Bạn có đam mê với thưởng thức cũng như sáng tạo ra những chiếc bánh ngọt nhỏ xinh, với hương vị mới lạ và đẹp mắt. Bạn mong muốn có một cửa hàng bánh ngọt cho riêng mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và như thế nào; bởi kinh doanh không chỉ có đam mê là đủ. Kế hoạch kinh doanh cửa hàng bánh ngọt chi tiết, cụ thể dưới đây sẽ giúp bạn có một cửa hàng bánh ngọt thành công.
5 ý tưởng kinh doanh đem lại lợi nhuận cao nhất năm 2019.
Bật mí kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm online cho start-up trẻ.
Bí kíp giải quyết triệt để tình trạng thất thoát hàng hóa trong kinh doanh siêu thị.
Nghiên cứu và phân tích thị trường:
Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng:
Bánh ngọt, bánh kem với nhiều hương vị độc đáo, hấp dẫn khác nhau là nhu cầu không thể thiếu của bất kỳ lứa tuổi nào của người Việt Nam hiện nay. Trong một bữa tiệc sinh nhật, tiệc cưới… thì không thể không có sự góp mặt của những chiếc bánh kem được trang trí đẹp mắt. Ngoài ra thì bánh ngọt cũng được nhiều người ưu ái lựa chọn làm đồ ăn nhẹ cho bữa sáng. Vì vậy, có thể khẳng định đây là sản phẩm có tiềm năng lớn đối với người đam mê kinh doanh lĩnh vực này.
Một cửa hàng bánh ngọt đáp ứng nhu cầu của khách hàng đặc biệt là giới trẻ sẽ bắt nhịp cùng cuộc sống hối hả ngày nay. Xã hội ngày càng phát triển, con người tham gia rất nhiều hoạt động, nhiều công việc để có thể đáp ứng được nhu cầu của bản thân song con người lại càng có ít thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi, vì vậy một cửa hàng bánh ngọt sẽ đáp ứng được nhu cầu thư giãn hàng ngày trong những bộn bề của cuộc sống.
Tiến hành phân loại khách hàng:
Các cửa hàng bán ngọt thường hướng tới 3 nhóm khách hàng chính như:
Giới trẻ, người có thu nhập ổn định
Người ăn kiêng, béo phì
Du khách nước ngoài.
Xác định khách hàng mục tiêu và phân tích đặc điểm của khách hàng:
Để có khởi đầu thành công, bạn cần xác định được nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn sẽ hướng đến. Khách hàng là giới trẻ, người có thu nhập ổn định, hay khách hàng chủ yếu là người nước ngoài tại Việt Nam; khách hàng cũng có thể là những người ăn kiêng, béo phì… Xác định nhóm khách hàng mục tiêu mà cửa hàng của bạn hướng tới trong tương lai là cơ sở để tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của cửa hàng; cũng như lựa chọn địa điểm và thiết kế phong cách cửa hàng sao cho phù hợp.
Khách hàng là đối tượng thuộc tầng lớp nào thì cũng sẽ có rất nhiều nhu cầu khác nhau. Vì vậy, bạn nên nắm rõ đặc điểm của khách hàng để đáp ứng được tất cả những nhu cầu của họ khi đến cửa hàng. Điều này, sẽ tạo ra cho bạn một lợi thế cạnh tranh lớn trong môi trường kinh doanh thư giãn ngày càng tăng trưởng mạnh như hiện nay.
Một vài nhu cầu cơ bản được khách hàng cân nhắc khi lựa chọn một cửa hàng bánh ngọt như:
– Không gian thoải mái không?
-Bánh của cửa hàng có ngon và bắt mắt không?
– Mức giá có phù hợp không?
– Có phục vụ nhanh không?
– Người phục vụ có nhiệt tình vui vẻ không?
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh cửa hàng bánh ngọt:
Cửa hàng bánh ngọt là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện khách quan cũng như chủ quan khá thuận lợi.. Nhưng để thành công không phải là chuyện dễ vì không chỉ có cửa hàng của mình, mà còn nhiều cửa hàng hiện nay cũng đang tham gia lĩnh vực này nên các đối thủ cạnh tranh là rất lớn, họ cũng muốn đạt những gì họ muốn, do đó bạn phải làm tốt hơn,lạ hơn,độc hơn đối thủ thì mới thu hút được khách hàng.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh cửa hàng bánh ngọt:
Bước quan trọng nữa mang tính quyết định sự thành bại cho cửa hàng của bạn đó là xây dựng kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết. Sau khi đã xác định được các yếu tố cơ bản như: khách hàng mục tiêu, nghiên cứu thị trường… Bạn cần lập ra bản kể hoạch kinh doanh bao gồm cả kế hoạch bán hàng như thế nào, mua hàng ra sao, tuyển dụng, đào tạo nhân viên như thế nào….
Bạn có thể tham khảo kế hoạch bán hàng và mua hàng cụ thể, chi tiết dưới đây để áp dụng cho cửa hàng của mình:
Kế hoạch bán hàng:
Bán bánh ngọt bánh kem,cà phê , trà và các loại nước giải khát khác
-Sáng: phục vụ khoảng từ 40 người
-Trưa: phục vụ khoảng 20 người
-Tối:phục vụ khoảng 50 người
+Mặt hàng phục vụ khách hàng: bánh ngọt,bánh kem, cà phê, trà , các loại nước giải khát khác
+Giá bán: Bánh ngọt tùy loại có giá từ:10.000- 40.000VND/cái
Bánh kem tùy loại có giá:100.000-250.000VND/cái
Cà phê: 25.000VND/ly
Trà:20.000/ly
Bán trung bình cho 1người/ngày là 60.000. Một ngày khoảng 110người
60.000*110=6.600.000
Trung bình 1ngày bán được khoảng 10 chiếc bánh kem:10*150.000=1.500.000
Doanh thu 1tháng là:8.100.000*30=243.000.000
Xác định kế hoạch mua hàng:
Kế hoạch mua lương thực, thực phẩm và đồ uống: mua cà phê 3kg/tuần với giá 45.000VND/kg; cafe hòa tan 5hộp/tuần giá 42.000VND/hộp. Mua sữa với giá 30.000VND/l với 30l/tuần; hương liệu 4kg/tuần với giá 30.0000VND/kg; đường 30kg/1tuần với giá 16.000VND/kg; trà 2kg/tuần với giá 20.000VND/kg. Bột mì 20kg/tuần với giá 15.000VND/kg; kem 3kg/tuần 200.000VND/kg,kem tươi 2hộp, 150.000VND/hộp; dầu ô liu 1chai/tuần 50.000chai. Hương liệu thực phẩm 5lọ/tuần với giá 10.000VND/ lọ; bơ 2kg/tuần với giá 150.000VND/1kg; nước ngọt 2thùng với giá 150.000VND/1thùng.
Tổng chi phí cho 1tuần là 3.755.000VND.
Sản phẩm chính của cửa hàng:
Đại đa số những sản phẩm mà cửa hàng bánh sẽ cung cấp là các loại bán kem, bánh ngọt, bánh mì. Ngoài ra, bạn nên tạo ra cho cửa hàng của mình một nét đặc trưng khác. Từ hương vị của bánh hay một vài loại bán đặc trưng nhất định; để thu hút và giữ chân khách hàng. Nếu bạn muốn phát triển đa dạng hơn; thì hãy thêm vào menu của mình một số loại bánh mặn như: humberger, sandwich, bánh mì kẹp…. để tăng thêm sự lựa chọn của khách hàng. Sản phẩm phong phú, đa dạng; đội ngũ nhân viên phục vụ trẻ trung, chuyên nghiệp; luôn luôn nở nụ cười với thực khách. Cùng phong cách phục vụ chuyên nghiệp sẽ mang lại cho bạn một cảm giác thật gần gũi và ấm cúng…
Máy móc và trang thiết bị cho kinh doanh cửa hàng bánh ngọt:
Để tạo ra những chiếc bánh chất lượng; bạn cần phải bỏ ra một khoản lớn trong tổng số vốn mình. Có để đầu tư vào máy móc phục vụ cho quá trình làm bánh. Các loại máy móc cơ bản cần trang bị bao gồm: máy nhào bột, máy cán bột, lò nướng bánh, máy để đánh kem, đánh trứng, tủ để bảo quản cũng như bày bánh…
Nếu kinh doanh bánh ngọt online hoặc tiệm bánh ngọt nhỏ. Bạn chỉ cần một máy trộn bột đánh trứng và lò nướng bánh ngọt. Chi phí cho hai thiết bị này chỉ từ 18 triệu đồng.
Nếu kinh doanh tiệm bánh quy mô vừa trở lên; bạn nên đầu tư một dây chuyền làm bánh ngọt đầy đủ, sẽ giúp tiết kiệm thời gian. Cũng như chi phí nhân công, bánh thành phẩm đồng đều mà không có yêu cầu gì về nhân công.
Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị cho cửa hàng của mình công cụ, dụng cụ khác như: bàn, ghế để phục vụ cho khách hàng khi đến quán. Đĩa, cốc, thìa, dụng cụ trang trí bánh, nến, dao, dĩa…
Chiến lược marketing cho cửa hàng:
Chiến lược chung cho cửa hàng kinh doanh bánh ngọt:
Trong kinh doanh, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào marketing luôn đóng vai trò quan trọng; với một doanh nghiệp, cửa hàng, dự án nào để tạo nên sự thành công. Nhân tố hàng đầu để thu hút khách hàng; là sự chất lượng đến từ sản phẩm và dịch vụ mà bạn mang tới cho khách hàng. Bên cạnh việc không ngừng sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Bạn cũng cần trích ra một khoản chi phí; để thực hiện chiến dịch marketing quảng bá cho cửa hàng của mình. Bằng nhiều hình thức khác nhau.
Các hình thức marketing cụ thể:
Thiết kế tờ rơi ấn tượng: khi đã mở tiệm, bạn cần làm cho mọi người biết cửa hàng của bạn đã và đang mở cửa. Để phát đi thông điệp đó, tờ rơi là một cách tiếp thị trực tiếp đến tay nhiều người và khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, khi thiết kế tờ rơi, màu sắc bắt mắt, hình ảnh thu hút. Hay cách thức thiết kế ấn tượng là điều bạn cần lưu ý. Nếu bạn nghĩ rằng chỉ cần một tờ giấy, ghi đôi lời quảng cáo hấp dẫn lên; là có thể thu hút khách hàng thì đó là một sai lầm.
Khuyến mãi theo ngày: Giảm giá, khuyến mãi hay sự kiện dùng thử một món bánh mới vào buổi tối sẽ giúp bạn thu hút khách hàng. Bạn có thể áp dụng các chương trình khuyến mãi vào các dịp đặc biệt như: 8/3, 20/10, valentine hoặc các ngày giữa tuần để hút khách vào những ngày vắng.
Marketing qua mạng xã hội: Đăng thông tin về cửa hàng của bạn được đăng tải trên mạng xã hội thì sẽ rất nhiều người tìm kiếm và biết đến bạn. Một website, fanpage facebook, zalo, instagram hay tài khoản trên foody, lozi, các đánh giá và phản hồi tốt trên địa chỉ ăn uống,… kèm với menu, giá cả, địa chỉ, giờ mở cửa sẽ giúp tiệm bánh của bạn thu hút sự chú ý của mọi người.
Trên đây là kế hoạch kinh doanh cửa hàng bánh ngọt cụ thể, chi tiết cho người mới bắt đầu. Thành công không đến với những ai vội vã và không có sự kiên nhẫn. Vì vậy, với những gì chúng tôi cung cấp hy vọng bạn sẽ có một chiến lược kinh doanh chắc chắn cho cửa hàng của mình. Chúc bạn kinh doanh thành công!