Có khá nhiều người thấy hoang mang khi tìm kiếm Inbound Marketing là gì thì kết quả hiển thị là “Tiếp thị hướng nội”!?
Hầu hết mọi người đều nghĩ Inbound Marketing là một thuật ngữ khó nhằn, rối rắm và không muốn tìm hiểu tiếp!!! Và cứ thế họ bỏ qua một phương pháp Marketing cực kỳ tuyệt vời, đóng góp ít nhiều vào sự thành công trong kinh doanh của mình.
Và ngay bây giờ, Hoc11.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Inbound Marketing một cách chi tiết nhất ngay trong bài viết sau.
Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm Inbound Marketing trước….
Inbound Marketing là gì?
Inbound Marketing là chiến lược với nhiều hình thức Marketing được chọn lọc một cách chủ ý nhằm tạo ra những hành động thu hút, tăng tỷ lệ chuyển đổi để đạt được mục tiêu mong muốn, góp phần tăng trưởng doanh thu mang lại sự bền vững cho doanh nghiệp trên Internet.
Bất kỳ công ty lớn/nhỏ nào cũng cần xây dựng Inbound Marketing sẽ thúc đẩy doanh nghiệp của bạn phát triển gấp 10 lần trên 4 khía cạnh sau:
- Tăng lượng traffic (lượt truy cập vào website)
- Biến đổi traffic thành đối tượng khách hàng tiềm năng (Lead)
- Cải thiện doanh thu, tăng trưởng lợi nhuận
- Tạo độ tin cậy và sự yêu mến từ khách hàng đối với thương hiệu doanh nghiệp.
Đặc biệt, bạn sẽ tiết kiệm tối ưu mức chi phí đầu tư vào Marketing cực kỳ hiệu quả!
Ngoài Marketing Inbound, thì Hoc11.vn cũng sẽ cung cấp cho bạn kiến thức cơ bản về Outbound Marketing – Một chiến lược Marketing khác biệt hoàn toàn so với Inbound.
Giống như Guy Kawasaki, Chief Evangelist CANVA từng nói: “Nếu chất xám của bạn nhiều hơn tiền thì hãy làm Inbound Marketing. Nếu tiền của bạn nhiều hơn chất xám thì nên tập trung vào Outbound Marketing”.
6 Chủ đề chính trong Inbound Marketing
1. Tạo ra nội dung – Content Creation
Cung cấp nhiều nội dung hữu ích, có giá trị cao và thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của khách hàng, sau đó hãy chia sẻ nội dung trên các trang mạng xã hội.
2. Tiếp thị theo vòng đời khách hàng – Lifecycle Marketing
Thực hiện nhiều bước Marketing đa dạng trong từng giai đoạn dựa vào hành vi ủa khách hàng thông qua cách họ tiếp cận với doanh nghiệp của bạn.
3. Cá nhân hóa – Personalization
Bạn phải hiểu rõ về chân dung khách hàng mục tiêu của mình và tạo ra nhiều thông điệp cá nhân ấn tượng dành riêng cho họ.
4. Đa kênh – Multi Channel
Inbound Marketing có thể triển khai tốt trên nhiều kênh cùng một lúc, vì người dùng sẵn sàng tương tác với doanh nghiệp tại nơi mà họ sử dụng nhiều nhất.
5. Tích hợp – Integration
Sử dụng các công cụ hỗ trợ tìm kiếm nội dung, phân tích và đo lường kết quả sau chiến dịch Marketing sẽ giúp doanh nghiệp biết được lỗ hổng trong quá trình “tác chiến” là gì và đưa ra phương pháp thay đổi phù hợp. Đồng thời tăng cường tập trung vào việc sáng tạo và chia sẻ nội dung ở đúng nơi và đúng thời điểm.
6. Xây dựng kế hoạch Marketing dựa theo nhu cầu của người dùng
Khi bạn cung cấp những nội dung hấp dẫn vào đúng thời điểm sẽ góp phần thúc đẩy chiến dịch Marketing phát triển đúng hướng và thu hút khách hàng hiệu quả hơn so với cách làm Marketing truyền thống.
Outbound Marketing là gì?
Outbound Marketing được biết đến là cách làm Marketing truyền thống. Doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm khách hàng thông qua các chiến dịch quảng cáo, xây dựng kênh Marketing,… nhằm gửi thông tin về sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng một cách đại trà.
Outbound Marketing gồm nhiều hình thức tiếp thị truyền thống sau:
- Quảng cáo truyền hình trên tivi, radio
- Gửi hàng loạt Email Marketing bán hàng dựa trên tệp Email data của doanh nghiệp
- In ấn catalog rồi phân phát
- Trực tiếp gặp mặt, Telesales
Qua đó thu được list khách hàng tiềm năng để nhân viên Sale tiếp tục quá trình tiếp cận và thúc đẩy khách mua hàng.
Nhược điểm của Outbound Marketing
Trong nhiều thập kỷ trước, Outbound Marketing luôn được xem là hình thức tiếp thị cực kỳ tốn kém và chiếm một phần ngân sách lớn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù bỏ ra số tiền không nhỏ nhưng Outbound Marketing không thu được kết quả như mong đợi mà ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm sau:
- Không tập trung vào hành vi tìm kiếm thông tin/giải đáp của khách hàng ngày nay.
- Quảng cáo một cách đại trà trên diện rộng. Doanh nghiệp khó nhắm đến mục tiêu khách hàng mong muốn.
- Khó phân tích dữ liệu khách hàng, kết quả sau chiến dịch vì không thể kết nối các dữ liệu thu thập được từ những kênh khác nhau.
- Khó theo dõi tỉ lệ ROI
- Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ phòng chống, từ chối nhận tin qua mạng xã hội, điện thoại,…
- Tốn kém, hiệu quả chưa cao
Đó là Hoc11.vn chưa đề cập cụ thể vào mức chi phí làm Marketing Outbound, vì quá đắt đỏ. Doanh nghiệp phải có một khoảng đầu tư lớn để thực hiện kế hoạch mục tiêu, NHƯNG lợi nhuận thu về sau đầu tư sẽ không biết là bao nhiêu.
Tuy nhiên, chúng ta không thể khẳng định Outbound là phương pháp Marketing không hiệu quả. Thực tế có nhiều doanh nghiệp kết hợp cả 2 hình thức Outbound và Inbound một cách thông minh và thu được nhiều thành công nhất định.
>> Chúng tôi thường gọi sự kết hợp này là “All-bound”.
Điểm khác biệt giữa Inbound và Outbound Marketing
Inbound Marketing có hình thức tiếp thị khác hoàn toàn với Outbound vì doanh nghiệp sẽ cố gắng giảm thiểu sự chú ý của người dùng càng nhiều càng tốt.
Inbound là một trong những chiến lược quan trọng trong Digital Marketing giúp bạn thu hút một lượng lớn khách hàng thông qua việc chia sẻ những nội dung có chiều sâu, hữu ích. Đây là cách đưa ra thông tin/giải pháp mà khách hàng đang tìm kiếm trước khi quyết định sử dụng dịch vụ/sản phẩm của bạn.
Thông qua đó, tăng cường khả năng nhận diện thương hiệu doanh nghiệp bạn, tạo sự tin cậy từ danh sách khách hàng mục tiêu.
Với Outbound, doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm, trò chuyện với khách hàng tiềm năng trước.
Còn với Inbound, khách hàng chủ động tìm kiếm thông tin, bị thu hút từ nội dung chia sẻ và liên hệ với doanh nghiệp bạn trước.
Hoạt động Inbound phổ biến thông qua nhiều cách Marketing như: Viết Blog, Marketing nội dung, Opt-In (đăng ký) trong Email và SEO. Ngoài ra, một hình thức khác của Inbound rất dễ gặp là Paid Search (quảng cáo có trả tiền), vì quảng cáo của bạn chỉ xuất hiện khi người dùng tìm kiếm những thông tin liên quan đến dịch vụ/sản phẩm bạn cung cấp.
Trong những năm gần đây, phương thức Inbound Marketing cực kỳ thành công. Theo khảo sát của Nielsen 2016 cho thấy: “Trung bình, một người trưởng thành ở Mỹ sẽ dành 10 tiếng/ngày để sử dụng: Điện thoại, Tablet, Laptop, máy tính bàn….
Và khi họ quan tâm về một vấn đề nào đó hoặc thắc mắc về điều gì, thì hành động đầu tiên họ làm: “Search Google”.
Chính vì thế, đối với các quảng cáo hiển thị trực tuyến thì tỉ lệ CTR (Click through rate) sẽ giảm nhanh chóng chỉ còn khoảng 0,07%. Theo thống kê cho thấy có đến 86% người dùng Internet đều không quan tâm đến các banner quảng cáo. Hiện tượng này được gọi là “Banner Blindness”
Lý do mọi người phớt lờ tấm banner quảng cáo vì họ cảm thấy “không liên quan” hoặc “khá phiền”.
Và còn nữa…
Hiện có đến 380 triệu thiết bị di động trên toàn thế giới có cài đặt công cụ chặn quảng cáo.
Trước những vấn đề này, các doanh nghiệp cần tạo một chiến lược Marketing khác biệt hơn để cải thiện khả năng tăng trưởng về doanh thu, thương hiệu doanh nghiệp mà phải đảm bảo hiệu quả tiết kiệm tốt nhất.
Inbound Marketing: Cách biến người lạ thành khách hàng thân thiết
Một chiến dịch Inbound Marketing có thể diễn ra như sau:
- Cung cấp đa dạng nội dung hay để thu hút khách hàng, chia sẻ rộng rãi trên các kênh truyền thông để thu hút khách hàng truy cập vào website của bạn để tham khảo dịch vụ/sản phẩm đang tìm kiếm.
- Bạn tiếp tục đưa ra các giải pháp, hỗ trợ các vấn đề của họ và đưa ra những hành động/lời nói thuyết phục họ chấp nhận lời đề xuất của bạn.
- Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ cung cấp dịch vụ/sản phẩm đúng với mong muốn của khách hàng nhằm thúc đẩy họ tiếp tục quay lại nhiều hơn nữa.
Đây chính là cách phá vỡ rào cản ban đầu để bạn có thể tiếp cận và trò chuyện với khách hàng. Điều quan trọng là bạn phải chứng tỏ doanh nghiệp của mình là nơi uy tín, chuyên nghiệp để khách hàng tin tưởng và chuyển đổi sang mua hàng.
Đồng thời, đội ngũ Marketing, Sales và chăm sóc khách hàng cần có sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau để phát triển Inbound một cách tốt nhất.
Hubspot: Đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp công cụ, nền tảng và kiến thức về Inbound Marketing. Họ gọi đây là nguyên lý Flywheel
Hoc11.vn Vietnam đã chính thức trở thành đối tác Hubspot, cung cấp các Công cụ và Chiến lược cụ Inbound Marketing trên thị trường Việt Nam.
4 Phân đoạn chính trong trường phái Inbound
Từ quá trình tiếp cận một người lạ cho đến khi hình thành mối quan hệ tương tác quen thuộc là không hề đơn giản.
Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì…
Inbound Marketing Hubspot được các Marketers đánh giá là phương pháp “biến lạ thành quen” hiệu quả nhất. Để làm được điều này, Hoc11.vn xin chia sẻ đến bạn quy trình bao gồm 5 bước đơn giản sau: Attract => Convert => Close =>Delight.
Phân đoạn 1: Attract – Thu hút Sự Chú Ý
Thay vì thực hiện các hành động ép buộc, thì bạn cần tạo ra những giá trị để thu hút khách hàng tiềm năng một cách tự nhiên. Đó chính là những nội dung hấp dẫn, hữu ích mà họ đang tìm kiếm. Đồng thời, bài viết phải có loại những nghi ngờ khi họ đang muốn biết thêm về doanh nghiệp bạn.
Đặc biệt, nội dung phải thật chất lượng và thu hút đúng khách hàng mục tiêu. Số liệu mà bạn cần theo dõi nhiều nhất trong giai đoạn này là lượng traffic (truy cập) website hàng tháng.
Một số hoạt động nên đầu tư vào như:
- Tập trung vào việc nghiên cứu bộ từ khóa mục tiêu thật kỹ để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm bằng một quy trình chuẩn SEO mà Hoc11.vn đã chia sẻ rất nhiều trong các bài viết SEO trước đây. Từ đó, khách hàng sẽ tìm thấy website của bạn dễ dàng hơn trên Google.
- Tạo ra nhiều nội dung giá trị, chia sẻ miễn phí cho người đọc bằng hình thức viết Blog. Đây cũng là một cách làm Marketing Online đơn giản và hữu hiệu trong việc thúc đẩy lượng traffic đến trang web của bạn. Không có gì quá khi khẳng định Content Marketing chính là “trái tim” của Inbound.
- Thực hiện nhiều chiến dịch quảng bá trên các kênh Social Media như Youtube hay Marketing trên Facebook hoặc những nơi mà khách hàng của bạn tập trung nhiều nhất để có thể cung cấp đến họ những nội dung chất lượng nhất.
Thực hiện đúng theo từng bước, kết quả của Giai đoạn Attract: Khách hàng của bạn sẽ có ấn tượng tốt đến thương hiệu doanh nghiệp. Khi họ đã có sự tín nhiệm với bạn sẽ nhanh chóng chuyển sang Giai đoạn Engage.
7P Marketing Mix: Giúp bạn hiểu rõ chính xác điều mà khách hàng mục tiêu đang tìm kiếm!
4 Công cụ quan trọng giúp thu hút khách hàng đến website nhiều hơn
Bạn nên bắt đầu với việc viết blog nhiều hơn để thu hút người đọc truy cập vào website của bạn. Để tiếp cận khách hàng mục tiêu, nội dung bài viết nên chứa thông tin giải đáp, hướng dẫn và giáo dục nhằm giải đáp mọi vấn đề mà họ đang gặp.
-
Social Media (Phương tiện truyền thông xã hội):
Chia sẻ nhiều thông tin HOT, hữu ích, nổi bật thường xuyên trên các trang mạng xã hội và tạo ra điểm ấn tượng cho thương hiệu của mình, tăng mức độ tương tác với khách hàng tiềm năng tốt hơn.
-
SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm):
Quá trình để một người bình thường mua hàng là thông qua công cụ tìm kiếm (điển hình là Google). Do đó, bạn hãy cố gắng đưa thông tin doanh nghiệp lên vị trí cao trên bảng kết quả tìm kiếm.
Để làm tốt điều này, bạn cần dành thời gian nghiên cứu và chọn lọc từ khóa mục tiêu cẩn thận. Tiếp đến là tạo nội dung, tối ưu hóa trang web và xây dựng liên kết cho danh sách từ khóa được khách hàng mục tiêu tìm kiếm nhiều nhất.
Bạn cần tập trung tối ưu tất cả trang web của mình sao cho thu hút và truyền tải đúng thông điệp muốn gửi đến cho khách hàng mục tiêu. Hãy biến website của mình thành một “cuốn từ điển toàn thư” với đa dạng thông tin chất lượng nhất để thu hút đúng đối tượng mong muốn.
Phân đoạn 2: Convert – Chuyển đổi
Đây không phải là thời điểm bán hàng cho khách mà là giai đoạn xây dựng mối quan hệ thân thiết hơn. Hãy để khách hàng có thể từ từ cảm nhận và gắn kết với dịch vụ/sản phẩm của bạn tự nhiên nhất có thể.
2 Mục tiêu cần thực hiện trong giai đoạn Engage này:
Tăng tương tác:
Sử dụng các công cụ như Email, Chatbot, Live chat hoặc Messaging Apps để duy trì sự yêu thích của khách hàng đối với doanh nghiệp. Đồng thời, chia sẻ các hướng dẫn/giải pháp cho các vấn đề họ đang gặp – cũng là cách tăng sự tương tác rất tốt.
Thúc đẩy chuyển đổi:
Hãy thúc đẩy, tạo sự hứng thú cho khách hàng mong muốn dùng thử sản phẩm để cảm nhận rõ hơn trong tương lai gần các hoạt động:
Call-To-Action (Khuyến khích hành động)
Tạo sự kết nối với những người truy cập vào trang web bằng cách khuyến khích họ Action (hành động).
Call-To-Action là nút hoặc các liên kết thú đẩy người dùng hành động như: “Đăng ký tham gia Webinar”, “Tải Ebook miễn phí”,… Nếu hành động bạn tạo ra không đủ thu hút, sẽ là bước cản trở lớn trong quá trình biến người lạ trở thành khách hàng tiềm năng.
Ví dụ: Thương click vào bài viết trên website của bạn với chủ đề: “5 Cách đơn giản giúp giảm Stress hàng ngày”. CTA trong bài viết có thể đề xuất “Xem bộ video hướng dẫn các tư thế yoga tốt nhất để giảm stress”.
CTA phải có giá trị và khẩn trương nhưng không cần quá phức tạp, điều quan trọng là phải thôi thúc người xem hành động ngay.
Nút CTA có thể chèn vào cuối nội dung bài viết hoặc chèn xuyên suốt một cách phù hợp (đối với Content dài).
Landing Pages (Trang đích)
Hầu hết các CTA trong bài viết content sẽ đưa người dùng đến một trang Landing Page.
Landing page là những trang tách rời, được tạo ra nhằm thuyết phục người dùng để lại thông tin trên Form (chuyển đổi) nhằm cung cấp thêm nhiều nội dung có liên quan đến sở thích của họ.
