Trong Marketing, cụ thể hơn là Sale, ai hiểu tâm lý khách hàng hơn thì người đó thắng. Bởi việc thấu hiểu tâm lý của khách hàng sẽ giúp các chương trình, chiến dịch marketing được định hướng và thực hiện một cách hợp lý để mang về hiệu quả cao nhất. Vậy làm thế nào để các saler có thể nắm bắt tâm lý khách hàng, hiểu được họ muốn gì và nhu cầu thực sự của họ ra sao? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn. Cùng theo dõi để biết cách thực hiện nhé.
Hầu hết tâm lý khách hàng khi muốn mua đồ hiện nay luôn có thiên hướng thích nhận lại nhiều hơn những gì mà mình đã bỏ ra. Họ thường rất để ý đến những chính sách ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá. Chính vì vậy, khi là kinh doanh, hay đặc biệt là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, “chìa khóa vàng” để chốt đơn thành công đó chính là cách nắm bắt tâm lý khách hàng. Nếu bạn nắm vững được những tip nắm bắt tâm lý khách hàng say đây thì chắc chắn công việc kinh doanh của bạn sẽ thành công nhé.
Mỗi sản phẩm, dịch vụ sẽ có phân khúc khách hàng khác nhau, để thực sự hiệu quả trong bán hàng, bạn cần hiểu rõ hành vi, sở thích của đối tượng mà sản phẩm/dịch vụ nhắm đến. Nếu khách hàng quan tâm đến chi tiết, hãy mô tả sản phẩm thật sinh động, thuyết phục.
Đây là nhóm đối tượng khách hàng kỹ tính, để phục vụ được kiểu khách hàng này bạn cần phải nắm chắc được những thông tin về sản phẩm của mình và của cả đối thủ. Sau đó hãy thuyết phục các khách hàng này bằng cách nhấn mạnh những ưu điểm ở sản phẩm của mình và so sánh chúng với những sản phẩm khác bên ngoài thị trường một cách khách quan.
Là một người bán hàng chuyên nghiệp bạn nên nhớ rằng: Không phải lúc nào khách hàng cũng biết họ muốn gì cho đến khi bạn cho họ xem nó. Có rất nhiều khách hàng họ chưa có sự tìm hiểu trước hoặc đang băn khoăn nhiều sản phẩm cũng như không biết mình cần sản phẩm như thế nào. Lúc này, bạn nên đưa cho họ gợi ý về những sản phẩm phù hợp để khách hàng cân nhắc lựa chọn.
Bạn cũng cần lưu ý không nên cố chỉ bán cho bằng được sản phẩm mà hãy chú trọng đến việc tư vấn phát triển dịch vụ khách hàng để không áp đặt cho người mua. Hãy thể hiện mình là một cố vấn có tâm, gợi ý cho khách hàng những sản phẩm phù hợp với họ nhất. Đây là một trong đây cũng là điều quan trọng trong cách nắm bắt tâm lý khách hàng bạn nên biết.
Một số khách hàng rất dễ bị mất kiên nhẫn, họ muốn kết thúc việc mua hàng nhanh gọn. Nếu nhận thấy dấu hiệu này từ khách hàng, bạn hãy cố gắng kết thúc giao dịch một cách nhanh chóng nhất nhé.
Ví dụ: Trong những giao dịch về bảo hiểm hoặc dịch vụ tài chính, một số khách hàng có thể rất mong muốn chấm dứt giao dịch nhanh chóng. Nếu bạn mất quá nhiều thời gian để hoàn thiện hợp đồng thì khách hàng sẽ cho là bạn thiếu tự tin và sử dụng lãng phí thời gian của họ. Rất có thể trong tình huống này họ sẽ không sử dụng dịch vụ của bạn nữa.
Tâm lý khách hàng thường rất coi trọng chất lượng dịch vụ. Ngoài chất lượng sản phẩm, vấn đề bảo hành, chăm sóc khách hàng cũng là một trong những yếu tố giúp bạn nắm bắt tâm lý khách hàng một cách hiệu quả.
Nếu khách hàng của bạn hỏi nhiều về chính sách bảo hành thì chứng tỏ họ rất quan tâm đến chế độ hậu mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng. Trong trường hợp này, điều bạn cần làm chính là nhấn mạnh vào chính sách sau mua, bảo hành, bảo dưỡng mang lại sự tin tưởng và đảm bảo chắc chắn cho họ. Chắc chắn rằng khi được bảo đảm những điều trên, khách hàng sẽ tin tưởng sử dụng sản phẩm bạn cung ứng.
Có rất nhiều khách hàng hiện nay họ không chỉ quan tâm đến những giao dịch hiện tại, mà điều quan trọng hơn với họ là sự gắn kết dài hạn mà bạn xây dựng. Đây là một trong những nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng mang lại rất nhiều ích lợi cho các giao dịch trong tương lai.
Những khách hàng này sẽ rất chú trọng đến cách thức thể hiện sự quan tâm của bạn với họ. Để nắm bắt được tâm lý của nhóm đối tượng khách hàng này, bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt và dành thời gian để tìm hiểu từng khách hàng. Hãy gặp trực tiếp khách hàng và tìm hiểu về những nhu cầu của họ thay vì chỉ tập trung vào việc làm thế nào để bán được sản phẩm.
Với khách hàng, điều họ quan tâm đầu tiên họ quan tâm chính là chất lượng sản phẩm/dịch vụ bạn đang cung ứng. Có thể sản phẩm của bạn chưa phải là vượt trội so với các đối thủ nhưng bạn có chất lượng dịch vụ tuyệt vời, chính sách chăm sóc khách hàng tốt, nhiều ưu đãi, thì chắc chắn rằng khách hàng sẽ chọn bạn.
Khi nhận thấy khách hàng đang băn khoăn, lưỡng lự, điều bạn cần làm lúc này là đưa ra những ưu điểm nếu họ mua hàng của bạn như: việc giao hàng, vận chuyển, cài đặt hay có khi là được hỗ trợ ngay lập tức khi sản phẩm có vấn đề… Hãy mạnh dạn chốt đơn nếu bạn cảm thấy thích hợp để tránh làm mất thời gian của hai bên.
Tổng kết
Dù là khách hàng thuộc kiểu nào thì tâm lý chung của họ vẫn là muốn sở hữu được một sản phẩm tốt về cả chất lượng lẫn giá cả. Khi bạn cung cấp cho khách đầy đủ thông tin, làm nổi bật được những tính năng vượt trội của mình để có thể đánh bại được sản phẩm tương đương của đối thủ là bạn đã bước gần đến thành công rồi. Bởi đó là nhờ vào sự chuyên nghiệp trong cách bạn nắm bắt tâm lý khách hàng cũng như việc hiểu rõ được sản phẩm mà mình đang bán.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn có cho mình được những tips nắm bắt tâm lý khách hàng cực hiệu quả trong kinh doanh. Chúc bạn thành công.
Nguồn: https://salekit.vn/blog/nam-bat-tam-ly-khach-hang-cuc-hieu-qua-trong-kinh-doanh.html
Post Views:
594
- Triển khai Dự án bữa ăn học đường cho học sinh tiểu học tại TP. Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội
- Những sai lầm khi bán hàng trên Shopee khiến shop bán mãi không ra đơn
- Bỏ túi 6 kinh nghiệm mở quán trà đá vỉa hè ‘hốt bạc’ cho chủ quán
- Giải đáp một số câu hỏi của người bán liên quan đến Shopee Live
- Tại sao không nhắn tin được trên Shopee?