5 phương pháp xác định giá trị của thương hiệu được dùng phổ biến

Thương hiệu đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp trong thời buổi thị trường cạnh tranh hiện nay. Chúng không chỉ là một thông điệp hay hình ảnh mà còn là giá trị, niềm tin và lời hứa với khách hàng. Vậy làm thế nào để định giá trị của thương hiệu?

1. Giá trị của thương hiệu là gì?

Giá trị của thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp và được thể hiện qua số tiền tài chính. Số tiền tài chính này thu được từ việc khách hàng bỏ tiền ra mua thương hiệu hoặc sản phẩm. Thương hiệu càng lớn thì giá trị càng cao, doanh nghiệp càng phát triển.

Ví dụ tiêu biểu phải kể đến Vinamilk, thương hiệu này không ngừng nâng cao dịch vụ và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chính vì thế mà doanh thu tăng lên cao đến 2239 USD và đứng trong TOP thương hiệu có giá trị cao nhất Việt Nam.

Vậy giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì?

Giá trị cốt lõi của thương hiệu là đặc điểm nổi bật tạo sự khác biệt của mỗi doanh nghiệp. Chúng đóng vai trò như kim chỉ nam dẫn đường cho mọi hoạt động của thương hiệu. Khi có giá trị cốt lõi này, chúng sẽ liên tục nhắc nhở bạn làm những gì tốt nhất và đưa ra quyết định đúng đắn để đạt được mục tiêu.

Như giá trị cốt lõi của tập đoàn Vingroup là “Tín – Tâm – Trí – Tốc – Tinh – Nhân”. Hay của thương hiệu Vinamilk “Chính trực – Tôn trọng – Công bằng – Đạo đức – Tuân thủ”, …

Giá trị hữu hình của thương hiệu là những thứ có thể đong đếm và nhìn thấy được như tiền tệ, tài chính, lợi nhuận, được biểu thị dưới dạng con số.

Giá trị thương hiệu là tài sản doanh nghiệp được thể hiện qua số tiền tài chính
Giá trị thương hiệu là tài sản doanh nghiệp được thể hiện qua số tiền tài chính

2. 5 phương pháp định giá trị của thương hiệu được dùng nhiều nhất

Định giá thương hiệu là cách tính và đo lường giá trị thương hiệu tại thời điểm bây giờ và tương lai. Hay nói cách khác là công cụ tính toán giá trị kinh tế để doanh nghiệp ước tính chiến lược. Hiện nay có rất nhiều phương pháp được sử dụng để đánh giá, cụ thể cách tính giá trị thương hiệu như sau:

2.1. Định giá trị của thương hiệu dựa vào chi phí xây dựng

Để xây dựng được một thương hiệu phát triển như hiện tại, các chủ doanh nghiệp bỏ ra không ít kinh phí. Vì vậy hãy tổng hợp lại tất cả các khoản như quảng cáo, truyền thông, sản xuất, khuyến mãi, … Tất cả các phí này đều nằm trong mục định giá thương hiệu.

Tuy nhiên, phương pháp này theo các chuyên gia tính nhanh thì không hiệu quả bởi vì tổng giá trị đầu vào tỉ lệ nghịch với giá trị gia tăng thương hiệu.

2.2. Định giá dựa vào giá cổ phiếu

Hầu hết các doanh nghiệp phát triển đều tham gia thị trường chứng khoán. Vì vậy thiết lập công thức tính như sau:

Giá trị thương hiệu = Tổng giá trị thị trường – Giá trị chi phí đầu tư

Trong đó:

– Tổng giá trị thị trường được tính trên giá cổ phiếu

– Giá trị chi phí đầu tư: Là những khoản phí được ghi trong sổ sách

Phương pháp này có một số khó khăn nhất định, bởi giá cổ phiếu sẽ không đứng yên tại chỗ mà nó lên xuống theo từng ngày. Chính vì thế giá trị thương hiệu vẫn phụ thuộc chủ yếu vào chiến lược và cách tiếp thị của công ty.

Định giá dựa trên giá cổ phiếu trên thị trường
Định giá dựa trên giá cổ phiếu trên thị trường

2.3. Định giá bằng phương pháp đối chiếu

Phân tích đối thủ cạnh tranh có cùng sản phẩm doanh nghiệp trên thị trường. Sau khi có dữ liệu hãy đối chiếu, bạn sẽ xác định được vị trí và giá trị thương hiệu của bạn ở đâu. Giá trị thương hiệu trong trường hợp này không phục vụ cho lĩnh vực tài chính mà giúp các nhà tiếp thị đưa ra được các phương án để xây dựng thương hiệu. Chính vì thế, trên thực thế thì phương pháp này không đạt kết quả cao bởi mỗi một thương hiệu hiệu đều có cái riêng biệt rất khó so sánh và đưa ra đáp án chính xác nhất.

2.4. Định giá dựa trên lợi nhuận ròng

Giá trị thương hiệu là giá trị ròng được thể hiện quá mức chênh lệch giá trong tương lai giữa một sản phẩm có thương hiệu với những sản phẩm chung chung và không có thương hiệu. Tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp mục đích chính của họ không phải bán hàng với giá cao hơn mà họ hướng tới việc sản phẩm của họ thu hút được mức cầu cao nhất trong tương lai.

2.5. Định giá dựa vào phân tích nhu cầu

Công thức được tính như sau:

Giá trị thương hiệu = nhu cầu của doanh nghiệp x thu nhập vô hình

Trong đó:

– Thu nhập vô hình chính là quy trình xây dựng thương hiệu.

– Nhu cầu của doanh nghiệp được tính bằng cách xác định mục tiêu kinh doanh cuối cùng của thương hiệu và sau đó đo lường mức độ ảnh hưởng.

Định giá dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp
Định giá dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp

Trên đây là những giải pháp đơn giản để đo lường giá trị thương hiệu được dùng nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên để phù hợp với mọi thời đại thì doanh nghiệp cần phải liên tục cập nhật các kỹ thuật và tùy thuộc vào điều kiện của doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp định giá thương hiệu chính xác nhất.

Giá trị của thương hiệu là nền tảng giúp doanh nghiệp xây dựng và thực hiện chiến lược. Chính vì thế, để giá trị của chúng ngày càng được nâng cao và bền vững trên thị trường cạnh tranh như hiện nay thì cần phải lưu ý đến việc quảng bá hình ảnh thương hiệu.

–>

Nguồn: https://blog.abit.vn/5-phuong-phap-dinh-gia-tri-cua-thuong-hieu-duoc-dung-nhieu-nhat/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *