Rối loạn lo âu là một chứng bệnh tâm thần phổ biến và khá nguy hiểm hiện nay với khả năng mắc bệnh 5% đối với một người bình thường. Theo các chuyên gia tâm lý người Mỹ, bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không loại trừ giới tính hay tuổi tác. Khi mắc chứng rối loạn lo âu, cuộc sống, sức khỏe, tinh thần, và hành vi của người bệnh sẽ chịu những ảnh hưởng không nhỏ. Vậy chứng rối loạn lo âu có chữa được không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của VIỆN TÂM LÝ & TÂM THẦN HỌC VIỆT – PHÁP nhé!
Biểu hiện của chứng rối loạn lo âu
− Luôn cảm thấy lo lắng, bồn chồn, sợ hãi đến mức bất thường, chân tay run rẩy, toát mồ hôi, tim đập nhanh, và thậm chí có những người lo lắng đến ngất đi.
− Tâm lý không ổn định, rất dễ bị kích động bởi những yếu tố bên ngoài và cáu gắt với mọi người xung quanh.
− Cuộc sống sinh hoạt hằng ngày bị đảo lộn, kèm theo chứng rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống.
− Cơ thể bị suy nhược, suy giảm sức khỏe rõ rệt, thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu và mệt mỏi.
− Luôn có những suy nghĩ tiêu cực, bi quan về tất cả mọi thứ, mất niềm tin vào bản thân, những người thân thiết nhất trong gia đình và mọi chuyện trong cuộc sống.
Nhiều người đặt ra câu hỏi là liệu những biểu hiện này có tự mất đi và chứng rối loạn lo âu có tự khỏi được không? Thông thường nó sẽ không thể tự khỏi được nếu không có sự can thiệp của các phương pháp điều trị rối loạn lo âu, sự hỗ trợ từ các bác sĩ, chuyên gia tâm lý.
Những ảnh hưởng của rối loạn lo âu
Sự lo lắng, sợ hãi quá mức gây nên rất nhiều những ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày và thậm chí cả sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh:
− Hệ tim mạch bị cản trở: lo lắng kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều hormone gây stress, từ đó chúng tác động lên hệ tim mạch gây rối loạn hoạt động bình thường của nó.
− Rối loạn giấc ngủ: sự lo lắng, bất an khiến người bệnh trằn trọc không thể đi vào giấc ngủ, hoặc ngủ không sâu, không đủ giấc và hay bị tỉnh giấc giữa đêm, thậm chí có khi gặp ác mộng.
− Rối loạn tiêu hóa: lo lắng, căng thẳng sẽ làm tăng nguy cơ bị đau dạ dày, kích hoạt co thắt dạ dày và làm tăng dịch vị khiến người bệnh không có cảm giác ngon miệng, chán ăn.
− Cơ thể suy nhược: vì những ảnh hưởng trên, người bệnh sẽ đối mặt với tình trạng đau mỏi vai gáy cổ, cơ thể mất sức sống, thiếu năng lượng, không thể tập trung.
Rối loạn lo âu có chữa được không?
− Sử dụng thuốc: thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tây y nhằm giúp bệnh nhân làm giảm các triệu chứng của bệnh như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu, thuốc an thần. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc có một nhược điểm nhất định đó là nó có thể gây ra các tác dụng phụ vì thế, người bệnh nên tuân thủ đúng theo chỉ dẫn và đơn thuốc mà bác sĩ đã kê toa.
− Tâm lý trị liệu: các chuyên gia tâm lý sẽ dùng những biện pháp như trò chuyện, kiểm tra, chia sẻ để tác động đến tâm lý của người bệnh, giúp họ điều chỉnh tâm lý thoải mái, không còn căng thẳng, lo lắng hay stress. Đây được đánh giá là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn nhất hiện nay.
Địa chỉ điều trị rối loạn lo âu uy tín
Nguồn: https://tamlyvietphap.vn/tin-tuc/roi-loan-lo-au-co-chua-duoc-khong-2269-38661-article.html