Để quảng bá, xúc tiến sản phẩm hay dịch vụ của mình, có thể bạn sẽ quyết định tạo một landing page (trang đích). Tuy nhiên, không dễ để landing page của bạn đủ thu hút, đủ để convert – chuyển đổi khách hàng truy cập website thành khách mua hàng/tiềm năng.
Bài viết này sẽ đi qua một số điểm bạn muốn ghi nhớ để tạo một landing page hấp dẫn, “đi guốc trong bụng” khách hàng, khiến họ muốn tìm hiểu thêm thông tin. Nhưng trước hết, hãy bắt đầu bằng một vài khái niệm cơ bản.
Landing page là gì?
Bạn phải hiểu rõ một landing page là như thế nào trước khi tạo một trang cho riêng mình.
Landing page – còn được gọi là squeeze page hay splash page – là một trang được thiết kế chuyên biệt, nhằm mục đích thu thập thông tin khách hàng qua các mẫu lead capture.
Một số cách lấy email của khách hàng tiềm năng mà người ta thường dùng qua landing page là tặng e-book, webinar hay các khóa học miễn phí, thậm chí chỉ đơn giản là đăng ký email sớm cho một website sắp được triển khai.
Ưu điểm “sướng” nhất của landing page chính là đặc điểm một trang của nó, một trang duy nhất mà bạn phải quan tâm. Tưởng chừng như đây là một công việc đơn giản, nhưng không phải ai cũng thành công trong công đoạn tối ưu landing page. Nhiều người vẫn đang phải chật vật với câu chuyện convert khách hàng.
Vậy điều gì đóng vai trò then chốt trong sự thành bại của một landing page?
Đó chính là sự thấu hiểu các đối tượng người xem. Những cá nhân hiểu rõ người xem của mình sẽ có khả năng thiết kế nên các thông điệp hấp dẫn nhất, tạo thành một landing page “gãi đúng chỗ ngứa” của người xem.
Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các bước cụ thể trong việc tối ưu landing page hiệu quả.
1. Cá nhân hóa khách hàng mục tiêu
Để thiết kế được một landing page tương thông với người xem, bạn cần phải xác định rõ những đối tượng đó là ai.
Chính vì vậy, bước đầu tiên bạn phải thiết kế chi tiết một bộ các thông tin cá nhân (persona) lý tưởng của các nhóm đối tượng mình đang nhắm tới. Chỉ khi đúng người đúng việc truy cập landing page, bạn mới có thể chuyển đổi các khách hàng tiềm năng của mình.
Những yếu tố cơ bản của một bộ thông tin cá nhân bao gồm những chi tiết như thống kê nhân khẩu, nơi sinh sống, tuổi tác và giới tính. Song, để một landing page có khả năng níu chân người xem, bạn sẽ cần phải đào sâu hơn như thế.
Những thông tin như quan điểm cá nhân, động lực, tham vọng và kỳ vọng của người dùng sẽ là những chi tiết đắt giá giúp bạn dệt nên một lời đề nghị “dường như” chỉ dành riêng cho những khách hàng đó, rất khó để bỏ qua.
Buffer dùng persona để kết nối với khách hàng mục tiêu của họ.
Với bảng thông tin persona chi tiết như thế này, Buffer có thể dễ dàng thiết kế một landing page chuyên biệt cho những đối tượng tương ứng. Để có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi, đây là một việc vô cùng cần thiết, vì bạn sẽ không thể thiết kế một landing page hấp dẫn với tất cả mọi người.
SEO Audit: Kiểm sức khỏe website đơn giản hơn với SEMrush
Việc tối ưu landing page bằng phương thức này, bạn sẽ nắm chắc được sự chú ý của những đối tượng mà mình nhắm tới. Việc giữ chân được khách hàng một cách nhanh chóng sẽ ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của họ.
2. Tối ưu landing page để đưa ra offer
Một trong những lợi thế của landing page chính là tính tối giản, chỉ có 2 lựa chọn: convert thành khách hàng tiềm năng hoặc không. Một landing page đúng nghĩa không nên có menu, danh sách hay các lựa chọn phức tạp. Tất cả các thông tin trên landing page sẽ nhằm mục đích thể hiện những gì bạn muốn người xem làm.
Một ví dụ về landing page của Geico:
Geico đã tối ưu landing page của mình với 2 lựa chọn rõ ràng, nhập zipcode vào hoặc không.
Nhưng chỉ rõ ràng thôi thì chưa đủ, lời đề nghị của bạn phải có sức hấp dẫn, cụ thể hơn là một động cơ hay một sự thúc đẩy hấp dẫn đặc biệt với người xem. Tại sao họ phải đăng ký newsletter của bạn nếu không được lợi gì từ nó?
Việc tạo ra động cơ cho khách hàng convert không phải là điều gì khó khăn, bạn chỉ cần đưa ra những gì khách hàng cần.
Autopilot là một ví dụ tốt cho việc này, khi mà họ nắm bắt được nhu cầu kiếm lợi nhuận ($30k trong chưa đến 2 tháng) bằng Instapage của người người đọc Autopilot, khiến họ sẽ muốn bấm vào video buổi webinar về chủ đề này.
Nếu dưới cương vị là một người xem, bạn vẫn chưa muốn chấp nhận lời đề nghị trên landing page, bạn có thể tham khảo một cách sau đây.
Sử dụng các công cụ phân tích, hãy tìm ra mẩu content nổi bật nhất của bạn, chuyển nó thành PDF hoặc checklist để làm offer với người xem. Khả năng cao là họ sẽ sẵn sàng cho bạn email của họ, vì những mẩu content này đã được minh chứng bằng số liệu rằng nó hấp dẫn, có nhu cầu cao.
3. Viết tiêu đề
Bước tiếp theo là viết một tiêu đề thu hút sự chú ý. Tiêu đề là thứ đầu tiên người xem thấy, nó thường quyết định hành động của họ, chính vì vậy chúng ta cần phải hoàn thiện tiêu đề landing page.
Bạn chỉ có một cơ hội để giữ chân khách hàng thôi, thế nên tiêu đề cần phải thể hiện được lợi ích, những gì người đăng ký sẽ nhận được.
Salesforce thể hiện rõ ràng thông điệp của mình
Tiêu đề này hiệu quả vì nó truyền tải được thông điệp mạnh mẽ và người xem biết được rõ ràng mình nhận được gì sau khi điền form.
Joanna Wiebe từ Copy Hackers gợi ý rằng bạn có thể dùng chính từ ngữ của người xem để viết tiêu đề trong trường hợp vẫn chưa quyết định được cách viết như thế nào. Bằng cách này, bạn có thể tối ưu landing page của mình, người xem cảm thấy gần gũi hơn.
Tiêu đề phụ ngay sau phần tiêu đề chính cũng không kém phần quan trọng. Nó giúp bạn thuyết phục thêm những khách hàng khó tính cũng như tăng sức hấp dẫn và thuyết phục của lời đề nghị được đưa ra.
4. Viết phần copy
Lý do các copywriter luôn được đánh giá cao chứng minh cho tầm quan trọng của phần copy.
HTML là gì? Các thành phần quan trọng của HTML?
Phần nội dung không chỉ đơn giản là phần miêu tả, nó phải có ý nghĩa gì đó đối với người đọc, thể hiện đúng thông điệp bạn muốn truyền tải. Như gợi ý trên, bạn luôn có thể dùng ngôn ngữ của chính người tiêu dùng để hỗ trợ việc viết copy. Một phần copy tốt chắc chắn sẽ tăng cao tỷ lệ chuyển đổi.
Yếu tố quan trọng trong việc viết copy là độ dài của nó, việc viết ngắn hay dài sẽ phụ thuộc vào lời đề nghị bạn đang đưa ra.
Trước tiên, hãy đảm bảo nó không quá ngắn, vừa đủ để truyền đạt thông điệp bạn cần. Đối với những lời đề nghị phức tạp hơn, cần nhiều sự giải thích và thuyết phục,ví dụ như một lời đề nghị mua hàng sẽ cần nhiều thông tin hơn là chỉ email, bạn sẽ phải viết dài hơn. Tuy nhiên, một copy quá dài sẽ làm tràn trang của bạn, không tối ưu landing page.
Ngoài ra, luôn nhớ rằng câu chữ của bạn nhắm tới khách hàng, phục vụ khách hàng chứ không phải bản thân mình. Nên viết theo phong cách của thương hiệu của bạn để tạo sự đồng nhất.
Evernote đã thực hiện tốt tiêu chí này bằng “your” (của bạn) và “you” (bạn).
Bằng cách sử dụng từ ngữ như thế này, Evernote thể hiện được tiêu chí giúp đỡ các vấn đề từ khách hàng của họ một cách tận tình
5. Tối ưu landing page bằng trực quan
Khách hàng không thể chạm hay nhìn trực tiếp được sản phẩm của bạn, vì vậy, các công cụ trực quan sẽ đóng vai trò giúp họ mường tượng được tốt hơn việc sử dụng sản phẩm đó sẽ ra sao. Điều này giúp landing page, lời đề nghị gần gũi và dễ cân nhắc hơn.
AirBnB sử dụng hình ảnh của một người phụ nữ đang cười, tạo cảm giác thoải mái vui vẻ khi khách hàng đăng ký AirBnB.
Shopify thì cho người xem cửa hàng của họ có thể sẽ như thế nào.
Để landing page của bạn thỏa mãn những băn khoăn của người xem, bạn phải hiểu được câu hỏi thường thấy “Tôi có cần sản phẩm này không?” của người tiêu dùng. Một cách để phần nào đáp ứng câu hỏi này là các đánh giá người dùng, hay social proof.
Người ta sẽ tin tưởng vào tác dụng của một sản phẩm hơn, dễ dàng chấp nhận đề nghị hơn nếu như những người khác đã có trải nghiệm tốt với nó. Đọc được những lời miêu tả của người dùng khác sẽ tăng độ tin cậy của sản phẩm hơn.
Bạn đã có những đánh giá và bình luận phản hồi từ những khách hàng cũ chưa? Hãy tối ưu hóa landing page bằng cách đặt những bình luận này lên trang, người ta sẽ cảm thấy an toàn hơn khi chấp nhận lời đề nghị của bạn.
7. Tối ưu nút CAT landing page
Nút điều hướng có lẽ là quan trọng nhất trên một landing page, nơi người xem quyết định chấp nhận đề nghị.
Nút điều hướng phải đảm bảo rõ ràng để khách hàng dễ dàng sử dụng, đồng thời cũng phải bắt mắt. Copy trên nút điều hướng cũng quan trọng không kém, một copy như “Tải xuống” sẽ không hiệu quả, người dùng sẽ không biết rõ mình tải xuống cái gì.
Anchor Text là gì? Các loại Anchor Text cho SEO hiệu quả
Lấy ví dụ như nút điều hướng của Hired, họ dùng nút màu đỏ trên một phông nền trắng, khiến nó rất nổi bật
Alexa thì dùng copy “Thử 7 ngày miễn phí” để không gây áp lực lên người đăng ký, họ sẽ không phải cam kết hay trả tiền nếu không hài lòng với sản phẩm.
Cả Alexa và Hired đều dùng từ ngữ như “Get” (Được) để tạo cảm giác nhận được cái gì đó cho người xem.Thiết kế nút điều hướng là một bước quan trọng trong tối ưu hóa landing page.
8. Đánh giá kết quả
Để biết được mức độ thành công của landing page, bạn sẽ phải đánh giá kết quả của nó. Google Analytics có thể giúp bạn tính số lượng người xem landing page và số lượng người đã convert.
Tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate) là một chỉ số quan trọng thể hiện sự hiệu quả của landing page. Tỷ lệ này cho thấy số người vào trang của bạn nhưng không convert.
Có hai lý do khiến tỷ lệ này thấp, chưa tối ưu landing page. Thứ nhất, bạn đang dùng từ khóa sai, không liên quan đến khách hàng mục tiêu. Điều này khiến một lượng lớn người không có hứng thú với đề nghị của bạn vào landing page.
Thứ hai là thiết kế landing page của bạn quá tệ, hãy thử xem qua thời gian trung bình người ta xem landing page của bạn. Nếu thiết kế quá khó hiểu, họ sẽ không nán lại trang của bạn quá lâu.
9. Thử nghiệm tối ưu landing page
Để biết được các thử nghiệm của bạn có hiệu quả không, cách duy nhất là chạy thử các bài kiểm nghiệm.
Cách kiểm nghiệm A/B sẽ chia đôi traffic của bạn, một nửa sẽ nhìn phiên bản này của landing page, nửa còn lại sẽ nhìn phiên bản khác. Dựa vào đó, bạn sẽ đúc kết được những yếu tố nào là hiệu quả.
Ví dụ có 2 tiêu đề bạn vẫn đắn đo chưa biết chọn cái nào, kiểm nghiệm A/B sẽ quyết định giúp bạn, cho thấy lựa chọn nào có conversion rate cao nhất, sau khi đủ traffic. Điều này sẽ cho bạn cơ hội , convert được nhiều người nhất có thể.
Một lưu ý thêm là khi kiểm nghiệm các yếu tố, hãy thử từng cái một và cải thiện dần dần, nếu không bạn sẽ thể biết rõ điểm nào cần sửa đổi.
Sứ mệnh duy nhất của landing page là convert người xem trang, bạn cần phải làm mọi cách để thúc đẩy những đối tượng mục tiêu này đi theo con đường bạn muốn. Mọi việc đều phải có một kế hoạch tốt, biết rõ mình muốn gì trước khi thiết kế một landing page. Hiểu được suy nghĩ của khách hàng tiềm năng là tối quan trọng, nó sẽ quyết định cách chúng ta viết, thiết kế nội dung landing page.
Sử dụng ngôn ngữ của chính người xem cũng là một cách tối ưu landing page tốt, thúc đẩy gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Tuy nhiên, không có một khuôn mẫu nào dành cho tất cả các loại sản phẩm, khách hàng. Hãy tham khảo những bước phía trên và tìm hiểu kĩ càng về người xem của bạn, bạn chắc chắn sẽ thiết kế được những landing page đắt giá cho mình.
Bạn dùng chiến thuật nào để cải thiện những landing page của mình?
Nguồn tham khảo: https://neilpatel.com/blog/mind-reading-landing-page/
Nguồn: https://www.toponseek.com/9-buoc-toi-uu-landing-page-khach-hang-tiem-nang/
- Mẹo săn Deal Flash Sale Shopee nhanh nhất, không bị cập nhật giá
- Bí kíp “khổng lồ”- Giúp bạn nắm chắc ngữ pháp của thì quá khứ tiếp diễn
- Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng bán lẻ
- Chiến dịch quảng của Facebook được tối ưu như thế nào?
- Viết bài chuẩn SEO? 12 checklist SEO quan trọng