Có không ít website phạm phải sai lầm khi đi quá xa trong chiến lược SEO Onpage. Như vậy, sự khác biệt giữa onpage đúng mực và “over-optimized” là gì? Làm thế nào để nhận ra một trang web tối ưu hóa quá mức?
SEO Onpage tốt kết hợp với chiến lược Offpage thông minh sẽ giúp website xuất hiện bền vững ở các thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Đúng! Đây là điều mà bất kỳ ai làm SEO cũng biết, thậm chí là quá rõ. Chính vì biết được tầm quan trọng của SEO Onpage mà không ít lần, không ít trang web phạm phải sai lầm khi đi quá xa trong chiến lược tối ưu hóa. Cuối cùng, sự khác biệt giữa tối ưu website đúng mực và “over-optimized” là gì? Và làm thế nào để bạn nhận ra một trang web được tối ưu hóa quá mức? Hãy cùng Markdao Vietnam tìm hiểu qua bài viết sau!
Tối ưu hóa quá liều là gì? Khi nào SEO Onpage có tác dụng ngược?
Một trang web tối ưu hóa quá liều (Over-optimized) xảy ra trong trường hợp các kỹ thuật nhằm tăng hạng trong các công cụ tìm kiếm có tác dụng phụ, làm tổn hại đến chất lượng của trang web. Bất cứ một SEO-er nào cũng biết rằng việc nhồi nhét từ khóa và link-spamming nghĩa là đang đưa SEO Onpage của bạn vào ngõ chết. Vào năm 2012, Google đã đưa ra một hình phạt dành cho các web chơi link-stuffing và link-spamming. Kết quả, có những website bị phạt mất index hoàn toàn. Chính vì thế, việc tối ưu hoá quá liều chính là viên thuốc độc cho SEO của bạn, hãy cẩn trọng!
Over-optimizing, thay vì tạo ra hiệu quả SEO Onpage, người dùng sẽ có trải nghiệm tệ hơn khi truy cập vào trang web của bạn. Cụ thể, văn bản bị nhồi nhét từ khoá quá mức khiến cho các đoạn văn trở nên “ngột ngạt” và kém tự nhiên. Nếu số lượng liên kết trên website của bạn nhiều đến nỗi không thể đếm được, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã cố gắng tối ưu hóa quá mức các anchor text của bạn.
4 dấu hiệu SEO Onpage quá liều có thể khiến bạn thất bại trong chiến lược SEO!
SEO Onpage chỉ thật sự hiệu quả nếu biết dừng lại ở mức đủ. Nếu các Marketers quá tham lam muốn tăng nhanh kết quả của từ khoá trên kết quả tìm kiếm, chính họ đang giết trang web của mình. Google có rất nhiều thuật toán để phát hiện và trừng phạt những trường hợp tối ưu hoá quá liều. Dưới đây là những dấu hiệu chứng minh bạn đang cho website của mình “uống thuốc độc”.
Nhồi nhét từ khóa SEO Onpage vào văn bản một cách “chật chội”
Nhồi nhét từ khóa là biểu hiện rõ ràng nhất để biết bạn có tối ưu hóa quá liều hay không. Tất nhiên, việc phân bổ từ khoá với mật độ hợp lý sẽ rất tốt cho việc tăng thứ hạng website. Chèn từ khoá đúng sẽ giúp Google hiểu bài viết của bạn nói về cái gì rồi xếp hạng nó phù hợp. Tuy nhiên nếu văn bản được tối ưu hóa quá mức, chèn từ khoá quá nhiều sẽ gây khó đọc.
Không ai muốn đọc một bài viết như thế này đúng không?
Viết bài SEO Onpage kèm những từ khóa “lạ lùng”, không liên quan
Đừng cố gắng để chèn các liên kết cho các từ khóa SEO Onpage không liên quan đến nội dung trang web của bạn. Đây là một biểu hiện rất quen thuộc về over-optimizing các từ khóa không liên quan. Khi Googlebot vào website của bạn, chúng sẽ ghé thăm tất cả các trang theo từng đường dẫn xuất hiện trong web. Do đó nội dung và từ khóa không liên quan tới nhau sẽ làm giảm sức mạnh tổng thể của website.
Tối ưu SEO Onpage bằng cách sử dụng nhiều H1 trong một trang
Có một nguyên tắc bất thành văn khi tối ưu SEO Onpage chính là chỉ cho phép một thẻ H1. H1 là heading chính của trang, phải chứa từ khoá và thể hiện được một cách tóm tắt nhất nội dung trang đó/ hoặc bài viết đó nói gì. Việc sử dụng nhiều hơn một thẻ H1 trên một trang là hành vi tối ưu hoá quá liều. Googlebot sẽ bị “bối rối” khi thu thập thông tin ở trang này vì chúng sẽ không biết đâu là tiêu để thể hiện nội dung quan trọng nhất của trang. Vì thế, hãy ghi nhớ, một page/post chỉ cần một thẻ H1. Cũng có thể bạn sẽ sử dụng nhiều H2, H3, H4 nhưng chỉ nên là một thẻ H1.
Google đang dần đánh giá thấp giá trị liên kết footer. Thêm vào đó, khi vị trí của từ khóa ở dưới cùng của nội dung của một trang, và các liên kết này chỉ nhận được 1 điểm chất lượng tối thiểu, CTR của từ khóa và hàng loạt các chỉ số khác sẽ rất là thấp , và đơn giản là không mang lại giá trị gì cho SEO Onpage. Do đó khi muốn thêm các từ khóa ở chân trang, hãy xem xét kĩ, giống như bạn đang chơi 1 trò chơi mạo hiểm vậy đó.
Tác dụng ngược của việc tối ưu hóa SEO Onpage quá liều?
Cập nhật mới nhất của Google Panda nhằm vào tất cả các trang web có nội dung được tối ưu hóa SEO Onpage quá mức. Nếu bạn đang lầm lỡ trên con đường tối ưu hoá nội dung, số lượng từ khoá quá mức, bạn có nguy cơ rất cao sẽ bị Panda phạt. Và các Marketers biết chuyện gì nếu Panda phạt rồi đó, website dễ dàng nhận thấy sự sụt giảm đột ngột trong bảng xếp hạng. Do đó, tối ưu hóa quá mức nội dung của bạn có thể gây phản tác dụng.
Over-optimized còn dẫn đến yếu tố trải nghiệm người dùng kém. Văn bản của bạn sẽ không còn dễ đọc và thú vị nếu bạn bồi thêm quá nhiều từ khóa. Một văn bản mà đầy đủ các liên kết cũng không hấp dẫn. Nếu khách truy cập của bạn cảm thấy khó chịu, họ sẽ không muốn mua hàng hoặc quay trở lại trang web của bạn. Điều đó đồng nghĩa SEO Onpage quá mức sẽ nhận được ít sự chú ý của phương tiện truyền thông xã hội.
Nguồn: https://www.markdao.com.vn/blog/seo-onpage-qua-lieu-sai-lam-nghiem-trong
- Google Panda – Muốn lên top hãy xây dựng nội dung chất lượng
- Beacon là gì? Google Beacon có ý nghĩa gì với Marketing địa phương
- Một số câu hỏi liên quan đến đánh giá sản phẩm trên gian hàng Tiki
- Xu hướng tìm kiếm các lớp học marketing ngắn hạn
- Tuyệt chiêu săn mã giảm giá trên Lazada thành công đến 90%