Landing Page cũng nên đưa ra các thông điệp CTA của bạn bằng cách gợi mở cho người xem về nội dung này nhưng không cung cấp đủ thông tin, để thúc đẩy họ bấm vào để xem tiếp.
Và Landing Page nên:
Điều này sẽ giảm sự xao nhãng để người đọc có thể tập trung duy nhất vào lời đề xuất trước đó.
Mục đích chính của Landing Page là sử dụng các bài viết chất lượng để trao đổi thông tin liên hệ của người dùng mà chúng ta thường gọi là Lead (khách hàng tiềm năng).
Forms (Biểu mẫu điền thông tin)
Thông tin thu được sẽ lưu giữ qua phần thứ 3: Form thông tin
Để nhận nội dung thì người đọc phải để lại thông tin liên hệ như Tên, Email, Số điện thoại,… Nếu bạn cung cấp cho họ một giá trị xứng đáng, họ sẽ tự nguyện để lại thông tin cho bạn.
Form thông tin phải có thiết kế đẹp mắt, mới lạ và chứa đầy đủ thông tin cần thiết để tăng hiệu quả chuyển đổi tối đa. Form thông tin nên đặt ngay trên đầu trang, vị trí mà người dùng dễ thấy nhất.
Thông tin liên hệ là tài nguyên quan trọng nhất khi làm chiến dịch Marketing Online. Như Hoc11.vn đã đề cập ở trên, nếu bạn muốn người dùng sẵn sàng để lại thông tin quý giá này thì doanh nghiệp bạn phải cung cấp cho họ giá trị xứng đáng như: Whitepaper (tài liệu chuyên sâu), Reports (các báo cáo), Ebook (sách điện tử),…
Dù là hình thức nào thì những nội dung này phải hữu ích, đưa ra giải pháp tốt nhất cho các vấn đề của họ.
Phân đoạn 3: Close – Chốt đơn hàng
Đây là thời điểm mấu chốt, quyết định lớn nhất cho mọi nỗ lực xây dựng chiến dịch Marketing Inbound của bạn.
Nếu giai đoạn Engage tập trung vào việc biến người dùng trở thành khách hàng tiềm năng (Lead) thì giai đoạn Close sẽ đẩy mạnh việc biến những Lead có được trở thành người mua dịch vụ/sản phẩm => khách hàng của mình.
4 Công cụ giúp bạn chốt đơn đúng người, đúng thời điểm:
CRM (Customer relationship Management)
Xem xét tất cả những thông tin liên quan đến: Contacts, các giao dịch, công ty,… và cố gắng duy trì mối quan hệ chặt chẽ với list khách hàng tiềm năng của bạn.
Hệ thống CRM cung cấp nhiều thông tin chuẩn xác, giúp đội ngũ Sales doanh nghiệp có thể giữ chân và chốt đơn khách hàng nhanh chóng qua mỗi kênh.
Closed-loop Reporting (Báo cáo)
Làm cách nào bạn biết được hoạt động Marketing nào mang đến lượng khách hàng tiềm năng chất lượng nhất? Đội ngũ Sales của bạn đã làm tốt công việc khi biến những Leads đó trở thành khách hàng chưa?
Tích hợp các báo cáo vào hệ thống CRM giúp bạn phân tích rõ các vấn đề còn thiếu sót và đưa ra hướng khắc phục hiệu quả, để đội Marketing và đội Sales kết hợp với nhau tốt hơn.
Bạn sẽ làm gì trong trường hợp này: Khách hàng đã truy cập vào website và click vào CTA, điền vào form thông tin hoặc tải xuống một biểu mẫu nhưng vẫn chưa muốn sử dụng dịch vụ/sản phẩm của bạn?
Lời khuyên tốt nhất, bạn hãy gửi Email hàng loạt đến danh sách Email có được với nội dung chia sẻ thật sự hữu ích, đáp ứng nhu cầu của họ để xây dựng niềm tin) và thúc đẩy họ sẵn sàng mua hàng.
Marketing Automation
Quá trình tự động hóa Marketing sẽ gồm 2 vấn đề chính là: Chăm sóc Leads và tạo ra Email Marketing theo từng giai đoạn dựa vào sự thay đổi hành vi của Lead.
