Nếu bạn đang kinh doanh thì không thể sống thiếu quá trình quảng cáo được. Không tự nhiên khách hàng biết đến bạn để mua hàng từ shop của bạn, mà cần phải có quá trình quảng bá, mời chào sản phẩm thì lúc đó cửa hàng của bạn mới sinh đơn. Đó chính là tầm quan trọng, rất quan trọng của quảng cáo.
Nhắc đến quảng cáo thì không thể không nhắc đến gã khổng lồ Google với 2 nền tảng quảng cáo lớn nhất hiện nay, đó là Google Adwords và Google Shopping Ads. Quảng cáo Google Shopping và Google Ads Search có những điểm nổi bật và ưu điểm riêng cho từng mục đích khác nhau, thế nên quyền quyết định và sự thành công của chiến dịch quảng cáo còn phụ thuộc rất lớn vào doanh nghiệp của bạn.
Trong bài viết dưới đây, SaleKit sẽ tập trung phân tích nền tảng quảng cáo Google Shopping, để xem với người anh Google Ads đã từng “làm mưa làm gió” thị trường một thời thì Google Shopping “sinh sau đẻ muộn” có những ưu điểm và lợi thế nào vượt trội hơn nhé.
Bạn đang phân vân liệu Google Shopping khác biệt thế nào với Google Ads hiện tại. Và cùng dưới sự điều hành của Google, hình thức quảng cáo mới này liệu có thể làm được gì hơn so với Google Ads.
Sau đây là một vài con số ấn tượng mà Google Shopping đã mang lại cho nhà quảng cáo và khiến Google luôn tự tin khi nói về nền tảng quảng cáo này của họ:
– Kể từ khi ra mắt, Google Shopping giúp các nhà bán lẻ tăng ít nhất gấp 2 lần doanh thu.
– Với lợi thế hiển thị sản phẩm trực quan, Google Shopping giúp gia tăng đến 35% tỷ lệ click chuột vào kết quả quảng cáo được hiển thị.
– Các nhà quảng cáo thích thú với Google Shopping, vì giúp họ tiết kiệm đến 25% chi phí cho ngân sách quảng cáo PPC.
Với những kết quả rất ấn tượng mà Google Shopping mang lại cho nhà quảng cáo và các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ. Theo mình, đây sẽ là 1 hình thức mà bạn cần khai thác nhanh trong thời gian sắp tới.
Tất nhiên, bắt đầu trước giá sẽ rẻ, khi nhiều người chạy quảng cáo cho cùng 1 sản phẩm, giá thầu sẽ được đẩy lên rất cao.
Tiếp theo chúng ta tìm hiểu bản chất Google Shopping như thế nào mà lại có kết quả tốt như vậy.
>>> Đọc thêm: https://salekit.vn/blog/su-dung-google-ads-nhu-nao-de-kinh-doanh-hieu-qua.html
Google Shopping hay gọi là quảng cáo mua sắm là một hình thức quảng cáo trực tuyến của Google đã khá phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ. Giống như 1 gian hàng online được hiển thị trực quan tại vị trí hot nhất trên trang kết quả tìm kiếm Google, quảng cáo Google Shopping cho phép hiển thị nhanh chóng thông tin cụ thể của sản phẩm về hình ảnh, giá bán, địa chỉ website một cách nổi bật, trực quan khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan.
Cơ chế hoạt động của Google Shopping bạn hiểu đơn giản là Google Shopping sẽ sử dụng những dữ liệu sản phẩm mà bạn cung cấp về hình ảnh, giá, mô tả sản phẩm để hiển thị sản phẩm sát nhất với các truy vấn từ người dùng.
Quảng cáo Google Shopping có vị trí hiển thị “hot” nhất trên trang kết quả tìm kiếm. Có 2 vị trí thường được hiển thị đó là khu vực phía trên cùng (ngay dưới thanh tìm kiếm – trên quảng cáo Google Ads và kết quả tìm kiếm tự nhiên) và khu vực trên cùng phía bên tay phải (vị trí này không hiển thị trên điện thoại).
Hình thức hiển thị: Quảng cáo Google Shopping sẽ được hiển thị khác biệt so với quảng cáo Google Ads hay thứ hạng tự nhiên. Thay vì chỉ hiển thị text đơn thuần, Google Shopping hấp dẫn khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên với những thông tin chính bao gồm hình ảnh, tên sản phẩm, giá tiền và website, product ratings hoặc chính sách (ví dụ như miễn phí ship…) giúp người dùng so sánh trực quan trước khi lựa chọn click vào quảng cáo.
Với dạng hiển thị phía dưới thanh tìm kiếm thì trên màn hình desktop sẽ hiển thị 5 kết quả đầu tiên theo hàng ngang, bấm phím next bên phải sẽ hiển thị thêm tối đa 25 kết quả. Trên màn hình mobile hiển thị khoảng 2 đến 3 kết quả tùy theo kích thước của màn hình điện thoại.
Với dạng hiển thị cột bên phải, Google Shopping sẽ hiển thị tối đa 9 kết quả. Vị trí này sẽ chỉ được hiển thị trên desktop, không hiển thị trên mobile.
>>> Đọc thêm: https://salekit.vn/blog/7-loi-sai-khi-chay-quang-cao-tren-Google-AdWords.html
Không còn nghi ngờ gì nữa, tất cả các doanh nghiệp kinh doanh đa dạng các dòng sản phẩm với website thương mại điện tử đều nên tận dụng cơ hội này từ Google Shopping. Tuy nhiên, cũng như quảng cáo Google Ads, chiến dịch Google Shopping sử dụng một nền tảng phức hợp đòi hỏi sự tìm hiểu chuyên sâu để có thể thiết lập và chạy được thành công.
Nếu làm đúng, Google Shopping có thể là mỏ vàng.
Thống kê cho thấy rằng có tới hơn 70% người dùng trước khi quyết định mua một món đồ gì đó thường lên google tìm kiếm thông tin và tra khảo giá cả, nơi bán… về sản phẩm đó.
Google Shopping hiện đang được đánh giá cao về tính hiệu quả khi có thể giúp các cửa hàng, shop online tăng 35% tỷ lệ click chuột vào quảng cáo và tăng gấp đôi doanh thu với chi phí tiết kiệm lên tới 25% so với các quảng cáo khác. Đó là lý do vì sao, kể từ khi có mặt tại Việt Nam đến nay được vài tháng nhưng đang có nhiều thương hiệu lớn cũng như các shop nhỏ lẻ tham gia.
Nhiều doanh nghiệp áp dụng và thấy tỷ lệ nhấp CTR cao hơn so với quảng cáo Adwords thông thường, có khi còn tăng gấp 2 hoặc 3 lần.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ có cơ hội được hiển thị rộng hơn, cùng lúc khi chạy đồng thời quảng cáo Google Adwords và Google Shopping. Từ đó phạm vi tiếp cận khách hàng hoàn toàn có thể tăng gấp đôi với một lần search phù hợp từ phía người dùng.
>>> Đọc thêm: https://salekit.vn/blog/so-sanh-2-hinh-thuc-quang-cao-cua-Google.html
Các bước cài đặt chiến dịch quảng cáo Google Mua sắm rất đơn giản thôi. Dưới đây là các bước thực hiện:
Bước 1. Tạo tài khoản Merchant Center
Bước 2. Xác minh và xác nhận URL trang web của bạn
Bước 3. Tạo nguồn cấp dữ liệu và tải dữ liệu lên (Bước này khá lằng nhằng và khó thực hiện nhất)
Bước 4. Liên kết Merchant Center và Tài khoản AdWords
Bước 5. Cấu hình cài đặt tài khoản
Chúng ta bắt đầu đi vào từng bước chi tiết nhé.
Trước hết bạn vào Google Merchant (https://www.google.com/retail/solutions/merchant-center/) và đăng ký một tài khoản. Điền đầy đủ các thông tin như ảnh bên dưới và nhấn Continue
Sau một vài bước xác nhận, bạn sẽ được chuyển đến giao diện làm việc của Merchant Center. Lúc này hãy cập nhật đầy đủ và chính xác các thông tin:
– Tên doanh nghiệp (Business display name)
– URL website
– Địa chỉ doanh nghiệp (Business address)
– Thông tin liên hệ (Customer service chat)
Xong bước đăng ký tài khoản rồi. Giờ chúng ta chuyển sang bước 2
Việc xác minh này giống như trước đây bạn xác minh cài đặt tài khoản Google Webmaster tool thôi.
Click vào Thông tin doanh nghiệp, chọn website. Google đưa ra cho bạn 4 cách xác minh.
Thông thường, mình hay chọn cách copy mã thẻ HTML dán vào code web trang chủ. Nó sẽ nằm trong phần, trước phầnđầu tiên
Tiếp tục chuyển qua bước 3
Như mình đã nói quảng cáo mua sắm (Google Shopping Ads) cho phép hiển thị ngay thông tin sản phẩm (Tên sản phẩm, Ảnh, Giá sản phẩm…) trên trang tìm kiếm cho người dùng. Nhưng bằng cách nào mà Google lấy được thông tin này để hiện thị trên trang tìm kiếm?
Đó chính là nhờ Google Merchant. Trợ thủ này có nhiệm vụ tải toàn bộ thông tin cửa hàng, dữ liệu sản phẩm lên Google, và cung cấp thông tin cho quảng cáo mua sắm. Và nhiệm vụ của bước này là tìm cách đẩy thông tin dữ liệu sản phẩm từ website lên Google Merchant để Google mua sắm lấy được dữ liệu hiển thị.
Thao tác đó được gọi là tạo nguồn cấp dữ liệu sản phẩm (Products Feeeds) cho Google Merchant.
Cách làm như sau:
– Vào Sản phẩm > Nguồn cấp dữ liệu > Nhấn vào biểu tượng dấu + để tạo mới Nguốn cấp dữ liệu.
– Tiếp theo chọn Quốc gia và ngôn ngữ Việt Nam, rồi nhấn Tiếp tục
– Đặt tên nguồn và lựa chọn phương thức kết nối dữ liệu website với Merchant Center. Có 5 cách để kết nối dữ liệu như sau:
Cách 1: Nạp dữ liệu qua Google trang tính (Google Sheets)
Cách 2: Nạp dữ liệu theo lịch biểu (Scheduled fetch)
Cách 3: Tải lên tên nguồn cấp dữ liệu (Upload)
Cách 4: Nạp dữ liệu qua API Nội dung (Content API)
Chỗ này thì đơn giản rồi. Bạn nhấp vào biểu tượng 3 chấm ở góc trên bên phải màn hình, và chọn Liên kết tài khoản
Tiếp tục nhập ID tài khoản Adwords để kết nối.
Sau đó vào Google Adwords, bạn sẽ nhận được thông báo như hình
Bạn chỉ cần click vào xem, nhấn Phê duyệt và thiết lập nốt các bước còn lại
Vậy là xong bước liên kết, bây giờ bạn sẽ hoàn tất cài đặt chiến dịch quảng cáo Google Shopping trên tài khoản AdWords. Các bước thực hiện như sau
Hướng dẫn này tập trung vào cách thiết lập quảng cáo Google Mua sắm, vì vậy tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết khi thiết lập tài khoản AdWords. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn tuyệt vời về thiết lập tài khoản AdWords để có thêm kiến thức hữu ích nhé. Dưới đây là một vài mẹo trong việc thiết lập các cài đặt cơ bản để chạy Chiến dịch mua sắm của Google.
Tạo chiến dịch mới
Nhấp vào tab “Chiến dịch”, sau đó nhấp vào nút + Chiến dịch (+ Campaign) màu đỏ và chọn “Mua sắm” (shopping) như hình nhé.
Nhiều người chạy quảng cáo google shopping hay quên một thao tác khá đơn giản là đặt tên cho chiến dịch, hoặc tùy tiện đặt tên ngẫu hứng, gây khó khăn cho việc kiểm tra lại thông tin chiến dịch sau này. Với những chiến dịch Google shopping, tôi thường đặt tên quảng cáo theo mùa hoặc tên tùy biến theo mục đích thử nghiệm.
– Nếu sản phẩm đang thử nghiệm chạy Google mua sắm bạn nên cài đặt chiến dịch ở mức độ ưu tiên thấp.
– Nếu cùng một sản phẩm nằm trong nhiều chiến dịch, có cùng mức độ ưu tiên thì giá thầu cao nhất sẽ giành được hiển thị.
– Nếu cùng một sản phẩm nằm trong nhiều chiến dịch với các giá thầu khác nhau và các mức độ ưu tiên khác nhau, trước tiên Google sẽ đi với chiến dịch ưu tiên cao hơn (và giá thầu tương ứng).
Với các bạn tự chạy chiến dịch quảng cáo Google shopping hoặc Google Adword, tôi khuyên các bạn vẫn nên tham khảo trên các forum hoặc bài viết chuyên sâu về mức độ ưu tiên của các chiến dịch để có thêm gợi ý thiết lập quảng cáo cho phép tối đa hóa lợi nhuận từ ngân sách của bạn.
Mạng & Vị trí
Theo mặc định, các chiến dịch quảng cáo của bạn sẽ hiển thị trên Google tìm kiếm, AOL, Google map và Youtube.
Thông thường, tôi hay duy trì hiển thị quảng cáo của mình trên AOL, Google map và Youtube vì CPC thấp hơn so với Google tìm kiếm, đồng thời tỉ lệ chuyển đổi cũng cao hơn. Tuy nhiên, tùy theo từng ngành nghề bạn nên lựa chọn kênh hiển thị quảng cáo cho phù hợp. Chẳng hạn, sản phẩm của bạn phù hợp bán toàn cầu, những vị trí quảng cáo hiển thị rộng trên thế giới lại phù hợp. Và ngược lại.
Giá thầu mặc định, ngân sách & phân phối
Chúng tôi sẽ chia sẻ thêm về đặt giá thầu nâng cao trong những bài tiếp theo, nhưng bạn sẽ cần đặt giá thầu mặc định, tùy thuộc vào giá cả và khả năng cạnh tranh của những gì bạn đang bán.
Đừng quá lo lắng, đây chỉ là giá thầu mặc định của bạn. Điều này sẽ chỉ áp dụng cho các sản phẩm mà bạn không chỉ định giá thầu cho sau này.
Thông thường, bạn sẽ muốn bắt đầu quảng cáo Google shopping của mình với giá thầu “mềm mại” – không quá cao, cũng không quá thấp và kiểm tra xem hiệu quả thu được từ quảng cáo có ổn chưa. Để bán hàng nhanh hơn, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng “tăng tốc” thay vì “chuẩn” mặc định. Phân phối nhanh sẽ giúp sản phẩm của bạn hiển thị nhanh hơn và cho tất cả các truy vấn mà Google tìm thấy phù hợp với bạn.
Liên kết Analytics và thiết lập theo dõi chuyển đổi
Có hai cách để làm điều này. Bạn có thể tạo mã Theo dõi AdWords và thả mã trên trang xác nhận đơn đặt hàng của mình. Hoặc bạn có thể lấy chuyển đổi từ Google Analytics.
Dù bằng cách nào bạn cũng sẽ cần liên kết Google Analytics với tài khoản AdWords của mình để có được dữ liệu. Hãy nhấp vào nút setting ở phía trên bên phải bằng địa chỉ email và ID tài khoản của bạn.
Bạn sẽ cần có cùng một địa chỉ email với quyền truy cập quản trị vào AdWords, Google Analytics và Google Merchant Center.
Để tạo theo dõi chuyển đổi trong AdWords, hãy nhấp vào Chuyển đổi trong tab Công cụ.
Khi chạy quảng cáo Google Shopping, bất cứ chủ web nào cũng mong muốn có được tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng cao nhất, tối ưu phần chi phí đã bỏ ra. Dưới đây sẽ là một số cách tối ưu hiệu quả chạy quảng cáo Google Shopping cũng như những lưu ý bạn cần nắm được:
– Thông tin về dữ liệu sản phẩm cần phải được điền đầy đủ, hấp dẫn và “chuẩn SEO” đặc biệt bạn đừng quên những thông tin chính như Tên sản phẩm, giá, hình ảnh chất lượng, mô tả sản phẩm tình trạng và đường link sản phẩm trên website… Nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả của chiến dịch bao gồm cả về vị trí và chi phí.
– Riêng về hình ảnh cần là ảnh rõ nét, có độ phân giải cao, tốt nhất là ảnh nền trắng và thể hiện đúng biến thể của sản phẩm chi tiết về kiểu dáng, màu sắc… Không dùng ảnh có chứa text hoặc đóng dấu ảnh.
– Trang website của bạn nên được tối ưu chuẩn thân thiện với di động và đặc biệt cần phải có giao thức bảo mật SSL – https mới được Google Shopping chấp thuận. Bạn có thể mua SSL với chi phí vài trăm nghìn mỗi năm hoặc một số bên thiết kế web sẽ cung cấp miễn phí cho bạn ví dụ như Sapo Web chẳng hạn.
– Hãy đảm bảo trang đích sản phẩm của bạn đầy đủ các thông tin, từ thông tin về sản phẩm, cửa hàng, thông tin liên hệ, chế độ đổi trả, chính sách hoàn tiền… càng hấp dẫn và thuyết phục càng tốt để đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi tốt, tối ưu cho mỗi click.
– Cần kiểm tra, cập nhật thường xuyên kịp thời về thông tin sản phẩm, số lượng tồn kho. Nên lựa chọn các nền tảng thiết kế web có hỗ trợ kênh bán hàng Google Shopping để tận dụng lợi thế tự động cập nhật tồn kho và cài đặt và quản lý các chiến dịch dễ dàng hơn.
– Bạn nên lựa chọn các sản phẩm đang bán chạy nhất với giá thành hợp lý để chạy quảng cáo Google Shopping trước khi quyết định chạy một loạt để thử nghiệm cũng như học cách tối ưu chiến dịch và chi phí.
– Nên phân chia theo nhóm sản phẩm và cài đặt các chiến dịch khác nhau với giá thầu tương ứng với hiệu quả của từng nhóm.
– Google Shopping cho phép hiển thị phần đánh giá sao và số lượng, bạn nên chú ý hiển thị phần này cho hấp dẫn.
– Bạn cần tiếp tục chạy tiếp thị lại cho những khách hàng click vào quảng cáo Google Shopping để tăng thêm tỷ lệ chuyển đổi.
– Để đảm bảo quảng cáo của bạn được duyệt thì bạn nên đọc kỹ về chính sách của Google về sản phẩm, lĩnh vực, website cũng như các thông tin cần đảm bảo.
Mặc dù chắc chắn rằng, để có một chiến dịch quảng cáo Google Shopping hiệu quả, hướng dẫn trên là chưa đủ, bạn chắc chắn sẽ cần nhiều thời gian và công sức mày mò nghiên cứu thêm về cả kỹ thuật lẫn hành vi khách hàng.
Có thể nói, chắc chắn Google Shopping sẽ trở thành một xu hướng quảng cáo trong tương lai bởi những gì nó đem lại cho các đơn vị kinh doanh online nhỏ. Nếu bạn chưa thử, tại sao không bắt đầu ngay bây giờ?
Nguồn: https://salekit.vn/blog/kinh-doanh-online-nen-chay-google-shopping-ads.html
Post Views:
426
- Referral Traffic là gì? 9 bí quyết x2 lượng Referral Traffic
- Kịch bản chăm sóc khách hàng qua điện thoại chuẩn chỉ cho Telesale
- Bật mí tuyệt chiêu kinh doanh khu vui chơi trẻ em ở quê đem lại thu nhập khủng
- Kinh nghiệm quản lý kho bằng Excel đơn giản, tiết kiệm thời gian
- Hướng dẫn cách đọc số tiền trong tiếng Anh chuẩn xác nhất