Bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng vậy, muốn thành công thì phải có một kế hoạch chi tiết, vạch ra những bước cần thực hiện và phải thực hiện ra sao. Kinh doanh sách không phải ngoại lệ, khi lập kế hoạch kinh doanh bạn sẽ hình dung được quá trình phát triển một cách toàn diện cho cửa hàng của mình, nhờ vậy mà đưa ra chiến lược phù hợp hơn, đồng thời dự đoán các rủi ro để phòng tránh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn lập kế hoạch kinh doanh sách hiệu quả, về cơ bản vẫn đi theo những bước chung nhưng sẽ có một vài lưu ý cụ thể cho lĩnh vực đặc biệt này.
Chọn ý tưởng kinh doanh sách
Ý tưởng kinh doanh giống như sợi dây xâu chuỗi tất cả các bước trong bản kế hoạch của bạn, vì vậy trước tiên bạn phải xác định một cách chắc chắn mình sẽ chọn ý tưởng nào. Trong bài viết trước, chúng tôi đã từng chia sẻ 4 ý tưởng kinh doanh sách ít vốn bạn nên thử, trong đó bao gồm: kinh doanh sách cũ, sách điện tử, bán sách trực tuyến và cho thuê sách. Những ý tưởng này đều có ưu nhược điểm riêng, phù hợp với sở thích, điều kiện đầu tư của từng người. Tất nhiên bạn có thể chọn hướng kinh doanh khác, ví dụ café sách, đổi sách,… hoặc cho thuê sách theo mùa vụ nhé.
Tìm hiểu thị trường kinh doanh sách
Sau khi biết mình sẽ bán sách gì, bán như thế nào thì bước tiếp theo là tìm hiểu thị trường để đánh giá tiềm năng, thách thức của ý tưởng, cho bạn cái nhìn toàn diện về thị trường sách hiện nay. Tại bước này bạn cần làm một số việc sau:
– Xác định khu vực muốn mở cửa hàng sách.
– Phân loại tập khách hàng và khảo sát nhu cầu của họ ở khu vực đó: Bước này sẽ cho bạn biết ở khu vực xung quanh mọi người thích mua sách gì, mua tại cửa hàng hay online và mức chi tiêu của họ cho việc mua sách trung bình mỗi tháng là bao nhiêu.
– Liệt kê các hiệu sách trong khu vực và những website bán sách phổ biến hiện nay.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tăng trưởng lợi nhuận khi kinh doanh sách với chiến lược lập wesite
– Thống kê những đầu sách được bày bán nhiều ở những hiệu sách khác.
– Tham khảo giá sách trung bình, các chương trình khuyến mãi, ưu đãi đang được nhà sách khác áp dụng và đánh giá hiệu quả.
Để kết quả được chính xác và chi tiết bạn nên dành nhiều thời gian đi khảo sát thực tế, thu thập càng nhiều dữ liệu càng tốt. Tất cả những kết quả này đều ảnh hưởng tới chiến lược của bạn sau này.
Chọn khách hàng mục tiêu để kinh doanh sách thành công
Sách thì có vô vàn thể loại khác nhau, mỗi thể loại lại hướng đến những đối tượng riêng biệt, vì vậy bước xác định tập khách hàng mục tiêu rất quan trọng. Dựa vào kết quả tìm hiểu thị trường ở trên bạn sẽ biết được ở khu vực xung quanh đối tượng nào chiếm tỉ lệ lớn nhất, thường chia là 3 loại sau: Trẻ em, học sinh – sinh viên – công nhân viên chức, các chuyên gia trong lĩnh vực nào đó. Biết được điều này bạn có thể ưu tiên nhập những đầu sách riêng cho họ với số lượng nhiều hơn.
Ngoài ra, bạn có thể nhắm đến từng dòng sách phù hợp với thị hiếu theo độ tuổi. Chẳng han như, thanh – thiếu niên ở giai đoạn từ 18 – 35 tuổi, thích đọc sách kinh doanh làm giàu hơn so với các độ tuổi còn lại.
Kinh doanh sách gì hiệu quả?
Vẫn phải dựa vào những kết quả đã điều tra từ trước để bạn xác định những đầu sách cần nhập về phục vụ cho khách hàng mục tiêu của mình. Danh sách các loại sách phổ biến hiện nay chúng tôi đã giúp bạn liệt kê tại bài viết Kinh doanh sách gì hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao?, trong đó cũng phân tích sợ qua xu hướng mua sách của người đọc hiện nay, bạn có thể tham khảo thêm.
Kinh doanh sách phải có kế hoạch cụ thể để thành công
Tìm nguồn hàng để kinh doanh sách như thế nào?
Hai nguồn sách phổ biến hiện nay là nhà xuất bản, công ty sách và đại lý trung gian. Về cơ bản bạn đều được chiết khấu từ 30 – 50% khi nhập tùy vào số lượng, thể loại sách. Nếu có thể liên hệ mua sách cũ của nhà xuất bản là tốt nhất, giá rẻ hơn nhiều mà vẫn chất lượng, tuy nhiên có thể không đủ bộ, đặc biệt với truyện tranh. Ngoài ra, nếu kinh doanh sách cũ bạn có thể tìm mua thêm ở những cửa hàng phế liệu, chợ đồ cũ, diễn đàn sách cũ hoặc thu thập thêm từ bạn bè, người thân.
Chuẩn bị vốn để kinh doanh sách thành công
Đây là bước mà chắc chắn ai cũng quan tâm và làm cẩn thận nhất, để biết mình cần bao nhiêu vốn bạn phải dự tính được những khoản phí sau:
– Chi phí nhập sách
– Tiền thuê mặt bằng (nếu cần)
– Tiền trang trí lại cửa hàng
– Tiền làm giá kệ, biển hiệu
– Phí đăng ký kinh doanh
– Tiền mua phần cứng và phần mềm bán hàng (nếu cần)
– Chi phí thuê nhân viên (nếu cần)
– Chi phí quảng cáo
– Chi phí thiết kế và quản trị website (nếu cần)
– Quỹ rủi ro
Tùy vào quy mô, thể loại sách mà các khoản này sẽ thay đổi. Sau khi biết được cần phải chuẩn bị bao nhiêu tiền thì việc tiếp theo là huy động vốn, tìm các nguồn vốn khả thi, như vay của ngân hàng, người thân, bạn bè,…
Mở cửa hàng kinh doanh sách
Sau khi làm hết các khâu chuẩn bị bạn sẽ bắt tay vào việc quan trọng nhất, đó là mở cửa hàng kinh doanh sách. Trong bài viết Chia sẻ kinh nghiệm mở hiệu sách hữu ích chúng tôi đã đưa ra một số bí quyết được tổng hợp lại từ kinh nghiệm thực tiễn của người đi trước, bạn có thể tham khảo và học hỏi thêm. Có một điều cần lưu ý là địa điểm và thơi gian khai trương cửa hàng cần phải chọn thật chính xác, như vậy mới nhanh chóng thu hút khách hàng.
Tiếp thị và các chương trình khuyến mãi, hậu mãi
Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì tiếp thị là bước cực kì quan trọng, có thể giúp bạn vươn lên dẫn trước đối thủ. Đối việc kinh doanh sách bạn có thể kết hợp cả hai hình thức tiếp thị truyền thống và trực tuyến để tăng thêm hiệu quả, ví dụ vừa phát tờ rơi ở trường học vừa đăng bài quảng cáo trên mạng xã hội. Bên cạnh đó bạn cũng cần chuẩn bị trước một số chương trình khuyến mại, ưu đãi để thu hút người mua, ví dụ giảm giá kịch sàn cho combo sách, mua sách tặng bọc miễn phí,…
Tất cả những hoạt động này đều phải có kế hoạch, có lộ trình chứ không nên tự phát gây phản tác dụng. Bạn cần phải dự trù trước chi phí, thời gian để chủ động hơn khi thực hiện.
Trên đây là 8 bước lập kế hoạch kinh doanh sách giúp bạn biết phải làm những gì và làm như thế nào khi mới bắt đầu. Hi vọng bạn sẽ có một bản kế hoạch chi tiết và chuẩn xác nhất!
- Thử sức với kinh doanh sách online
- Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh sách cũ
- 4 Ý tưởng kinh doanh sách bạn nên thử
Nguồn: https://www.sapo.vn/blog/bat-dau-thanh-cong-voi-ke-hoach-kinh-doanh-sach-hieu-qua/
- Kinh nghiệm bán hàng trên Facebook hiệu quả – bán gì cũng ra đơn
- Những trường hợp sản phẩm đăng bán mang tính chất quảng cáo bị cấm trên Shopee
- [Hướng dẫn] Cách tham gia Shopee Book Club nhận quà tặng 300K
- X3 doanh số với công cụ Deal chớp nhoáng cho gian hàng trên Lazada
- Giải đáp một số thắc mắc thường gặp khi mở gian hàng SenMall