Sự ra đời và phát triển của ngành PR từ truyền thống đến hiện đại luôn vận động và thay đổi không ngừng cho đến nay. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi ngành PR đã trải qua quá trình lịch sử phát triển như thế nào chưa? Từng có những chiến dịch PR nào trên thế giới tạo ra những kết quả tuyệt vời đến không ngờ không? Hãy cùng Hoc11.vn tìm hiểu những chiến dịch PR đầy độc đáo và sáng tạo đó nhé.
1. Ivy Lee và thông cáo báo chí:
Ivy Lee (1877-1934) được coi là một trong những cha đẻ của ngành PR hiện đại. Ông là người góp phần sáng lập ra ngành PR của Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung. Những đóng góp của ông khiến ngành truyền thông phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là nguyên tắc quản lý mối quan hệ với giới báo chí trong thời điểm khủng hoảng.
Tên tuổi của Ivy Lee gắn với nhiều vụ xử lý khủng hoảng kinh điển. Điển hình là vụ đổ tàu ở công ty đường sắt Pennsylvania năm 1906. Và vụ gia đình trùm dầu mỏ Rockefeller thuê lực lượng có vũ khí để đàn áp công nhân gây ra thảm sát ở mỏ Luslow năm 1914. Năm 1906 để giải quyết hàng loạt vụ tai nạn, đặc biệt là vụ lật tàu điện của công ty đường sắt Pennsylvania, Ivy Lee đã cố vấn cho giới chủ đường sắt không trốn tránh mà phải hợp tác với nhà báo.
Đây là điều cực kỳ đặc biệt bởi từ trước đến giờ các vụ tai nạn luôn bị “dập tắt” dẫn đến sự phản ứng từ dư luận. Trong thời gian này, ông đã công bố thông cáo báo chí đầu tiên của ngành PR. Thông cáo chủ động cung cấp thông tin nhanh chóng, ngắn gọn về vụ tai nạn đường sắt vừa xảy ra. Tờ báo New York Time đã in nguyên văn bản thông cáo này. Từ đó khái niệm xử lý khủng hoảng truyền thông đã ra đời.
2. Chiến dịch PR tạo nên bữa sáng kinh điển của người Mỹ – Thịt xông khói & trứng:
Không phải tự nhiên mà trải qua nhiều thập niên đến nay, người Mỹ lại sử dụng thịt xông khói và trứng trong bữa sáng của mình. Đến tận những năm 1920, người tiêu dùng khu vực Bắc Mỹ vẫn ưu tiên sử dụng bột yến mạch và ngũ cốc cho bữa sáng vì tính tiện dụng của nó. Trong khi đó, phần thịt bụng heo (nguyên liệu chính cấu thành bacon – thịt xông khói) dù giá rất rẻ nhưng phần lớn người dùng thường né khúc thịt bụng có nhiều mỡ.
Để thay đổi tình hình, tập đoàn Beech-Nut đã nhờ đến sự giúp đỡ của Edward Bernays – ông tổ của quan hệ công chúng và là cháu của Sigmund Freud, bậc thầy truyền thông thời bấy giờ. Bernays thừa hiểu rằng để gia tăng doanh thu của thịt xông khói, ông phải đưa nó vào thói quen sinh hoạt của người tiêu dùng.
Năm 1920, Edward Bernays đã công bố cuộc khảo sát của hơn 5000 bác sĩ để chứng minh lượng protein nhận được trong mỗi bữa sáng là chìa khóa cho sức khỏe. Do đó lượng tiêu thụ thịt xông khói và trứng, những thực phẩm giàu protein đã tăng lên cực kỳ đáng kể. Và gần một thế kỷ sau, nó đã trở thành một phần mang tính biểu tượng của phong cách ẩm thực Mỹ.
3. Chiến dịch PR kim cương trở thành biểu tượng của tình yêu:
Từ lâu kim cương đã trở thành biểu tượng cho quyền lực, giàu sang, tình yêu và hôn nhân vĩnh cửu. Tuy nhiên trên thực tế, theo góc độ tài chính kim cương không đáng được coi là “tài sản”. Bởi “giá trị thật của kim cương chưa bằng một nửa số tiền đã mua”. Nó chỉ trở thành biểu tượng của giàu sang, ái tình cho đến khi được trải qua một chiến lược PR cực kỳ khôn khéo của hãng kim cương De Beers vào đầu thế kỷ 20.
Như một phép màu, họ đã thay đổi cách nhìn nhận của tất cả mọi người về kim cương và bắt cả thế giới phải khao khát thứ đá quý lấp lánh này. Năm 1938, Công ty De Beers tổ chức 1 chiến dịch PR nhằm kêu gọi cộng đồng mua kim cương nhiều hơn bằng cách gán kim cương với tình yêu và hôn nhân. Thông qua việc trả cát sê khổng lồ để các siêu sao Hollywood huyền thoại hóa kim cương. Và sử dụng truyền hình để quảng bá, thông điệp “Diamonds are forever (Kim cương là mãi mãi)” dần phổ biến.
Câu slogan không chỉ ca ngợi kim cương vĩnh hằng như tình yêu, mà còn khiến mọi người không còn muốn đem kim cương đi bán lại cho ai nữa. Tiếp theo đó là chiến dịch nhắm vào cánh mày râu – người chịu chi tiền. Khẩu hiệu nổi tiếng “Chỉ hai tháng lương, chẳng phải là cái giá rất nhỏ để sở hữu một thứ vĩnh hằng hay sao?” đã khiến doanh số bán kim cương tại Hoa Kỳ tăng 55% từ 1938 đến 1941.
4. PT Barnum và truyền thông cho sự kiện:
Thế kỷ 19 được coi là kỷ nguyên của các chương trình biểu diễn xiếc. Hàng loạt các gánh xiếc mọc lên và để cạnh tranh được không phải là chuyện dễ dàng. P.T Barnum (1810 – 1891), một chính trị gia, người trình diễn và là một doanh nhân người Mỹ. Ông đã quyết định thúc đẩy quảng bá gánh xiếc thông qua việc sử dụng đại diện báo chí để tuyên truyền tại các nơi mà đoàn ông biểu diễn.
Ông cũng đầu tư vào việc quảng bá bên ngoài với những áp phích ngoài trời cỡ lớn. Điều này đã dẫn đến những thành công vang dội của gánh xiếc và việc sử dụng áp phích trở nên phổ biến. Sau những sự kiện này đã biến ông thành một bầu show nổi tiếng nhất nước Mỹ.
5. Thế chiến 2 – con đường “phủ bóng” toàn cầu của Coca-cola:
Năm 1941, sau vụ tấn công chấn động của quân đội Nhật tại Trân Châu Cảng, Cocacola đã thực hiện quyết định mang tính lịch sử. Chiến dịch PR được đưa ra với thông điệp “Tất cả các quân nhân Mỹ được hưởng ưu đãi: mua 1 chai Coca-Cola chỉ với giá 5 cent, cho dù ở bất kì đâu, và cho dù công ty có chịu tổn thất đến mức nào”. Hưởng ứng lại, lính Mỹ đã tiêu thụ hơn 5 triệu chai Coca trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Và họ không hề hay biết rằng mình đang truyền thông quảng cáo gián tiếp cho hãng nước giải khát này.
Không hiểu đây có phải là “chiến thuật” đã được tính toán từ trước, hay đơn giản đó là sự ủng hộ của doanh nghiệp với đất nước. Nhưng cái tên Coca-Cola nhanh chóng trở nên quen thuộc ở mọi ngóc ngách của thế giới. Coca đã thu được lợi nhuận khổng lồ đồng thời mở rộng thị trường đến châu Âu. Đến năm 1960, Coca-Cola đã tăng gấp đôi số nhà máy đóng chai và thâu tóm trên 60% thị trường nước ngọt.
6. Trải nghiệm miễn phí và doanh thu kỷ lục của Trivial Pursuit:
Trivial Pursuit (Trò chơi hội đồng cổ điển) được phát minh bởi người Canada là Chris Haney và Scott Abbott. Để ra mắt trò chơi mới, năm 1983, họ đã gửi 1800 bản game miễn phí đến cho khách hàng chơi thử. Công ty còn tạo ra những quầy chơi game miễn phí tại các địa điểm như nhà hàng, hay công viên. Đến năm 1984, họ đã bán được một kỷ lục khổng lồ – 20 triệu trò chơi tại Hoa Kỳ, và doanh số bán lẻ đạt gần 800 triệu USD.
Trò chơi nhanh chóng tạo cơn sốt và được tạp chí Time gọi là “hiện tượng lớn nhất trong lịch sử trò chơi thế giới”. Đến nay, Trivial Pursuit được bán tại ít nhất 26 quốc gia và 17 ngôn ngữ. Nó đã được sản xuất trong trò chơi video gia đình các phiên bản, một trò chơi arcade, một phiên bản trực tuyến. Và được đưa ra như một chương trình truyền hình trò chơi tại Hoa Kỳ, Anh và Tây Ban Nha.
Nguồn: https://suno.vn/blog/6-chien-dich-pr-huyen-thoai-trong-lich-su-the-gioi/