POSM (viết tắt của từ Point Of Sales Metarials) là tất cả những vật dụng hỗ trợ việc bán hàng tại các điểm bán để góp phần tăng độ nhận diện thương hiệu.
POSM được trưng bày khắp mọi nơi, đặc biệt xuất hiện nhiều nhất ở siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng hoặc các sự kiện,…. Không thể phủ nhận được tác động mạnh mẽ của POSM tới trực quan và thu hút người tiêu dùng, tuy nhiên POSM không chỉ đơn giản là … Cái kệ bày hàng!
Biết cách triển khai POSM tốt giúp bạn có thể cải thiện ngay doanh thu cho doanh nghiệp mình. Bài viết này CASK điểm qua 5 loại POSM phổ biến mà bất kì Marketer nào cũng nên biết và nắm rõ.
1. Booth
Đây là một vật dụng rất phổ biến trong POSM được xuất hiện ở hầu hết các quầy bán hàng, điều này minh chứng cho sức mạnh truyền thông của “phụ kiện quảng cáo”. Booth có thể sử dụng cho bất cứ sản phẩm gì, được đặt nhiều nhất ở sự kiện trưng bày sản phẩm để thu hút khách hàng tham gia, đổi quà. Do đó, thiết kế Booth thực chất là việc thiết kế khoảng không gian trưng bày và quảng cáo sản phẩm sao cho Marketing tại điểm bán đem lại hiệu quả tốt nhất.
Khi tung các sản phẩm ra thị trường, hầu hết các công ty, doanh nghiệp đều sử dụng booth quảng cáo, với thiết kế bắt mắt, sáng tạo, khả năng truyền tải được thông điệp tới khách hàng, booth quảng cáo chắc chắn sẽ gây được ấn tượng mạnh với người tiêu dùng ngay từ lần nhìn thấy đầu tiên. Vì thế Booth POSM có thể coi là hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp.
2. Wobbler
Wobbler có thiết kế gần giống Sticker nhưng có kích thước lớn hơn tạo sự chú ý đặc biệt với khách hàng về chương trình khuyến mãi của sản phẩm và đặc biệt không bị tính phí trong siêu thị, cửa hàng. Sở dĩ gọi là con nhảy quảng cáo vì Wobbler luôn nhún nhảy tự động do phần thân được thiết kế làm bằng lò xo hoặc thân nhựa dẻo mềm Wobbler thường được sử dụng cho các sản phẩm như: hàng điện tử, điện lạnh, vật dụng nhà bếp…
3. Standee
Những biển quảng cáo Standee tại điểm bán hàng thay thế cho những phương tiện quảng cáo lỗi thời nặng nề. Đây là điểm tối ưu dành cho doanh nghiệp và rất được ưa chuộng vì nó được thiết kế kích thước nhỏ gọn 0.6*1.6m hoặc 0.8*1.8m, có giá đỡ nên tiện di chuyển. Standee có tính cơ động, gọn gàng, ngoài chi phí thấp và dễ dàng áp dụng những thiết kế độc đáo.
Một số trương hợp sử dụng Standee khác nhau:
- Quảng cáo tại cửa hàng, siêu thị nhỏ: Có thể dùng loại Standee điện tử để thu hút khách hàng vào mua đồ.
- Quảng cáo ngắn hạn: Nếu chỉ quảng cáo trong thời gian ngắn thì có thể dùng Standee chữ X hay mô hình cũng được. Thường thì những loại Standee này có giá thành tương đối rẻ, có nhiều địa điểm làm kiểu Standee này vì thông dụng.
- Quảng cáo dài hạn: Nếu cần quảng cáo trong thời gian dài thì chọn loại mô hình 3D cũng tạo được ấn tượng. Thường thì những nhãn hàng lớn sẽ tìm tới loại mô hình Standee này.
4. Tent card
Tent card trong quảng cáo thường được đặt trên bàn, quầy lễ tân, kệ trưng bày nhằm PR thêm cho sản phẩm, giúp sản phẩm thu hút sự chú ý của khách hàng. Tent card được xem là một vật phẩm truyền tải thông điệp trực diện của sản phẩm, thương hiệu đến khách hàng.
Nhà hàng là nơi phổ biến nhất xuất hiện các tent card, ví dụ Starbucks và Baskin Robbins là hai nơi quen thuộc nhất bạn dễ bắt gặp Tent card.
5. Hanger
Vật dụng này thường được sử dụng khi doanh nghiệp muốn PR giới thiệu sản phẩm của công ty đến công chúng. Những tấm biển nhỏ Hanger là những tấm bảng nhỏ được thiết kế với hình ảnh bắt mắt, có móc treo vì thế sản phẩm được dễ dàng trưng bày ở bên ngoài gian hàng. Chất liệu sản xuất hanger POSM cho từng nhãn hàng cũng đặc biệt đa dạng: hanger dây treo kẹp sắt, hanger dây vải, hanger dây nhựa, hanger sắt,… Ngoài ra, chất liệu từng loại hanger cũng ảnh hưởng đến độ bền, thời gian sử dụng.
Kết
Nắm rõ từng loại POSM là một chuyện, nhưng làm sao biết được nên sử dụng loại POSM nào cho chiến dịch, sản phẩm nào lại là một chuyện khác. Vì vậy, Marketer nắm kiến thức thực thi thôi là chưa đủ, phải am hiểu đặc điểm ngành hàng, cân nhắc mục đích sử dụng. Từ đó cân đo đong đếm “túi tiền” để chọn kênh bán hàng hiệu quả, xây dựng hình ảnh thương hiệu.