Kinh doanh mỹ phẩm hiện tại đang là một trong những lĩnh vực kinh doanh đầy sôi động và cạnh tranh. Với lực lượng dân số trẻ đông đảo tại Việt Nam, đây thực sự là một mảnh đất tiềm năng, với nhu cầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc làm đẹp ngày càng tăng cao.
Nhận thức được cơ hội to lớn này, nhiều bạn trẻ đã có những bước chuẩn bị kĩ càng để sẵn sàng tham gia buôn bán mỹ phẩm hay mở một cửa hàng mỹ phẩm bán lẻ. Họ không chỉ trang bị đầy đủ về tài chính, mà còn đầu tư không ngừng vào việc tham gia các khóa học về chuyên môn lĩnh vực mỹ phẩm và các kiến thức điều hành mô hình kinh doanh của bản thân.
Còn các bạn thì sao? Bạn có đủ tự tin để mở một cửa hàng mỹ phẩm bán lẻ cho riêng mình? Hay vẫn còn đang băn khoăn lo lắng, không biết nên bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm từ đâu?
Đừng lo vì ngay sau đây chúng tôi ngay lập tức sẽ chia sẻ 10 bước kế hoạch mở cửa hàng mỹ phẩm bán lẻ thành công.
Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm đơn giản với 10 bước.
1. Bạn sẽ bán mặt hàng, sản phẩm mỹ phẩm nào?
Muốn kinh doanh thì phải có hàng để bán phải không nào? Đây là giai đoạn chúng tôi nghĩ rằng bạn cần phải cân nhắc ngay từ lần đầu tiên xuất hiện ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm. Buôn bán mỹ phẩm nào tốt? Nên kinh doanh mỹ phẩm gì có lời? Đó có thể là đồ make-up, son dưỡng, kem chống nắng, kem dưỡng da, sữa rửa mặt…
Trên thị trường hiện nay có vô vàn các thương hiệu mỹ phẩm trong và ngoài nước, tuy nhiên đừng bao giờ cho rằng bạn sẽ ôm tất cả các loại thương hiệu này để bán mỹ phẩm nhé, nhất là khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Trước khi quyết định bán loại mặt hàng, thương hiệu mỹ phẩm nào, hãy thực hiện khảo sát tìm hiểu xu hướng làm đẹp chung, thị trường kinh doanh, các cửa hàng bán mỹ phẩm xung quanh khu vực bạn sẽ mở cửa hàng để có được bức tranh tổng quát. Từ đó bạn mới hình dung mở cửa hàng mỹ phẩm cần những gì, danh sách những sản phẩm nào sẽ là chủ đạo khai thác thị trường.
Đồng thời, theo kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm, có thể bạn chưa biết một số thương hiệu mỹ phẩm không cho phép bất cứ đơn vị nào kinh doanh sản phẩm mang tên thương hiệu của họ, trừ khi đó là đại lý ủy quyền hoặc cửa hàng thuộc sự quản lý của họ. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu thật kĩ thông tin để tránh xảy ra những xung đột về luật pháp
2. Lập bảng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm chi tiết
Để mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm thành công đòi hỏi một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết và phù hợp.
Thông thường, một bản kế hoạch kinh doanh mở cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm sẽ bao gồm: nghiệm vụ; mục tiêu; đối tượng khách hàng mục tiêu; chi phí đề xuất; kế hoạch marketing quảng cáo; phân tích các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, dán tiếp; kế hoạch mở rộng quy mô cửa hàng…
Có thể bạn sẽ cho rằng “Tôi không cần phải làm một bản kế hoạch dài dòng, chi tiết như vậy vì tôi đang kinh doanh cho bản thân. Mọi thứ đã được tính toán sẵn ở trong đầu“.
Tuy nhiên, bạn đừng lầm tưởng. Khi bước vào hoạt động bán mỹ phẩm thật sự, sẽ có rất nhiều công việc đòi hỏi bạn phải sẵn sàng đương đầu giải quyết. Nếu không có một bản kế hoạch rõ ràng như vậy, nguy cơ bạn đi “sai hướng” so với kế hoạch, mục tiêu ban đầu là cực kì cao.
Thêm vào đó, đây được coi là bằng chứng cho thấy bạn hiểu rõ những gì mình sẽ làm, cơ hội thành công cao hay thấp và cũng dễ dàng để nhận được sự đầu tư tài chính từ người thân hoặc bạn bè.
Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm đơn giản với 10 bước.
3. Xác định đối tượng khách hàng
Không chỉ riêng kinh doanh mỹ phẩm mà khi lập kế hoạch kinh doanh cho bất cứ ngành hàng nào, điều đầu tiên mà bạn cần nghĩ đến đó là đối tượng khách hàng mình hướng đến là ai, thói quen mua sắm của họ như thế nào, từ đó quyết định dòng sản phẩm, địa điểm kinh doanh cũng như mức vốn đầu tư cho phù hợp.
Ví dụ, đối tượng khách hàng của bạn là doanh nhân hay nhân viên văn phòng thì bạn nên chọn các hãng mỹ phẩm cao cấp để kinh doanh. Còn nếu đối tượng kinh doanh là học sinh, sinh viên thì bạn nên bán các dòng mỹ phẩm giá rẻ, mỹ phẩm handmade phù hợp với túi tiền các bạn trẻ. Đây là một trong những gợi ý cho cách kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả.
Đọc thêm: Chia sẻ kinh nghiệm mở shop kinh doanh mỹ phẩm xách tay thành công
4. Kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?
Mở cửa hàng mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn? Mở shop mỹ phẩm cần chi phí bao nhiêu? Đồng vốn trong kinh doanh bao giờ cũng là một trong những vấn đề quan trọng quyết định việc bạn có thể khởi nghiệp thành công hay không bởi nó chi phối rất nhiều đến hình thức và quy mô kinh doanh của bạn.
Vốn nhập nguồn hàng mỹ phẩm
Vốn nhập hàng mỹ phẩm là khoản tiền đâu tiên bạn cần quan tâm khi bắt đầu lập kế hoạch chi tiết cho việc phân bổ ngân sách và chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh mỹ phẩm. Bởi lẽ đây chính là khoản vốn chiếm tỷ lệ kinh phí lớn nhất trong tổng vốn. Bạn cần phải cân nhắc tất cả số vốn mà mình có để lựa chọn điều chỉnh nhập hàng hợp lí.
Để hạn chế tối đa những rủi ro, bạn nên lựa chọn những sản phẩm được quan tâm nhiều trên thị trường tại thời điểm hiện tại. Dựa vào lượt tìm kiếm mà mức độ quan tâm của người tiêu dùng mà bạn lựa chọn đầu tư vốn mở cửa hàng mỹ phẩm cho mặt hàng nào.
Bằng cách dựa vào lượt tìm kiếm mà mức độ quan tâm của người tiêu dùng dòng vốn nhập hàng sẽ được phân định. Nếu bạn có số vốn khoảng 130 đến 150 triệu thì nên dành khoảng 70 triệu nhập hàng.
Còn nếu nguồn vốn nhiều, bạn sẽ có cơ hội đầu tư được nhiều dòng mỹ phẩm, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, hàng nhập khẩu,… phục vụ được đông đảo nhu cầu, sở thích của các khách hàng tiềm năng hơn. Từ đó, lợi nhuận thu về cũng sẽ lớn hơn.
Thông thường thì số vốn bạn cần có cho đợt nhập hàng đầu tiên khoảng 70- 100 triệu. Đây là mức giá trung bình để bạn nhập hàng, nếu bạn muốn lấy nhiều hơn thì quy mô lớn hơn và số tiền hàng cũng sẽ tăng lên.
Đọc thêm: Mách nước 5 nguồn hàng mỹ phẩm chính hãng giá sỉ để kinh doanh kiếm lời
Chi phí thuê địa điểm mở cửa hàng buôn bán mỹ phẩm
5. Chọn địa điểm kinh doanh mở cửa hàng mỹ phẩm phù hợp
Vị trí địa lí quyết định rất lớn đến sự thành công khi kinh doanh mỹ phẩm bán lẻ. Dù là địa điểm ở đâu, chúng tôi khuyên bạn nên chọn những khu vực có mật độ cư dân đông đúc, có thể là ngã ba, ngã tư trong trung tâm thành phố, đông người qua lại; đường phố đi lại dễ dàng, có chỗ để xe thoải mái cho khách hàng,…
Tuy nhiên, bạn luôn phải nhớ rằng, địa điểm cửa hàng mỹ phẩm chỉ là một trong số các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn. Phần lớn, khách hàng tìm đến cửa hàng mỹ phẩm của bạn bởi chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc phục vụ khách hàng nhiệt tình, tận tâm.
Thực tế, có khá nhiều cửa hàng mỹ phẩm nổi tiếng được đông đảo các bạn trẻ biết đến đều không có được vị trí quá đẹp. Tất cả họ đều nằm sâu trong ngõ, nhiều nơi còn khó khăn trong việc di chuyển. Vì vậy, nếu chọn được địa điểm đẹp thì bạn đã có được một lợi thế rồi đó.
6. Nghiên cứu và phân tích thị trường
Sau khi đã lựa chọn được địa điểm kinh doanh và chuẩn bị nguồn vốn, bạn cần nghiên cứu thị trường mỹ phẩm, khảo sát về nhu cầu của đối tượng khách hàng, giá bán tại khu vực dự kiến kinh doanh, đồng thời nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.
Từ những số liệu đó, bạn có thể dự trù chi phí và lợi nhuận hàng tháng, thời điểm hòa vốn, phương thức quảng cáo hiệu quả…
Nếu như bạn không có chuyên môn trong việc nghiên cứu và phân tích thị trường, tốt nhất là bạn nên tìm đến một công ty tư vấn. Họ sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin nghiên cứu và phân tích thị trường mỹ phẩm với nội dung theo yêu cầu của bạn.
Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm đơn giản với 10 bước.
7. Đăng ký kinh doanh và hoàn thành các thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm
Thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm cần những gì? Đây là những câu hỏi của rất nhiều bạn đang có ý định kinh doanh mỹ phẩm băn khoăn.
Mở cửa hàng bán mỹ phẩm cần đăng ký kinh doanh. Để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, và được bảo vệ bởi pháp luật, bạn cần đến cục quản lý đăng kí kinh doanh tại địa phương để hoàn thành thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm bán lẻ.
Chú ý khi đăng ký tên kinh doanh mỹ phẩm, hãy chọn tên ngắn gọn, dễ nhỡ, phản ánh đúng lĩnh vực kinh doanh của cửa hàng là bán mỹ phẩm.
Ngoài ra, bạn nên liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền có liên quan tại địa phương để xin một số giấy phép kinh doanh, thủ tục liên quan như: mã số thuế, đăng kí thương hiệu cửa hàng mỹ phẩm,…
8. Thiết kế, trang trí cửa hàng mỹ phẩm
Trước khi bắt đầu thiết kế cửa hàng, bạn phải biết cửa hàng mỹ phẩm của bạn đang hướng đến đối tượng khách hàng chính là những người trẻ, học sinh, sinh viên hay những phụ nữ trung tuổi có nhiều vấn đề về lão hóa da.
Với những người trẻ, phong cách nổi bật, màu sắc trẻ trung và có gu riêng sẽ là một điểm cộng dành cho cửa hàng mỹ phẩm của bạn. Nhưng đối với các khách hàng trung tuổi, màu sắc, thiết kế trang nhã sẽ nhận được nhiều phản hồi tích cực hơn.
Thêm vào đó, hãy đảm bảo khu vực trước và trong cửa hàng mỹ phẩm luôn trong tình trạng sạch sẽ. Chẳng có khách hàng nào muốn đến một cơ sở kinh doanh mỹ phẩm mà bừa bộn rác với thùng hàng carton đựng mỹ phẩm đâu.
Ngoài ra, để mang đến hình ảnh chuyên nghiệp của cửa hàng mỹ phẩm trong mắt khách hàng, bạn nên trang bị cho quầy thu ngân một bộ thiết bị hỗ trợ bán hàng gồm: Máy in hóa đơn, máy quét mã vạch. Nếu cửa hàng mỹ phẩm bạn mở ra với mô hình lớn,bạn nên tham khảo một số Combo thiết bị cho cửa hàng bán lẻ.
Mở cửa hàng mỹ phẩm cần những gì ?
9. Thuê nhân viên bán hàng mỹ phẩm
Bạn là người quản lý và có thể không có mặt tại cửa hàng thường xuyên. Việc tuyển dụng nhân viên bán mỹ phẩm là một điều cần thiết. Số lượng nhân viên còn phụ thuộc vào quy mô lớn nhỏ của cửa hàng mỹ phẩm của bạn.
Hãy cố gắng tối ưu số người nhất có thể bằng cách sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, giúp tiết kiêm một phần chi phí, nhất là trong giai đoạn mới bắt đầu kinh doanh.
10. Quảng cáo tiếp thị bán hàng
Một trong những bước cực kì quan trọng và khó khăn trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay.
Vì cửa hàng mới mở, lượng khách chưa nhiều nên bạn cần chủ động và tích cực tìm kiếm khách hàng. Có nhiều hình thức quảng cáo như phát tờ rơi, PR, email marketing, quảng cáo trên Google và mạng xã hội…
Tùy theo hình thức kinh doanh mà bạn lựa chọn những hình thức quảng cáo phù hợp và có thể cạnh tranh được với đối thủ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tận dụng các mối quan hệ bạn bè, người thân để giới thiệu cửa hàng của mình, từ đó dần dần mở rộng tập khách hàng và phát triển kinh doanh.
Tuy nhiên, việc quảng bá thương hiệu không phải chỉ làm khi mới mở cửa hàng mà cần được thực hiện thường xuyên, liên tục để shop của bạn luôn duy trì phong độ mà không bị tụt lại phía sau.
Bên cạnh việc bán hàng tại cửa hàng theo cách truyền thống. Với tỉ lệ người sử dụng Internet mua hàng ngày càng cao, tất nhiên các bạn không thể bỏ qua kênh bán hàng đầy tiềm năng này rồi.
Đọc thêm: Ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm online kiếm lời trăm triệu mỗi tháng
Cách bán mỹ phẩm không tốn nhiều vốn mà vẫn có thể tiếp cận tập khách hàng lớn và chốt đơn dễ dàng:
- Thiết kế website mỹ phẩm để tiếp cận tập khách hàng trực tuyến lớn
- Bán trên các diễn đàn được nhiều người biết đến để quảng cáo mỹ phẩm như: lamchame, webtretho, 5giay.vn, chottot.vn,…
- Hay hơn nữa bạn có thể bán hàng trên các sàn thương mai điện tử lớn nhất hiện nay như Lazada, Shopee, Tiki…
- Sử dụng mạng xã hội để buôn bán mỹ phẩm: Facebook, Instagram,.. Rất đơn giản, chỉ cần có 1 tài khoản mạng xã hội là bạn đã có thể bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh mỹ phẩm ngay lập tức.
Tùy thuộc vào quy mô cũng như mục đích, bạn lựa chọn một trong 3 hình thức: Profile cá nhân, các group bán hàng, Fanpage hoặc áp dụng cả 3 loại trên.
Chúng tôi hy vọng với 10 bước mở một cửa hàng mỹ phẩm bán lẻ, các bạn sẽ có những cái nhìn chính xác hơn về việc kinh doanh mỹ phẩm trong xã hội hiện tại cũng như có thể lên kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hoàn hảo. Chúc bạn thành công!