởng chừng như mặc định và đơn giản nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đặt sự quan tâm đúng mực. Xây dựng thương hiệu chưa bao giờ là bài toán dễ dàng ngay cả với những doanh nghiệp lớn, do đó hãy cân nhắc thật kỹ trước từng phương án.
Nguồn: Hoc11.vn branding
Chuyên gia số 1 về thiết kế Thương hiệu
Xem thêm những bài viết chất lượng khác:
- 5 Bước để triển khai xây dựng thương hiệu mạnh hiệu quả
- 4 bước đánh giá nhanh hiện trang thương hiệu doanh nghiệp
Nguồn: https://www.saokim.com.vn/blog/xay-dung-thuong-hieu/5-diem-cot-loi-khong-the-bo-qua-de-xay-dung-thuong-hieu-thanh-cong/
- 5 công cụ trực tuyến cho video marketing đẹp lung linh mà marketer nên biết
- Cách dùng Auto Click săn mã Live Stream Shopee
- Tất tần tật các thông tin giải đáp Google Adwords là gì?
- Saigon SEO Company như thế nào là uy tín, chất lượng? Bỏ túi bí kíp chọn SEO Agency
- Tổng hợp các nguồn tài liệu chính thống và uy tín nhất về Google Marketing.