Một website tạo ra phải phù hợp rất nhiều yếu tố như Google đã đề cập. Nhưng mọi yếu tố mà một website đã đáp ứng, mà thiếu đi tỷ lệ CTR là vô ích. Tỷ lệ CTR rất quan trong trong kinh doanh online, đặc biệt là những ai đang làm SEO, hoặc Marketing.
Tỷ lệ CTR càng cao chứng tỏ hoạt động SEO và Marketing đang đi đúng hướng. Ngược lại tỷ lệ CTR càng thấp, chứng tỏ SEO và Marketing đang gặp vấn đề.
Vậy làm thế nào để website có được tỷ lệ CTR tốt nhất. Để làm được vấn đề này các bạn nên hiểu về CTR là gì đã, làm thế nào để tăng tỷ lệ CTR nhé.
1.CTR viết tắt của từ gì?
CTR là viết tắt của từ (click through rate), tức là Tổng số nhấp chuột/ Tổng số lần hiển thị
Thông thường tỷ lệ nhấp cho bạn biết phần trăm số người nhấp vào quảng cáo của bạn sau khi xem quảng cáo. Nó được tính bằng cách chia số người nhấp sau khi xem quảng cáo cho tổng số lần hiển thị mà quảng cáo của bạn nhận được.
2.CTR được tính như thế nào?
CTR là tổng số lần nhấp chia cho tổng số lần hiển thị. Kết quả được nhân với 100 để có phần trăm.
CTR = (Tổng số nhấp chuột / Tổng số lần hiển thị) * 100
Ví dụ:
Giả sử rằng 1.000 người dùng đã xem trang web của bạn trong Google SERP. 200 người trong số họ đã nhấp vào nó. CTR được tính như sau:
CTR = (200/1000) * 100 = 20%
3.Tại sao CTR lại quan trọng?
CTR là một trong những chỉ số đánh giá hiệu suất tốt nhất cho những chiến dịch về Digital marketing như : chiến dịch email,Facebook Ads, Google Ads, hoặ CTA trên một chiến dịch nào đó.
Một chiến dịch Marketing có tỷ lệ nhấp chuột càng cao, tất nhiên chiến dịch đó càng hiệu quả. Lúc này khả năng chuyển đổi đơn hàng sẽ cao hơn. Ngược lại chiến dịch nhận được tỷ lệ nhấp chuột càng thấp, lúc này chiến dịch của bạn chưa thành công. Do đó cần phải thay đổi để tạo ra nhiều khách hàng hơn.
Để tăng tỷ lệ CTR, chúng ta cần hoàn thiện những yếu tố sau:
Thẻ tiêu đề phải hay và mới lạ
Mô tả meta tối ưu
URL cần phải thân thiện
Nhân bản quảng cáo
Hình ảnh phải đúng chuẩn
Thiết kế website
CTA ( kêu gọi hành động )
Từ khóa phải nhăm đúng mục tiêu
Các hình thức trang web
Quy trình thanh toán
4.Làm thế nào để tối ưu hóa CTR
Để tối ưu hóa được tỷ lệ CTR, bạn cần làm tốt những tiêu chí sau đây.
Thẻ tiêu đề phải hay và mới lạ
Mô tả meta tối ưu
URL cần phải thân thiện
Nhân bản quảng cáo
Hình ảnh phải đúng chuẩn
Thiết kế website
CTA ( kêu gọi hành động )
Từ khóa phải nhăm đúng mục tiêu
Một số lỗi gây ra tỷ lệ CTR thấp đối với mỗi chiến dịch đó là:
Nhắm mục tiêu theo địa lý – Doanh nghiệp địa phương đang ở Huế, nhưng các bạn lại nhắm ở Hà Nội hay TP HCM…
Nhân khẩu học – Bạn đang kinh doanh tiệm cắt tóc dành cho nam giới nhưng lại nhắm mục tiêu đến cả nam và nữ.
Nền tảng – Khi đối tượng mục tiêu chủ yếu ở trên Instagram, nhưng chiến dịch được khởi chạy qua Google Ads.
5.CTR với PPC
Tỷ lệ nhấp ảnh hưởng trực tiếp đến điểm chất lượng của các chiến dịch PPC trong Google Ads hoặc Facebook Ads
Các chiến dịch trong Google Ads có thể dự đoán CTR trung bình cho các từ khóa mà các bạn chọn.
Điểm chất lượng là yếu tố khá quan trọng cho vị trí quảng cáo của bạn. Nó là một thước đo dựa trên nhiều yếu tố như mức độ liên quan của quảng cáo hoặc trải nghiệm trang đích.
Và CTR là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công chung của các chiến dịch PPC này. Nếu điểm mức độ liên quan thấp, quảng cáo của bạn có thể hoàn toàn không hiển thị hoặc xếp hạng rất thấp trong những đối thủ cùng ngành.
Tương tự như Google Ads, Facebook Ads cũng dựa trên điểm để đánh giá chất lượng của quảng cáo. Cụ thể là căn cứ vào “ước tính mức độ phản hồi của đối tượng mục tiêu đối với quảng cáo của bạn. Điểm này được hiển thị sau khi quảng cáo của bạn nhận được hơn 500 lần hiển thị. ”
6.CTR với SEO
Thật sự những người làm SEO luôn mong muốn có thật nhiều CTR. Lý do là bởi họ không tốn bất cứ chi phí nào cho quá trình lên top từ khóa của mình. Tuy nhiên để đạt được tỷ lệ CTR cao, đồng nghĩa bạn SEO từ khóa đó phải nằm trong top 1- 3.
Vậy làm thế nào để gia tăng tỷ lệ CTR trong SEO? Bạn cần chú ý đến những vấn đề sau đây:
Nghiên cứu từ khóa chính xác, tập trung nhiều vào những từ khóa dài hơn là từ khóa ngắn.
Đoạn thẻ mô tả trong link SEO cần phải chính xác, và cung cấp thông tin hữu ích mà người dùng cần tìm.
Thêm schema vào trong link SEO đó, nhưng Schema người dùng thường thêm vào đó là Schema FAQ, Schema đánh giá sao…mục đích làm tăng tính tò mò cho khách hàng.
Thêm hình ảnh vào bài viết sẽ giúp bài viết bạn trở nên chất lượng hơn. Google sẽ hiểu nhanh bài viết và link SEO của bạn hơn.
Và còn rất nhiều phương pháp khác trong SEO nhằm tăng tỷ lệ CTR.
7.Cách tăng CTR trên các chiến dịch PPC
Bất kể ai tạo ra chiến dịch PPC đều muốn CTR của mình phải lớn. Vậy làm thế nào để có tỷ lệ CTR đạt chỉ tiêu đề ra? Bạn cần làm tốt 2 vấn đề sau đây, nhắm mục tiêu tốt và sáng tạo.
Vấn đề nhắm mục tiêu khá đơn giản, nên cũng rất dễ để giải quyết. Nếu quảng cáo của bạn không được hiển thị cho đúng người, bạn sẽ không nhận được bất kỳ nhấp chuột nào từ quảng cáo. Chính vì thế bạn chỉ cần nhắm mục tiêu tốt, bạn sẽ tăng tỷ lệ CTR đáng kể.
Vấn đề thứ 2 đó là tính sáng tạo trong quảng cáo. Những vấn đề này thường được nhiều nhà quảng cáo áp dụng trong Google Ads. Ví dụ người ta thường liệt kê nhiều tính năng, hoặc nhiều sản phẩm trong dnah mục. Mục đích như vậy là để tăng tỷ lệ người dùng click vào, đồng thời làm gia tăng tỷ lệ bán hàng.
Ở quảng cáo này, người tạo chiến dịch 1 tạo ra sitelink, để thêm nhiều thông tin bổ ích đến dịch vụ của mình. Tạo sư hứng thú và tò mò cho người dùng khi muốn tìm thêm một sản phẩm nào đó.
Ở chiến dịch 2, người ta sử dụng tính năng làm nổi bất bằng đánh giá sao vàng. Mục đích là làm cho người dùng tin tưởng hơn về sản phẩm mà họ muốn mua từ người bán.
Ở chiến dịch này, người tạo chiến dịch muốn người dùng chủ động liên lạc ngay khi từ khóa nằm top 1.
8.Tỷ lệ CTR cao có tốt hay không
Thông thường khi chúng ta tạo một chiến dịch PPC, mong muốn đó là tỷ lệ CTR càng cao càng tốt. Vì khi đó chúng ta đang hy vọng về khả năng chuyển đổi đơn hàng rất cao từ chiến dịch PPC đó.
Nhưng có một nghịch lý như thế này, không phải tỷ leeh CTR cao đối lúc lại mang về giá trị ngược cho doanh nghiệp. Vậy lý do dẫn đến nguyên nhân đó là gì?
Nguyên nhân 1:
Theo chúng tôi , nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là click ao từ đối thủ. Ví dụ bạn cùng doanh nghiệp A, làm về cùng 1 dịch vụ. Nhưng doanh nghiệp A không sử dụng quảng cáo Google, thay vào đó họ sử dụng SEO. Nhưng kết quả mang lại rất kém và không tạo ra được nhiều đơn hàng.
Nhưng doanh nghiệp bạn không SEO, mà chỉ tập trung vào quảng cáo Google Ads. Nhưng đối thủ lại sử dụng Click tặc, để rồi tỷ lệ nhập chuột của doanh nghiệp bạn tăng lên đáng kể, tốn nhiều chi phí. Nhưng lại không mang về bất cứ chuyển đổi nào.
Nguyên nhân 2:
Trang đích mà bạn chọn không đúng với trọng tâm của người dùng. Hoặc tốc độ trang đích của bạn quá chậm, người dung không thể chờ đợi quá lâu để vào xem sản phẩm của bạn được…..
9.Kết
Qua bài viết này giờ bạn đã biết được CTR viết tắt của từ gì chưa? và làm thế nào để tối ưu tỷ lệ Ctr phải không nào? CTR sẽ giúp bạn biết được chiến dịch PPC của mình hiệu quả hay không. Nếu một website tập trung vào SEO và có tỷ lệ CTR càng cao, tất nhiên đó là lợi ích. Ngược lại bạn làm PPC, và có tỷ lệ CTR cao cũng chưa chắc đã thành công.
Theo bạn những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đã thuyết phục chưa? Nếu chưa bạn hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé.
https://www.disruptiveadvertising.com/adwords/what-is-ctr-click-through-rate/
https://gtvseo.com/marketing/ctr-la-gi/
https://mangools.com/blog/seopedia/ctr/