Phân đoạn 4: Delight – Làm Hài Lòng
Inbound Marketing tập trung chính vào việc cung cấp những nội dung giá trị cho người dùng, dù họ là người lạ, khách hàng tiềm năng hay những khách hàng đã mua dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
Bạn cần xây dựng các chiến lược khác nhằm duy trì sự tương tác, nâng cao sự hài lòng và thúc đẩy Upsell (bán hàng thêm) cho những người đã mua hàng. Từ đó, họ sẽ trở thành khách hàng thân thiết và cũng là người tự nguyện quảng bá miễn phí cho sản phẩm của bạn lan rộng hơn.
3 Công cụ tuyệt vời giúp doanh nghiệp có thể nâng cao sự hài lòng của khách hàng:
CTA thông minh (Smart CTA)
Dựa vào thông tin của người mua trước đó, bạn hãy nhiều thông điệp, khuyến mãi, ưu đãi, giảm giá phù hợp theo từng giai đoạn mua hàng của họ.
Social Media:
Sử dụng nhiều kênh Social Media như: Facebook, Youtube, Instagram, Twitter,… sẽ tăng cơ hội giúp bạn chăm sóc khách hàng tốt hơn.
Email và Tự động hóa Marketing:
Cung cấp nhiều nội dung ấn tượng dành cho các khách hàng hiện có để giúp họ đạt được mục tiêu của mình. Đồng thời, khéo léo giới thiệu các sản phẩm/dịch vụ mới có thể khiến họ quan tâm.
Chi phí đầu tư vào Inbound Marketing đắt hay rẻ?
Để trả lời cho câu hỏi này thì bạn cần tự mình xác định: “Nhiều hay ít?”
Mặc dù sự liên kết giữa ngân sách và số lượng Lead mới rất chặt chẽ. NHƯNG, không phải bỏ ra càng nhiều, Lead càng nhiều thì sẽ cho ra một tỉ lệ chính xác như Outbound Marketing.
Nếu bạn thuê riêng một chuyên gia để tạo ra bài viết chủ đề về “Máy massage” với độ dài 5.000 từ thì khả năng bạn đứng TOP trên bảng kết quả tìm kiếm Google trong vài năm với tỷ suất lợi nhuận ROI cao ngất ngưỡng so với chi phí đầu tư ban đầu.
Kết luận
Inbound Marketing chính là tương lai gần của Tiếp thị – Một hình thức mà các doanh nghiệp ngày nay đều quan tâm chính đến giá trị thực sự mang đến cho khách hàng của mình.
Việc thu hút người dùng truy cập vào website là chưa đủ, doanh nghiệp phải tiếp tục hỗ trợ, tương tác, nuôi dưỡng và mang đến cho khách hàng của mình nhiều thông tin giá trị hơn thông qua các: Nội dung chất lượng, SEO website, Social Marketing và đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu trên cộng đồng.
Inbound Marketing sẽ mang đến nhiều cơ hội hấp dẫn và giải pháp tốt nhất mang tính tích cực đến cho doanh nghiệp và khách hàng. Và đây chính là cách giúp doanh nghiệp bạn có thể phát triển bền vững thông qua 3 yếu tố: Tiếp thị – Bán hàng – Dịch vụ liên tục, hướng đến việc chăm sóc khách hàng hiện tại và trong tương lai.
Tài liệu tham khảo:
https://www.hubspot.com/inbound-marketing
https://www.marketo.com/inbound-marketing/
https://www.impactbnd.com/blog/what-is-inbound-marketing
Có thể bạn chưa biết: Hoc11.vn Vietnam là một trong những đơn vị Digital Marketing, đào tạo SEO chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Hãy tìm hiểu thêm nhiều bài viết hay nhất mà Hoc11.vn cung cấp để cập nhật kiến thức mới cho mình!
Ngoài ra, Hoc11.vn còn cung cấp dịch vụ Email Marketing giúp doanh nghiệp nhanh chóng chuyển hóa người dùng thành khách hàng thân thiết. Tìm hiểu ngay!
Bài viết tiếp theo:
- Tất tần tật từ A – Z về Dịch vụ Marketing Online của Hoc11.vn.
- Hiểu về TrustRank Google và cách tăng điểm TrustRank cho website
- Kiếm tiền online mùa dịch với hình thức Affiliate trên Lazada
- Những cách đơn giản giúp cơ thể luôn thơm tho mà không cần dùng nước hoa
- Không đặt được hàng quốc tế trên Shopee, nguyên nhân do đâu?
- Những cách viết CV ấn tượng hơn – lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng