6 sai lầm nên tránh khi viết thẻ mô tả SEO – Meta Descriptions

Tối ưu thẻ mô tả – Meta Descriptions là một khía cạnh quan trọng trong SEO từ khóa lên top Google.

Thực tế, thẻ meta không phải là một yếu tố trực tiếp để căn cứ xếp hạng. Nhưng khi được tối ưu đúng cách, nó đóng vai trò quan trọng. Lúc này, mô tả sẽ có tác dụng thu hút truy cập từ tìm kiếm tự nhiên và thúc đẩy khách click vào liên kết của bạn.

Nếu bạn đã sẵn sàng dành thời gian để nâng cao về cách viết thẻ meta thì hãy bắt đầu lưu ý về 6 sai lầm cần tránh sau:

1. Trùng lặp thẻ mô tả

Mặc dù copy mô tả sẽ không khiến bạn bị phạt. Thế nhưng, tốt nhất là mỗi trang nên có riêng mô tả. Vì các lý do cụ thể dưới đây:

Theo Google: meta des tốt nhất là mô tả chính xác nội dung của trang cũng như những gì người dùng đang cần tìm kiếm. Chúng là thông điệp của mỗi trang nội dung, càng nhiều thông điệp mới, bạn càng có nhiều cơ hội thúc đẩy lượng truy cập, tăng CTR.

Nếu tất cả các trang của bạn có mô tả meta tương tự sẽ gây hiểu lầm nhiều hơn hữu ích. Nếu bạn không có thời gian để viết mô tả meta cho mỗi trang, bạn có thể cho phép Google tự động tạo ra chúng. Dựa trên truy vấn, Google sẽ lấy các phần có liên quan của nội dung trên trang của bạn để làm nổi bật trong đoạn mô tả.

Lưu ý: Các trang chủ chốt của website như trang chủ, trang danh mục… rất cần bạn viết meta riêng biệt cho nó.

2. Độ dài ký tự

Trong nhiều năm, meta tốt nhất cho SEO có độ dài khoảng 135-160 ký tự. Điều này đã thay đổi trong năm nay, giờ đây meta có thể dài đến 320 ký tự.

Tuy nhiên, Google định dạng độ dài theo đơn vị pixel chứ không phải số lượng.

Dựa trên chiều rộng của thiết bị, mô tả meta lý tưởng có thể dài từ 160 đến 320 ký tự (tương đương 920 -1,840 pixel). Đó là lý do tại sao, nếu bạn có mô tả ngắn, bạn không nhất thiết phải cố gắng mở rộng nhiều ký tự hơn.

Trên hết, hãy nhớ rằng Google luôn không hiển thị mô tả theo cách thủ công. Trong một số trường hợp, nó tự động tạo ra các mô tả độc đáo, dài hơn bằng cách kéo một đoạn nội dung có liên quan từ một trang.

Nói cách khác, đừng lãng phí thời gian để ám ảnh về số lượng ký tự lý tưởng trong meta des nhé.

3. Không sử dụng từ khóa

Meta nên bao gồm các từ khóa phù hợp. Thông thường là từ khóa có liên quan đến nội dung trang hoặc khách hàng đang tìm kiếm.

Nếu trong đoạn mô tả không có từ khóa liên quan đến trang, Google sẽ lấy đoạn đầu tiên trong nội dung để hiển thị kết quả tìm kiếm. Tuy là vậy, nhưng meta chắc chắn không được tối ưu.

Tóm lại, hãy đảm bảo rằng đoạn mô tả được căn chỉnh theo tiêu đề và có liên quan đến nội dung của trang. Nếu không, bạn sẽ nhận hiển thị trên Google là một đoạn mô tả không mấy liên quan, chẳng có lợi ích, đôi khi gây khó chịu cho người dùng.

4. Không tối ưu

Việc tối ưu sẽ giúp meta thật sự nổi bật trong hàng loạt các đoạn trích hiển thị trên Google.

Nếu bạn không chắc chắn làm thế nào để tối ưu, có thể sử dụng một số công cụ như: Schema Markup Generator, The Ultimate Web Code Generator hoặc Google’s Structured Data Testing Tool.

5. Không dùng định dạng bảng HTML cho các truy vấn

Nhiệm vụ của Google là ghi nhận thông tin của bạn và truy xuất các kết quả chất lượng cho người dùng. Nó ưu tiên các trang web cung cấp câu trả lời trực tiếp cho người tìm kiếm.

Trong hoàn cảnh này, các bảng HTML giúp bạn giành ưu thế hơn so với các đối thủ.

Không dùng bảng HTML cho thẻ mô tả
… còn đây sử dụng bảng HTML

Với 2 dạng thông tin trên, với bảng HTML cho kết quả dễ “tiêu hóa” hơn. Cả Google và người dùng sẽ thích hiển thị này cao hơn rất nhiều.

Vì thế mà không cần ngạc nhiên khi Google đặt nó ở đầu kết quả tìm kiếm. Thậm chí trên trang Samsung Galaxy S8 Plus chuyên dụng của Samsung.com.

Hãy xác định các truy vấn tìm kiếm dựa trên câu hỏi, chuẩn bị các câu trả lời chi tiết, triển khai HTML với dữ liệu có cấu trúc và tận hưởng các vị trí cao trong SERP cho các truy vấn trả lời trực tiếp.

Tất cả những gì bạn cần là tìm hiểu một số thông tin cơ bản về bảng HTML và dữ liệu cấu trúc.

6. Viết nhàm chán, không ấn tượng

Việc viết được một đoạn mô tả xuất sắc, ấn tượng, không nhàm chán phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số gợi ý giúp meta des của bạn hấp dẫn, cuốn hút hơn:

– Đừng nhồi nhét từ khóa

– Đảm bảo tính tự nhiên và logic với ngữ cảnh bài viết

– Sử dụng các ký hiệu, ký tự đặc biệt để làm nổi bật. Ví dụ ngôi sao cho xếp hạng…

– Đừng quên CTA mạnh mẽ

Tham khảo Cách viết thẻ Meta Description chuẩn SEO nhưng vẫn thu hút người xem

Kết luận

Thẻ mô tả hay còn gọi là Meta Descriptions sẽ tạo ra sự khác biệt cho trang của bạn với trang khác. Nó là yếu tố tiếp thị đầu tiên trên công cụ tìm kiếm. Mặc dù chúng không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng, nhưng giúp bạn nổi bật hơn trong kết quả tìm kiếm. Khi được tối ưu, thẻ mô tả sẽ phát huy tác dụng thu hút truy cập và gia tăng CTR. Nếu bạn muốn khách hàng đi vào bên trong trang nội dung, thực hiện chuyển đổi bắt buộc bạn cần cải thiện thẻ meta ngay.

Hoc11.vn – Công ty SEO được đầu tư từ Singapore đầu tiên tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *