Các thuật ngữ SEO bạn cần biết

Danh sách những thuật ngữ SEO mà người không chuyên hoặc người mới bắt đầu cần phải nắm.

Trong mục lục, bạn muốn xem định nghĩa của từ nào, bạn nhấn vào từ đó để tới nhanh phần diễn giải.

MỤC LỤC
1. Dự án SEO
a. keyword
b. Landing page
c. Lên top và duy trì
2. Tối ưu website
a. Tối ưu Onpage
b. index
c. Title tag
d. Meta description
e. Internal link
f. URL
g. anchor text
h. Alt
i. Robots.txt
j. sitemap
3. Xây dựng offpage
a. Offpage
b. Backlink
c. Traffic
4. Thuật toán của Google
a. Panda
5. Công cụ theo dõi website
a. Google analytics
b. Bounce rate
c. Google webmaster tool
7. Những gì có thể ảnh hưởng đến SEO
a. Domain
b. Hosting

1. Dự án SEO

a. keyword

Keyword là từ khóa mà người dùng nhập vào Google, Bing… để tìm thông tin.

Trong dự án SEO, khách hàng sẽ chọn lựa danh sách nhiều từ khoá để công ty dịch vụ tiến hành SEO. Khi người dùng tìm kiếm từ khoá đó trên Google, website của họ sẽ hiển thị ở trang đầu tiên.

thuat-ngu-seo# Long-tail keyword

Long-tail keyword là những từ khóa dài, mà dài thì thường chi tiết, cụ thể. Người dùng có xu hướng search từ khoá dài để kết quả ra chính xác và sát với nhu cầu của họ hơn.

Người truy cập website thuộc nhiều loại khác nhau như xem thông tin, tham khảo giá, đối thủ và người đang cần mua thực sự.

Vậy để tăng hiệu quả bán hàng chúng ta cần thu hút người đang có nhu cầu mua hàng càng nhiều càng tốt.

Ví dụ:

Thể loại người xem Từ khóa họ tìm kiếm
Đang quan tâm
  • Áo thun nữ đẹp
  • Áo thun nữ form dài
Muốn mua hàng
  • Shop áo thun nữ tphcm
  • Shop áo thun nữ hàn quốc tphcm
Đang quan tâm mực in canon
Muốn mua hàng
  • mực in canon 2900
  • mua mực in canon 2900 tphcm

b. Landing page

Trong SEO, landing page là trang web hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google sau khi người dùng nhập từ khoá.

thuat-ngu-seo-1

Từ khoá và landing page là cặp đôi gắn liền với nhau. Không ai muốn khi có người tìm kiếm “kem chong nang han quoc”, thay vì ra trang sản phẩm, lại ra bài viết hướng dẫn sử dụng.

Vì thế việc tối ưu landing page đi kèm với từ khoá rất quan trọng.

c. Lên top và duy trì

SEO thực chất gồm 2 công việc chính là:

  • cải thiện thứ hạng để lên top Google.
  • giữ vững thứ hạng.

Nếu chỉ làm cho lên top mà không giữ vững liên tục, khiến cho thứ hạng trồi sụt, thì lượng khách hàng tiềm năng vào website của bạn sẽ không thể ổn định.

2. Tối ưu website

a. Tối ưu Onpage

Website là đại diện cho cửa hàng hoặc công ty của bạn trên Internet. Còn Google là một bộ máy, để bộ máy này đọc hiểu website của bạn, bạn cần phải khai báo đầy đủ thông tin.

Quá trình khai báo các thông tin này do người làm SEO kết hợp với người lập trình web thực hiện và được gọi là tối ưu SEO cho website.

b. index

Là quá trình Google thu thập dữ liệu từng trang trên website, sau đó tiến hành đánh giá.

Nếu trang web đạt các tiêu chuẩn do Google đề ra, nó đánh dấu chỉ mục cho từng trang. Để khi người dùng search từ khoá (A) sẽ ra trang X trên website, khi người dùng search từ khoá (B) sẽ ra trang Y trên website.

c. Title tag

Là thẻ tiêu đề của một trang web, dùng để hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google.

Ví dụ chúng ta có sản phẩm kem chống nắng Hàn Quốc là PQ10. Bài viết mô tả sản phẩm này có tên là: “PQ10 Sun Cream – Kem chống nắng ngăn chặn tất cả các tia tử ngoại”

thuat-ngu-seo-2

Thẻ tiêu đề của bài viết này là: “Kem chống nắng Hàn Quốc cao cấp giúp ngăn chặn mọi tia UV.”

thuat-ngu-seo-4

Thẻ tiêu đề và tiêu đề bài viết không nhất thiết phải giống nhau. Vì để phục vụ cho người tìm kiếm trên Google, thẻ tiêu đề thường được tối ưu một cách hợp lý để tăng khả năng người dùng nhấn vào xem bài.

d. Meta description

Là phần mô tả ngắn gọn nằm bên dưới thẻ tiêu đề trên trang kết quả tìm kiếm.

thuat-ngu-seo-4

Mô tả sẽ kết hợp với tiêu đề để thu hút người xem nhấn vào bài viết.

e. Internal link

Internal link là liên kết nội bộ giữa các trang trong cùng một website. Chắc hẳn bạn không muốn người dùng vào xem 1 trang trên website của bạn rồi thoát ra đúng không?

Bạn muốn họ dạo vài vòng để thấy thêm về sản phẩm bạn cung cấp hay ít nhất cũng nhớ một chút về thương hiệu của bạn.

Liên kết nội bộ sẽ giúp bạn làm công việc đó. Nó sẽ là “bài viết liên quan”, “banner”, “menu”….trên website để điều hướng người dùng xem thêm thông tin.

f. URL

URL được hiểu nôm na là đường link. Ví dụ:

  • gobranding.com.vn
  • gobranding.com.vn/dich-vu-seo-tu-khoa/

g. anchor text

Ví dụ: Tại sao website khách truy cập nhiều mà không mua hàng

Chúng ta có phần Tại sao website khách truy cập nhiều mà không mua hàng là một anchor text, nó dùng để diễn giải cho phần URL (http://gobranding.com.vn/tai-sao-website-duoc-truy-cap-nhieu-ma-khong-co-khach-lien-he-mua-hang/) bên trong.

Một URL có thể có nhiều dạng anchor text. Ví dụ bạn có 1 URL cho download ebook.

  • Bài số 1, bạn đặt anchor là: Download ebook hướng dẫn cách xây dựng nội dung website.
  • Bài số 2, bạn đặt anchor là: mọi người nhấn vào đây để down ebook nhé!
  • Bài số 3, bạn đặt anchor là một hình banner để người xem nhấn vào.

h. Alt

Google là một bộ máy, vì thế nó chỉ hiểu được văn bản dạng chữ. Các loại văn bản khác như hình ảnh, video Google không đọc được.

Đối với hình ảnh chèn vào trang web, bạn cần điền thêm thông tin vào thẻ Alt để Google hiểu hình ảnh đó đang nói về cái gì. Hiện nay phần quản trị website đều có trang bị khung nhập Alt, bạn có thể liên hệ người thiết kế website nếu chưa biết chỗ nhập.

i. Robots.txt

Robots.txt là một file để quy định cho Google biết đâu là nơi nó có thể truy cập vào website để thu thập và index thông tin.

File này sẽ khai báo những nơi Google không được phép truy cập nhằm đảm bảo tính bảo mật, cũng như giúp nó tập trung vào những trang quan trọng trên website, thay vì phải thu thập hết tất cả các trang.

File này người làm SEO sẽ khai báo cho bạn.

j. sitemap

Sitemap giống như bản đồ để Google không bị “lạc” đường, hoặc đi lòng vòng trong website. Từ đó sẽ giúp Google index dữ liệu một cách nhanh nhất, và cập nhật thông tin dễ dàng nhất khi có một bài mới được up lên website.

3. Xây dựng offpage

a. Offpage

Offpage là những công việc nằm ngoài website của bạn, gồm tăng độ uy tín cho website, dẫn truy cập về website.

Là những liên kết từ một website khác trỏ đến website của bạn. Một backlink tương ứng với một vote cho website của bạn, backlink từ website có chất lượng tốt thì điểm vote càng cao.

Xây dựng backlink giúp tăng độ uy tín cho website.

c. Traffic

Traffic là lượng truy cập vào trang web của bạn, traffic có thể đến từ tìm kiếm trên Google, facebook, email marketing, Google Adwords…

4. Thuật toán của Google

a. Panda

Panda – gấu trúc là thuật toán của Google, có nhiệm vụ lọc những website có nội dung kém, copy. Những website nằm trong danh sách đen của Panda sẽ rất ít cơ hội lên top.

5. Công cụ theo dõi website

a. Google analytics

Là công cụ được phát triển bởi Google để theo dõi lượng truy cập, nhân khẩu học, địa lý của người xem. Giúp đánh giá tiềm năng của các nguồn traffic, đâu là nguồn dẫn traffic về website nhiều nhất.

Công cụ này có phiên bản miễn phí sẽ được Hoc11.vn cài đặt vào website cho khách hàng.

b. Bounce rate

Phần trăm lượng truy cập vào website của bạn và rời website mà không xem thêm bất cứ một trang nào khác. Bounce rate càng cao, nghĩa là nội dung website của bạn có vấn đề.

c. Google webmaster tool

Lại thêm một công cụ miễn phí khác của Google giúp người làm SEO nắm được các thông tin như: website có dấu hiệu bị hack, website được tìm kiếm bởi từ khoá nào nhiều nhất….

7. Những gì có thể ảnh hưởng đến SEO

a. Domain

Domain là tên miền, mỗi website có duy nhất một tên miền. Tên miền không được gia hạn kịp lúc, sẽ ảnh hưởng đến SEO do website truy cập không được.

b. Hosting

Hosting là nơi chứa source, mã nguồn chạy website. Website chạy chập chờn, website chạy không được đều ảnh hưởng đến SEO, và nguyên nhân phần lớn đến từ phía hosting.

Lúc này bạn cần liên hệ ngay với bên đơn vị cung cấp, để không làm lỡ bất kỳ khách hàng truy cập website.

Trang Lê

Hoc11.vn – Công ty SEO được đầu tư từ Singapore đầu tiên tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *