Chính vì vậy, biết cách tối ưu các liên kết nội bộ này & tận dụng mối liên hệ mật thiết giữa các bài post, page của trang web, bạn sẽ cải thiện được đáng kể thứ hạng từ khóa của mình.
Nếu bạn chưa biết Internal Link là gì hoặc Cách thức đi link hiệu quả, bạn có thể tìm hiểu tại bài viết: Internal link là gì? 3 Chiến lược tối ưu cho SEO & chuyển đổi
Trong bài blog này, tôi sẽ chia sẻ đến bạn Mô hình liên kết nội bộ Link Wheel được Hoc11.vn SEO áp dụng để triển khai cho website gtvseo.com và rất nhiều khách hàng, giúp họ:
- Tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ
- Kéo traffic về cho website
- Lên top hàng loạt keyword
- Định vị website là chuyên gia uy tín trong lĩnh vực với các bài viết phủ thông tin thị trường
- Thúc đẩy chính xác URL SEO mong muốn lên top thành công
Cùng tôi theo dõi ngay nhé!
Thật ra tôi đã từng đề cập mô hình Link Wheel này ở buổi offline Entity Building 3.0 rồi, trong bài blog này tôi sẽ đề cập lại kèm theo đó là update thêm nội dung mới để bạn nắm rõ hơn về mô hình Internal Links cũng như cách thức áp dụng nó.
Bạn có thể tham gia Cộng đồng Entity Builder 2018 để nhận slide này trong buổi Offline nhé!
THEME – TRAFFIC
Trước tiên, tôi sẽ chia sẽ về khái niệm Thematic content (hay còn gọi là Nội dung theo chủ đề) một chút. Vậy thì nội dung theo chủ đề tôi nói đơn giản chính là nội dung mà bạn muốn SEO.
Operational Content & Thematic Content
Làm SEO hẳn bạn nghe nhắc rất nhiều đến câu “Content is King” trong giới Digital marketing rồi. Và hầu như ai cũng hiểu rằng truyền tải content unique, hấp dẫn và hữu ích đối với người đọc sẽ khiến thứ hạng và traffic của website tăng trưởng.
Tuy nhiên, đối với người làm marketing mà nói thì chẳng có gì đáng thất vọng hơn việc đăng tải rất nhiều Content lên blog, website nhưng không nhận lại được gì?
Có thể bạn đang gặp vấn đề với Thematic content của chính mình.
Bạn có biết: Không phải tất cả content trên website đều giống nhau!
Bước đầu tiên để tối ưu nội dung cho website chính là hiểu đúng về chức năng của content website đối với người dùng và công cụ tìm kiếm.
Và bất kỳ website nào nội dung cũng có thể được phân loại ra làm 2 phần: Operational Content (nội dung hoạt động) và Thematic Content (Nội dung theo chủ đề).
Operational Content
Operational Content (Nội dung hoạt động) thể hiện thông tin quan trọng nhất của doanh nghiệp bạn.
Ví dụ: giả sử bạn cung cấp sản phẩm máy giặt LG thì trên website, operational content này sẽ bao gồm các bài viết về dịch vụ, chi phí báo giá, địa điểm cung cấp dịch vụ, thông tin liên lạc, …
Operational content này sẽ hoạt động như “yếu tố cần thiết” người dùng cần đến nếu muốn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Dù không có quá nhiều cơ hội để bạn có thể “sáng tạo” hoặc xây dựng liên kết backlinks thông qua thông tin này, nhưng Operational Content mang đến giá trị hữu ích trong việc liên lạc cũng như trải nghiệm người dùng trên website.
Thematic Content
Thematic Content thì lại là câu chuyện hoàn toàn khác so với Operational Content!
Thematic Content (Nội dung chủ đề) đại diện cho phần nội dung chính trong website của bạn, bao gồm các dạng bài: mô tả sản phẩm, dịch vụ, đánh giá xếp hạng hoặc các nghiên cứu case study, phân tích sản phẩm, …
Những nội dung này là một kho báu đầy tiềm năng đối với SEO khi có thể:
- Target vào các từ khóa
- Xây dựng liên kết
- Cung cấp giá trị thực cho người truy cập vào website
Rất nhiều chuyên gia SEO trang thương mại điện tử trên thế giới chọn Thematic Content là chiến lược để thúc đẩy tỉ lệ chuyển đổi cũng như traffic vào website.
Và dĩ nhiên, nếu website của bạn đang có traffic không cao thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề với Thematic Content của chính mình.
Chính Google cũng có riêng tiêu chí E–A – T (Expertiness – Authorititativeness – Trustworthiness) để đánh giá chất lượng và xếp hạng các website xứng đáng đứng ở vị trí top.
Nếu bạn chưa rõ về E.A.T. của Google thì có thể tìm đọc thêm nhưng về phía tôi, tôi thường chuyển đổi sang thành 3 chữ T.T.T (Trust – Traffic – Theme) để bạn có thể dễ hiểu hơn.
Về THEME, đây chính là cái mà tôi đề cập ngay bên trên về Thematic Content.
Để đánh giá chất lượng về website của bạn, cái mà Google muốn biết trước tiên chính là
- Nội dung trên web của bạn có phải là một nội dung uy tín hay không?
- Nội dung có thể hiện website là một chuyên gia trong lĩnh vực hay không?
Chẳng hạn như bạn viết về dòng sản phẩm máy giặt LG, Google sẽ quan tâm liệu bạn thật sự am hiểu về những thông tin bên ngoài lẫn bên trong và chi tiết về loại máy giặt này.
Và khi thực hiện nó, bạn phải chắc chắn rằng mình am hiểu tường tận và chi tiết hơn tất cả các đối thủ khác thông qua các bài viết về “hướng dẫn sửa chữa máy giặt”, hoặc “cách vệ sinh máy giặt LG”, …
Một ví dụ khác về công ty Hoc11.vn SEO bên tôi đang hoạt động. Rõ ràng tôi không thể tự xưng Hoc11.vn cung cấp dịch vụ SEO tốt nhất, bá đạo nhất Việt Nam nếu không thể chứng minh được điều đó là đúng.
Nếu giả sử bạn là một khách hàng của bên tôi, để thuyết phục bạn. Không chỉ cả team kinh doanh, marketing mà cả team kĩ thuật của tôi sẽ phải dành rất nhiều thời gian phân tích, tư vấn và chỉ ra những lỗi code từ website của bạn chẳng hạn.
Hoặc chỉ ra cho bạn việc website đã bị Google Panda hay Penguin phạt như thế nào, mức độ ra sao, …
Từ đó, tôi ra cho bạn phương pháp để cải thiện website là Entity Building.
Vậy Thematic Content giúp ích gì được cho website?
Về khía cạnh kĩ thuật
Ở đây tôi không đề cập quá sâu vào kiến thức chuyên ngành, tuy nhiên, việc thêm vào một nền tảng nội dung rộng lớn có chủ đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của website sẽ giúp bạn gia tăng số lần sử dụng các từ khóa LSI keyword trên toàn bộ trang web.
Bên cạnh đó, khi viết các bài viết này, bạn cũng đồng thời sử dụng rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành, từ khóa ngữ nghĩa (semantic keywords). Điều này tạo nên một bức tranh lớn hơn, rõ ràng hơn cho Google hiểu chính xác về nội dung website.
Tóm lại, xét về khía cạnh kĩ thuật, Thematic Content với nhiều từ khóa LSI sẽ giúp website bạn liên quan đến nội dung lĩnh vực hơn.
Về khía cạnh người dùng & Google
Thematic giúp tạo dựng lòng tin, sự tin tưởng đồng thời giúp website đạt được độ uy tín nhất định trong mắt người dùng và công cụ tìm kiếm.
Lẽ dĩ nhiên, nếu bạn là một kĩ sư chuyên về điện lạnh, thì hẳn bạn sẽ cảm thấy tin tưởng một website có hàng loạt bài viết “hướng dẫn sửa chữa/vệ sinh máy giặt” có đề cập đến các từ chuyên ngành như “lồng giặt”, “mâm giặt” hay “công nghệ tiết kiệm điện”, …
Điều này đồng thời cũng được thuật toán Google Hummingbird ưa chuộng và đánh giá cao!
Vậy thì như bạn đã thấy, Thematic Content là cách bạn khiến Google và người dùng đánh giá chính xác về khả năng chuyên môn trong lĩnh vực của website bạn.
Hay nói đơn giản một chút rằng khi bạn đọc bài viết này và nhận thấy tôi đã từng có hàng trăm bài blog chia sẻ/ video hướng dẫn trên Youtube, bạn mới tin tưởng tôi được, đúng không?
Làm sao để tối ưu Thematic Content?
Tối ưu Internal Links
Nếu bạn muốn Google đánh giá rằng bạn am hiểu và tường tận về một lĩnh vực nào đó, hãy chú ý việc cập nhật và chia sẻ thêm nhiều các bài viết Thematic Content.
Quay lại ví dụ về máy giặt LG chẳng hạn, để Google nhìn nhận bạn hay trang web của bạn chất lượng và bổ ích thì hãy chia sẻ thêm nhiều những chủ đề nhỏ xoay quanh máy giặt LG ở nhiều khía cạnh khác nhau như:
- Máy giặt LG có thể mua ở đâu?
- Máy giặt LG có tốt không?
- Máy giặt LG cửa trên chính hãng ở Tp.HCM
- So sánh mặt giặt LG với máy giặt Panasonic
- Hướng dẫn sử dụng máy giặt LG
Không chỉ vậy, nếu nhìn và suy nghĩ kĩ thì bạn sẽ thấy trong 5 bài viết về máy giặt liệt kê bên trên sẽ có những bài viết có thể liên kết chồng chéo nhau qua từng chủ đề – chính là yếu tố THEME tôi đã đề cập ở trên.
Bạn có thể tối ưu liên kết nội bộ cho nó. Và điểm này tôi sẽ đề cập chi tiết bên dưới.
Kết hợp Thematic Content & kĩ thuật Phantom Keywords:
Nếu theo dõi tôi từ lâu thì hẳn sẽ biết về Phantom Keywords rồi đúng không?
Nếu bạn chưa biết thì có thể Google ngay “PHANTOM KEYWORDS” và xem về video “Kiếm hàng ngàn traffic với content chuẩn SEO – Phantom Keywords” của Vincent Do nhé!
Hiểu ngắn gọn thì Phantom Keywords là những từ khóa có tính chất:
- Có lượng search từ phía người dùng
- Độ cạnh tranh không cao (đối thủ ít SEO các từ khóa này)
- Mang về lượng traffic chất lượng cho website
Tìm kiếm Phantom Keywords cũng giống như việc bạn đi tìm một thị trường ngách vậy – nhu cầu người dùng rất cao nhưng đối thủ của bạn lại không nhìn ra được cái bạn đang nhìn thấy.
Chính vì vậy, các đối thủ của bạn dường như đánh mạnh vào những thị trường cạnh tranh khốc liệt bên ngoài. Và bạn là người gần như duy nhất đánh vào thị trường ngách. Nhờ đó, lượt truy cập vào website của bạn và lượng khách hàng bạn tiếp cận được sẽ ngày càng tăng cao.
Đến đây thì nhìn lại 5 bài viết tôi liệt kê về máy giặt, chắc chắn bạn sẽ nhận ra cả 5 bài đều mang Phantom Keywords.
Vậy nhiệm vụ tiếp theo của bạn chính là:
- Viết 5 bài này thật chất lượng theo chuẩn SEO
- Mỗi bài dài tối thiểu 1500 chữ
- Tối ưu kĩ càng on page cho từng bài viết
- Internal Links cho các bài viết này
Chắc chắn, chỉ trong vòng 2 – 3 tháng, 5 bài viết này của bạn sẽ nhảy lên top đối với từ khóa phantom đó. Thậm chí, rất nhiều dự án tôi đã từng triển khai Phantom Keywords cho khách hàng có bài viết vào tận top 10.
Chưa kể, chỉ cần 1 trong số các bài viết của bạn đạt được lượng traffic cao thì tất cả những bài viết khác có gắn liên kết nội bộ với nó cũng sẽ tăng dần nhanh chóng.
Tuy nhiên, đến bước này, hẳn bạn sẽ thắc mắc về câu hỏi:
Có nên gộp lại 5 chủ đề này thành 1 bài viết dài hoàn chỉnh?
Liên quan đến vấn đề này, bạn cần biết về khái niệm Keyword Cannibalization.
Keyword Cannibalization là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực, khiến cho lượt truy cập và thứ hạng tìm kiếm của website trong lĩnh vực YMYL (Your Money Your Life) rớt top thê thảm hay mất sạch index trong đợt cập nhật Google Medic ngày 1/8 vừa rồi.
Keyword Cannibalization là hiện tượng từ khóa bị lặp lại nhiều lần và “ăn thịt” lẫn nhau.
Một ví dụ dễ hiểu là khi bạn viết một bài chủ đề về “Làm thế nào để tăng chiều cao?” chẳng hạn, thì thay vì viết một cách chi tiết và cho ra một bài viết dài thì bạn lại chia nhỏ bài viết ra thành nhiều chủ đề nhỏ như “Tăng chiều cao với xà đơn”, “Tăng chiều cao với yoga”, …
Lúc này, Google Medic sẽ đánh giá không tốt và có thể gây rớt top cho tất cả các bài viết liên quan đến từ khóa đó.
Trong khi ngược lại, nếu bạn gộp tất cả các chủ đề con đó vào cùng một bài viết tổng thể và khiến nó chất lượng thì kết quả chắc chắn mang lại hiệu quả khác biệt hơn.
Bên cạnh đó, Keyword Cannibalization cũng được Google đề cập trong thuật toán Panda của mình.
Google Panda ra đời vào khoảng tháng 2 năm 2011, thì khoảng 3 tháng sau đó là ngày 6 tháng 5 năm 2011. Phía Google đã ra được một bài viết nói về cách nhận diện để đánh giá một website chất lượng và tránh bị Google Panda phạt.
Một trong số 23 câu hỏi được đưa ra để đánh giá chất lượng website, đó là:
“Does the site have duplicate, overlapping, or redundant articales on the same of similar topics with slightly different keywords variations?”
Hiểu nôm na là: “Website có các bài viết trùng lặp hoặc những bài viết dư thừa không cần thiết có nội dung tương tự nhau đối với các từ khóa chỉ khác nhau chút ít không?“
Vậy thì như bạn thấy, nếu viết theo như lối tách ra hẳn nhiều bài viết “Tăng chiều cao với xà đơn”, “ Tăng chiều cao với Yoga”, … thì từ khóa “tăng chiều cao” sẽ bị trùng lặp và chỉ thay đổi một chút về hình thức, dẫn đến Google Panda có khả năng sẽ ghé thăm website bạn!
Đến đây, hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng vì sao đã ra đời từ 2011 nhưng năm 2018 Google Panda mới đánh mạnh vào mảng này?
Thật ra theo tôi được biết thì từ năm 2011, Google Panda đã bắt đầu phạt một số website về vấn đề Keyword Cannibalization này rồi nhưng ngay lúc đó mức độ quan trọng của việc này không cao như hiện tại.
Tuy nhiên, sau 7 năm thu thập và phân tích dữ liệu từ hệ thống, Google đã nhận ra được rằng việc trùng lặp nội dung chủ đề rất quan trọng trong việc hạn chế thông tin rác trên Internet, và từ đó “gã khổng lồ” tăng dần trọng số (mức độ) quan trọng của yếu tố này lên.
Chính vì vậy, nếu trước đây bạn phạm lỗi này có thể bị trừ 2 điểm, thì hiện tại Google có thể trừ đi hẳn 20 điểm trong SEO của bạn với cùng một lỗi Keyword Cannibalization này.
Và đợt tháng 8 vừa rồi, Google trực tiếp đánh mạnh vào các website với chiến lược như vậy khiến nhiều trang web rớt top nhanh chóng.
Để tránh bị Google Panda “ngó nghiêng” website của mình thường xuyên, tại sao bạn không thử làm chuẩn mọi thứ SEO website ngay từ đầu. Tham khảo các khóa đào tạo seo của Hoc11.vn SEO để có kiến thức được hệ thống chi tiết.
TRUST – TRAFFIC
Ở phần này, tôi sẽ hướng dẫn bạn tối ưu mô hình Internal Links dựa trên yếu tố Trust – 1 trong 3 chữ T mà tôi chia sẻ với bạn ở phần đầu. Ở đây TRUST chính là dòng chảy của sức mạnh, sự uy tín và tin tưởng.
Giả sử trang chính mà bạn đang mong muốn phát triển là “URL SEO” và bạn có 5 bài viết xung quanh là 5 bài viết Phantom Keywords.
6 bài viết này liên kết với nhau tạo thành một chủ đề với lượng traffic cũng liên thông với nhau như tôi nói ban đầu.
Tôi thường áp dụng mô hình bên dưới cho các bài viết trên website gtvseo.com và dự án của khách hàng, giúp tối ưu hóa cho dòng chảy sức mạnh của website.
Vì sao mô hình Internal Link này lại hiệu quả?
Như bạn thấy, xunh quanh danh mục chính “URL SEO” là các bài “Support Content” – nôm na là bài nội dung để hỗ trợ danh mục chính.
Hơn thế nữa, mỗi bài support content của bạn là link với nhau (Chẳng hạn như support content 1 có backlink với support content 2) thì từ đó bạn có thể hình dung rằng website của bạn đang sở hữu một vòng lặp mạnh khép kín và cực kì liên kết.
Các support content này sau đó lại cùng đổ về một danh mục chính dẫn đến dòng chảy sức mạnh của website sẽ vô cùng lớn mạnh.
Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang luân chuyển TRUST qua từng bài viết và đi khắp website của bạn khi kết nối các bài viết này lại với nhau, cùng trỏ về bài viết chính bạn mong muốn SEO.
Mô hình này được tối ưu theo cả 3 chữ T: Trust – Traffic – Theme, được Google khuyến khích xây dựng cho website. Kết hợp với kĩ thuật Phantom Keywords mang lại lượng traffic lớn thì sẽ phát triển vô cùng bền vững. Đó là lí do tôi cực kì thích mô hình này.
Tối ưu phễu hành trình khách hàng với Thematic Content
Phễu hành trình khách hàng là một trong những yếu tố cơ bản nhưng cực kỳ hiệu quả mà rất nhiều người làm marketing áp dụng.
Việc áp dụng kết hợp phễu hành trình khách hàng trong marketing cùng với Thematic Content đã mang đến cho tôi hiệu quả đáng kinh ngạc, không chỉ xét về khía cạnh tối ưu website, mà cả khía cạnh tăng tỉ lệ chuyển đổi và hỗ trợ hành vi người dùng.
Đối với marketing thì trước khi tiến đến việc mua hàng, khách hàng cần trải qua 3 giai đoạn tương ứng với 3 phần Top, Middle và Bottom of Funnel.
Để cho dễ hiểu, tôi sẽ đưa bạn một ví dụ về mô hình phễu trong việc viết content:
Bài viết đầu tiên của bạn “Máy giặt là gì” là một bài viết căn bản, dành cho những ai vừa mới bắt đầu tìm hiểu thông tin (như sinh viên tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của máy giặt chẳng hạn) và cả những ai đang có dự định mua máy giặt.
Tiếp đó, sau khi tìm hiểu xong máy giặt là gì và nhận ra cần có một cái máy giặt. Một lượng người dùng sẽ tiếp tục tìm kiếm về “Máy giặt loại nào tốt” để xem xét kĩ lưỡng trước khi mua.
Tiếp nữa sau khi chọn được một vài hãng máy giặt ưng ý chẳng hạn như Panasonic và LG. Thì tôi chắc rằng họ sẽ tiến hành tìm kiếm về bài viết “So sánh máy giặt Panasonic và LG” để xem đâu mới là cái phù hợp nhất.
Cuối cùng, khi đã quyết định được về hãng máy giặt Panasonic chẳng hạn. Họ sẽ lại tìm kiếm để xem thêm chi tiết hơn về loại máy giặt của hãng này.
Vậy thì thay vì chỉ SEO máy giặt Panasonic cho trang của tôi, bạn đã SEO thêm các thông tin xung quanh về nhiều loại máy giặt khác nhau, bài viết về so sánh thì theo mô hình phễu.
Nếu thực hiện các các bài viết trên theo mô hình phễu marketing, bạn đã thành công trong việc:
- Xây dựng cho khách hàng nhận thức về sản phẩm của bạn (Top of funnel)
- Hướng dẫn và đưa ra cho khách hàng một giải pháp (Middle of funnel)
- Giải thích và chứng minh cho khách hàng thấy lựa chọn giải pháp của bạn là tối ưu và phù hợp nhất (Bottom of funnel)
Việc kết hợp kiến thức mô hình về phễu trong content SEO, mô hình về dòng chảy sức mạnh (TRUST) và mô hình về tối ưu THEME thì cuối cùng bạn sẽ ra được một mô hình tối ưu liên kết nội bộ Link Wheel như bên dưới:
Chấm màu cam ở giữa tượng trưng cho trang danh mục chính mong muốn SEO của bạn (có thể là dịch vụ, sản phẩm. tin tức…).
Các chấm tròn xung quanh chính là support content liên kết với nhau tạo nên dòng chảy sức mạnh TRUST xuyên suốt.
Qua từng layer – lớp/vòng của các chấm tròn, bạn sẽ thấy mọi thứ được liên kết với nhau theo mô hình phễu – bài viết sẽ từ bao quát đến chi tiết dần trên nhiều khía cạnh qua các vòng. Từ đó, tôi chắc chắn website của bạn đã đạt được mức tối ưu trong việc xây dựng các bài viết SEO.
Tóm lại, việc bạn cần làm chính là:
- Viết nhiều bài về các chủ đề con khác nhau và mỗi bài viết phải có nội dung chi tiết, chất lượng
- Các bài viết đều là bài viết Phantom Keywords để bản thân mỗi bài đều có khả năng lên top và kéo traffic cho những bài xung quanh
- Tối ưu mô hình về TRUST bằng cách sử dụng backlink để kết nối các bài support content với nhau.
Lưu ý một chút: Nếu bạn lo sợ Google sẽ phạt vì các backlink không chất lượng và ảnh hướng đến trang chính URL SEO thì bạn không cần phải lo.
Không may xảy ra trường hợp đó thì Google sẽ chỉ phạt các bài viết support content xung quanh mà không mảy may ảnh hưởng đến URL SEO chính.
Thậm chí, bài viết xung quanh này ngay cả khi bị phạt cũng vẫn sẽ tiếp tục lưu chuyển cho dòng chảy TRUST của bạn và kéo lượng traffic về cho các bài viết khác, hỗ trợ kéo traffic cũng như thúc đẩy tăng trưởng cho URL SEO.
Kết luận:
Phương pháp xây dựng mô hình liên kết nội bộ Link Wheel tận dụng Thematic Content, Phantom Keyword và tối ưu phễu hành trình khách hàng là một trong những kĩ thuật thuộc Entity Building đảm bảo tối ưu 3 chữ T (TRUST _ TRAFFIC _ THEME).
Áp dụng phương pháp này, bạn có thể giúp Google hiểu rõ hơn và đánh giá cao hơn độ tin cậy, chất lượng cũng như thứ hạng của website trong danh mục tìm kiếm.
Share ngay bài viết này đến những người cần nó nhé! Và nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy đặt câu hỏi bên dưới, tôi rất vui lòng hỗ trợ bạn!
Video YOUTUBE tham khảo: