Tôi biết bạn luôn muốn website mình đứng trên top 3 (thậm chí top 1) ở công cụ tìm kiếm. Vâng, tôi cũng biết bạn luôn muốn có khách hàng nườm nượp truy cập website, muốn xây dựng thương hiệu công ty mình cho hàng ngàn khách hàng biết đến,…
Nhưng cho dù website bạn đã SEO 3 – 4 tháng trời rồi mà vẫn chỉ có thể ở vị trí trang 4 – 5, vì sao?
Tôi đã gặp rất nhiều câu hỏi cũng như thấy rất nhiều cách thức triển khai SEOtừ những người mới bắt đầu triển khai SEO đến những bạn già dặn kinh nghiệm thông qua việc chia sẻ trên blog và youtube.
Bởi vì cơ hội này mà tôi phát hiện ra có những thứ rất nhiều bạn hiểu sai về SEO, từ đó khiến cho việc triển khai đạt kết quả không được như mong muốn hay thậm chí là chán nản, thất vọng.
Sau khi phân tích hàng trăm website khác nhau thì tôi rút ra được 7 lý do chính khiến bạn không ở top 3 google và bài viết này sẽ cho bạn biết những lý do này cũng như giải pháp cho nó.
Bắt đầu thôi nào!
1. SEO bắt đầu với việc nghiên cứu từ khóa
Hầu như mọi người nghĩ rằng khi triển khai SEO, bạn phải nghiên cứu từ khóa liên quan tới sản phẩm/dịch vụ của mình qua các công cụ. Ví dụ như: Google keywords planner, Keywords finder, long tail keywords pro,…
Lúc này, rất nhiều người nghĩ rằng mình có bao nhiêu sản phẩm/dịch vụ thì cứ nghiên cứu bấy nhiêu từ khóa SEO tương ứng rồi triển khai.
Điều này thật sự là một tư duy rất sai lầm. Nó có thể dẫn đến một thảm họa hay những kết quả không thật sự hiệu quả.
Ví dụ:
- Ngân sách không đủ để triển khai
- Khi lên top rồi nhưng khách hàng lại không chốt được.
- Không đủ đội ngũ để triển khai sản phẩm/dịch vụ
- …
Bạn phải hiểu rằng:
Thực sự cốt lõi của SEO là một trong những cách thức marketing. Và để đạt được hiệu quả tối ưu nhất từ marketing, nó tới từ công việc lên chiến lược, hoạch định kinh doanh, mục tiêu,… Chứ không phải bạn thấy lợi ích nó mang lại, hay nghe chi phí hiệu quả rồi nhảy vô triển khai SEO.
Trước khi bạn triển khai SEO hãy tự hỏi mình các câu hỏi bên dưới:
➣ 8 Câu hỏi bạn cần phải trả lời trước khi bắt đầu SEO
1. Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn bản thân/doanh nghiệp bạn muốn đạt được là gì?
2. Tại sao bạn lại chọn SEO để triển khai? Có còn kênh marketing nào khác hiệu quả hơn không?
3. Thông điệp marketing cốt lõi bạn muốn truyền tải đến thị trường bạn là gì?
4. Làm sao SEO có thể giúp bạn đạt được mục tiêu ngắn hạn/dài hạn?
5. Thị trường mục tiêu bạn muốn nhắm đến là ai?
6. Sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể cung cấp đến những địa điểm nào? (có rất nhiều người chỉ có thể cung cấp sản phẩm/dịch vụ ở khu vực hcm nhưng lại triển khai từ khóa toàn quốc, điều này là một sự lãng phí rất lớn)
7. Đối thủ của bạn là ai, sự khác biệt của bạn với đối thủ là gì?
8. Ngân sách bạn có thể đầu tư vô SEO là bao nhiêu?
Từ những câu hỏi này, bạn mới biết chính bản thân mình cần gì và thiếu gì. Tiếp theo, bạn mới có thể nghiên cứu từ khóa và lập ra được một chiến lược SEO mang lại cho mình kết quả tốt nhất.
Nhưng khi đến bước nghiên cứu từ khóa, điều tiếp theo tôi thấy được hơn 80% người SEO mắc sai lầm đó là…
2. Từ khóa dài là từ khóa 4 chữ trở lên
Hầu hết mọi người định nghĩa sai lầm về từ khóa dài (long tail keywords) trong SEO, họ định nghĩa từ khóa dài là những từ khóa dài 3, 4 chữ trở lên.
Đây là một định nghĩa sai lầm. Để tôi giải thích cho bạn qua ví dụ:
Có 3 từ khóa:
- Đồng hồ thông minh (40,000 tìm kiếm/tháng)
- Bánh trung thu kinh đô (14,000 tìm kiếm/tháng)
- Giá đồng hồ điện thoại (40 tìm kiếm/tháng)
- Hoc11.vn SEO (800 tìm kiếm/tháng)
Lúc này từ khóa dài của bạn sẽ là từ: Hoc11.vn SEO và Giá đồng hồ điện thoại. Còn 2 từ còn lại không thể nào được coi là từ khóa dài được. (Bạn cứ thử SEO 2 từ đồng hồ thông minh và bánh trung thu kinh đô là bạn thấy “vỡ mồm” so với 2 từ còn lại).
Bởi vì những điều tạo nên từ khóa dài không có liên quan mấy tới câu chuyện độ dài của từ khóa).
Vậy điều gì tạo nên từ khóa dài.
➣ Yếu tố tạo nên từ khóa dài
Có 2 yếu tố để tạo nên từ khóa dài:
1. Lượng tìm kiếm
2. Tính cụ thể
Khi từ khóa của bạn càng cụ thể nhu cầu của bạn thì lượng tìm kiếm sẽ càng thấp.
Nhu cầu tìm kiếm (lượng tìm kiếm mỗi tháng) là thứ duy nhất khác biệt giữa từ khóa chính của chủ đề với một từ khóa dài.
Định nghĩa của “từ khóa dài” bắt nguồn từ biểu đồ nhu cầu tìm kiếm. Bạn có thể coi hình bên dưới. Khi những từ khóa chủ đạo (head keywords) chỉ có một số từ nhưng lượng tìm kiếm lại cao ngất ngưỡng và vô số từ khóa dài với lượng tìm kiếm thấp.
Vì vậy từ khóa dài với từ khóa ngắn không thể được phân biệt qua câu chuyên số lượng chữ của từ khóa được.
Để tôi cho bạn tiếp 3 từ khóa ví dụ:
- Donal Trumps (4,700,000 tìm kiếm/tháng)
- Gary vaynerchuck (65,000 tìm kiếm/tháng)
- Hoc11.vn SEO (800 tìm kiếm/tháng)
Cả 3 từ trên đều có độ dài như nhau, đều miêu tả cụ thể như nhau. Sự khác biệt duy nhất là ở lượng tìm kiếm của các từ khóa này.
Tham khảo cách nghiên cứu từ khóa trong 5p qua Ahrefs
Sau khi kết thúc việc nghiên cứu từ khóa đó, điểm tiếp đến tôi thấy bạn mắc sai lầm trong SEO, đó là:
3. Tối ưu hóa mật độ từ khóa Onpage SEO
“Mật độ từ khóa SEO dài 3 chữ của bạn phải đạt 5% của bài viết.” Đó thường là câu nói khi tôi nghe khi được ở rất nhiều trung tâm đào tạo SEO hiện tại cũng như từ rất nhiều bạn khi tối ưu bài viết SEO.
Khi bạn cứ chăm chăm vô câu chuyện mật độ từ khóa SEO phải bao nhiêu thì …
Điều này dẫn đến bạn tạo ra những bài viết nhồi nhét từ khóa khiến cho bài viết không cần hấp dẫn với người đọc quá nhiều nữa.
Tôi hiểu rằng bạn muốn Google hiểu được là bài viết của bạn đang nói về những từ khóa ấy để có thể SEO lên top.
Nhưng bạn phải hiểu rằng là hiện tại Google không còn hoạt động như trước nữa, Google đã thông minh lên rất nhiều rồi.
➣ Google hiểu được những từ khóa liên quan & đồng nghĩa
Bạn cứ nhìn trang dịch vụ SEO của tôi là một ví dụ điển hình. Trong tiêu đề, nội dung bài viết và url, tôi chỉ nhắm tới những từ khóa như “dịch vụ seo, dịch vụ seo tphcm, dịch vụ seo hcm” nhưng hãy nhìn số lượng từ khóa mà bài viết của tôi hiện tại đang top.
Rất nhiều từ khóa khác mà tôi thậm chí còn không đề cập ở trong nội dung bài viết nhưng vẫn top (thậm chí là top 1 – 3). Chẳng hạn như “dịch vụ seo website”, “chuyên gia seo hcm”, “công ty seo chuyên nghiệp”, “dịch vụ seo chuyên nghiệp”, … Và hơn nữa, từ khóa chính của tôi SEO là “dịch vụ seo” nhưng trong cả một bài viết 1000 từ, tôi chỉ nhắc đến 4 lần duy nhất trong bài.
➣ Sự kết thúc của mật độ từ khóa trong Onpage SEO
Một điều thật sự rõ ràng là hiện tại Google có thể:
- Nhóm các từ khóa liên quan, đồng nghĩa lại thành một chủ đề chính.
- Hiểu các từ khóa liên quan, đồng nghĩa với nhau
- Nhìn nhiều hơn so với chỉ nhìn “từ khóa trên trang” để quyết định thứ hạng của một bài viết
Thậm chí, hiện tại Google còn ưu tiên cho những bài viết hiện tại nếu được dùng các từ khóa liên quan, đa dạng & phong phú trong bài cũng như những bài viết có tỉ lệ giữ chân người dùng cao.
Để hiểu hơn về cách tối ưu Onpage SEO, bạn nên tham khảo bài viết: SEO Onpage là gì? 22 yếu tố Onpage giúp on-top Google 2019
Một trong những sai lầm khác liên quan tới Onpage SEO đó là …
4. Link Out làm mất sức mạnh của website
Link out hay còn gọi là external link là những liên kết được trỏ đến những bài viết trên domain website khác.
Ngược lại với inbound link (hay còn gọi là internal link) là những liên kết đến các bài viết khác, nhưng trên cùng 1 domain.
Thường thì bạn sẽ quan niệm chỉ nên để ý đến việc xây dựng cấu trúc internal link sao cho hợp lí thôi. Và nghĩ rằng cần chi phải đi outlink. Đi link out sẽ làm mất đi sức mạnh của website và không tốt chút nào cho thứ hạng website cả.
Ngoài ra, người ta cũng nghĩ rằng, đi outlink là tận tay dâng khách hàng của mình cho người khác. Khách truy cập sẽ rời khỏi website qua đường outlink ấy và không bao giờ trở lại.
Tuy nhiên, trái ngược với suy nghĩ của bạn. Việc không đi outlink trên bài viết có thể chính là nguyên nhân khiến bạn SEO hoài mà không lên top.
➣ 4 sự thật về external link
1. External link giúp tăng trưởng thứ hạng SEO
2. Link out giúp bạn xây dựng, phát triển mối quan hệ với các website khác
3. Link out giúp bảo vệ PBN/hệ thống vệ tinh bạn
4. Một điều cuối cùng là nó sẽ khiến trang web của bạn tự nhiên hơn.
Sự thực, nếu như bạn không sử dụng link out, trong nhiều trường hợp, nó thậm chí còn gây ảnh hưởng xấu tới website bạn.
Đơn giản là bởi vì bạn chỉ tập trung xây dụng backlink (inbound link) tới website của bạn nhưng lại không link out ra thậm chí bất kì trang nào nó sẽ trở nên đáng ngờ! Bạn phải cân bằng mật độ backlink tới website và số lượng link out ra ngoài. Website bạn phải link out ra các trang uy tín cùng lĩnh vực khác.
Tham khảo cụ thể tại sao external link lại giúp cho bạn đạt được 4 điều trên, cũng như cách sử dụng chúng tại đây.
5. Backlink Social không ảnh hưởng nhiều đến thứ hạng SEO
Tại sao lại có nhiều người lại có suy nghĩ này?
Bởi vì hầu hết ở các trang mạng xã hội, backlink của bạn được đặt rất hạn chế (nhiều trang chỉ cho đặt duy nhất một backlink ở profile) mà lại còn nofollow.
Vì vậy, khiến cho việc nhiều người không chú ý hay thậm chí tạo dựng những trang mạng xã hội để lấy backlink, mà chỉ tập trung lấy backlink dofollow hay những backlink có sức mạnh và sự liên quan cao để dễ dàng nhanh chân thúc đẩy website.
Rất nhiều bạn không lấy backlink từ mạng xã hội nhưng vẫn lên top – tôi không phủ nhận là không lên được. Nhưng ở thị trường càng cạnh tranh, những backlink này chính là cách seo web bạn lên top hiệu quả.
Không phải là câu chuyện về sức mạnh backlink truyền tới website của bạn, nofollow hay dofollow mà nó là một câu chuyện khác.
Để tôi giải thích cho bạn:
➣ 4 lý do bạn nên sử dụng backlink mạng xã hội
1. Những backlink này rất dễ lấy, bạn không phải gặp quá nhiều khó khăn khi lấy nó.
2. Một doanh nghiệp thực sự, khi chuyển mình lên online và tạo dựng website. Một trong những việc đầu tiên khi họ tạo dựng website (hoặc thậm chí trước đó) là tạo dựng cho mình những trang mạng xã hội để bắt đầu quá trình phủ sóng. Ví dụ như Facebook Page, Twitter, Instagram,… Vì vậy những backlink này là vô cùng tự nhiên và khi bạn tạo dựng nó, google cũng sẽ ít nhiều cũng tăng sự tin tưởng với bạn.
3. Hầu hết các trang mạng xã hội thường có Domain Rating (domain authority) cao, sẽ giúp tăng điểm Trust Rank của bạn với google
4. Đa dạng nguồn backlink của bạn (điều này rất quan trọng, bởi vì nó sẽ khiến các backlink bạn cộng hưởng – coi video bên dưới, tôi có giải thích điều này)
Và nhiều điều khác nữa.
Thậm chí, có một vài trang mạng xã hội lớn nếu bạn biết cách vận dụng, nó sẽ trở thành một trong những backlink rất chất lượng.
Điển hình là LinkedIn. Rất nhiều bạn áp dụng nó bằng cách viết bài lên LinkedIn, sau đó bài viết này dễ dàng lên top, kéo hàng ngàn traffic về bài viết này. Từ đó backlink bạn đặt trên bài viết LinkedIn này sẽ mạnh hơn, có nhiều người click vô hơn, từ đó mang lại nhiều giá trị hơn.
6. Tối ưu hóa quá liều Anchor Text (over-optimize)
Điều này nghĩa là gì? Điều này có nghĩa là bạn cố tình chèn các backlink dùng anchor text từ khóa để cố gắng lên top. Hãy nhìn tấm hình dưới đây.
Nói thật thì: “Nhìn cái này thì thằng con nít cũng biết bạn đang cố gắng SEO Google bộ từ khóa về laptop cũ hcm rồi chứ chẳng tới Google đâu.”
Và bạn có nghĩ rằng Google thích những người seo?
À, tất nhiên là Google thích những người seo theo trường phái tạo content, tối ưu website,… rồi. Nhưng Google chẳng thể nào thích được những người “hiện rõ rành rành” là đang muốn thao túng kết quả Google đâu.
Nó chả bao giờ muốn một doanh nghiệp mà có một website nhìn như một đồng bùi nhùi. Và chỉ đang chực chờ kiếm khách hàng qua nó chứ không đem lại giá trị gì cho người đọc. (Đối với những bạn mà vẫn top từ khóa bằng việc trên thì tôi sẽ giải thích lý do tại sao sau).
Để tôi cho bạn coi hình ảnh anchor text ở các dự án tôi triển khai cũng như các dự án đang top khác.
➣ Các ví dụ về Anchor text chuẩn
Bộ từ khóa: “chicago seo” (từ khóa này còn cạnh tranh hơn từ dịch vụ seo) – Kottongrammer.com
Bộ từ khóa : “laptop cũ hcm”, đây cũng case study anchor text Vi Tính Trần Phú của Hoc11.vn SEO
Bạn có thể thấy sự khác nhau nhau của những vị trí top đầu với vị trí của bạn rồi đấy.
Tên gọi cho trường hợp này là over optimize anchor text (tối ưu hóa quá liều anchor text).
Tối ưu hóa quá liều Anchor Text được xác định bởi thuật toán của những công cụ tìm kiếm, đặc biệt nó còn là một vấn đề quan trọng trong đợt update gần đây của google gọi là Penguin.
Đọc tới đây tôi sẽ giải thích cho bạn lý do tại sao bạn vẫn thấy rất nhiều kết quả vẫn lên top trong khi gặp trường hợp trên.
1. Nếu trong một cuộc chơi mà tất cả ai đều vi phạm. Nếu bạn vi phạm ít hơn thì bạn sẽ có lợi thế lớn hơn nhiều. (tương tự với anchor text)
2.Sự thật thì Google Việt Nam khá “đần”
Nói thẳng thì Google Việt Nam (thực chất là google ở Đông Nam Á) đi chậm so với thế giới ít nhất 2-3 năm liền.
Vì vậy, khi bạn làm những điều này, google đôi khi sẽ bỏ qua cho bạn ở những lúc ấy nhưng không sớm thì muộn, khi google Việt Nam cập nhập, bạn sẽ “vỡ mồm” ngay lập tức. Và đó cũng là lý do tại sao mỗi khi google cập nhập, hàng loạt website ở top liên tục “mất tăm”
3. Khi bạn lên top thì bạn đã “đẹp trai” với Google
Ý của tôi là, phối hợp với lý do 2, khi bạn lên top rồi, Google đã tin tưởng bạn rất nhiều. Vì vậy lúc này bạn có khả năng over optimize anchor text nhiều hơn một chút.
Nếu bạn đã lỡ tối ưu hóa quá liều và băn khoăn không biết mật độ Anchor Text như thế nào là hợp lý để lên top Google thì tôi sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Hãy tham khảo qua case study anchor text bộ từ khóa dịch vụ seo của tôi để hiểu hơn nhé.
Cũng như nếu bạn gặp phải trường hợp này rồi và bạn cũng không biết cách giải quyết ra sao thì dưới đây là video hướng dẫn bạn làm điều đó.
7. Làm Google “bối rối”
Để tôi đi thẳng vào vấn đề.
Bạn cứ tưởng tượng rằng một website có nội dung “laptop cũ” mà lại có hàng loạt backlink tới từ bài viết/website như “nhựa gỗ”, “vé máy bay giá rẻ”, “camera cũ”,.. tới website thì google sẽ nghĩ như thế nào?
Để tôi nói cho bạn cảm nhận của Google.
Khi robo Google đọc bài viết của “vé máy bay giá rẻ” và đang thu thập thông tin về nội dung liên quan tới các vé máy bay. Bỗng dưng trong đoạn viết/website lại thấy một đoạn “laptop cũ” không liên quan gì hết thì lúc này, google sẽ trở nên “bối rối” bởi vì một bài vé máy bay giá rẻ lại có anchor text chèn về website laptop cũ không liên quan gì hết.
Điều này sẽ khiến bạn lên vị trí top 3 sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Tại sao phải làm khó mình? Tôi nghĩ rằng website của bạn hoàn toàn đủ sức On-top nếu tối ưu 22 tiêu chuẩn SEO Onpage mới nhất của Hoc11.vn (2019).
Vâng, tất nhiên tôi biết rằng bạn có thể bất đồng quan điểm với tôi tại đây. Bạn nghĩ là có cả trăm ngàn website có vấn đề này những vẫn lên top ầm ầm đó thôi.
Tôi đồng ý!
Nhưng bạn mất bao nhiêu backlink để lên top? Hàng ngàn? Hàng chục ngàn? Hay trăm ngàn backlink để lên top những từ khóa này? Vậy nếu như tôi bảo bạn ngay cả những bộ từ khóa như laptop cũ hcm hay dịch vụ seo, tôi chỉ tốn vài chục backlink mà đã lên top thì như thế nào?
Đó là sự khác nhau đấy.
Đơn giản là Google hiện tại đề cao backlink liên quan hơn rất nhiều. Và tôi có chứng minh điều đó trong việc cho bạn coi về một case study bộ từ khóa laptop cũ hcm thông qua bài viếtPhân tích đối thủ cạnh tranh SEO 2019.
Để giải quyết vấn đề này, đầu tiên thì bạn cần phải biết được tầm quan trọng của việc có backlink liên quan cũng như tin điều tôi nói ở trên là đều có dữ liệu chứng minh cả. Vì vậy, việc đọc bài viết Phân tích đổi thủ để seo và 12 nền tảng tạo dựng backlink chất lượng là vô cùng cần thiết.
Sau đó, dưới đây là loạt bài viết mà hiện tại tôi dùng để xây dựng những backlink liên quan và chất lượng mà bạn có thể tham khảo.
Xây dựng backlink chất lượng với PBN
Bonus: Kiên nhẫn
Phần này là một phần tôi bonus thêm ở trong bài viết để bạn có thể hiểu rõ thêm về tình hình seo hiện tại cũng như đây cũng là một lý do khác mỗi khi tôi phân tích những bạn hỏi tôi: “tại sao em seo 1 -2 tháng liền rồi mà từ khóa vẫn như cũ”
Căn bản là hiện tại, bạn đã khó seo hơn trước rất là nhiều. Không phải khó về mặt kĩ thuật, mà là khó về mặt thời gian. Trước đó, bạn có thể bắn hàng loạt backlink và lên top Google rất nhanh, có thể chỉ mất từ 4 – 6 tháng bạn có thể lên được vị trí top 5 hay top 3.
Nhưng hiện tại, Google đã kiềm hãm tốc độ lên top đi rất nhiều, bạn sẽ thấy điều này rõ nhất khi làm ở các thị trường cạnh tranh cao.
Lưu ý khi làm seo
Backlink hiện tại mất tầm trung bình 1 – 2 tháng bạn mới có thể thấy được hiệu quả của nó tới website của bạn.
Điều này có nghĩa là khi bạn xây dựng liên kết, thì bạn hãy hiểu rằng, 1 – 2 tháng sau đó bạn mới thấy được kết quả của backlink này.
Vì vậy, nếu như bạn thấy sáng nay bạn vừa bắn backlink và tối về thấy thứ hạng từ khóa thay đổi rõ rệt thì bạn nên hiểu rằng, nó không phải đến từ backlink bạn vừa xây dựng buổi sáng mà là tới từ một khoảng thời gian trước rồi.
Tôi giải thích rất kĩ ở 2 video dưới cùng với một case study seo tôi phân tích kĩ lưỡng tốc độ lên xuống của thứ hạng bên dưới. Thành ra khi bạn làm seo bây giờ, bạn cần phải hiểu được tốc độ ảnh hưởng của backlink cũng như sự kiềm hãm của việc tăng hạng ranking mà ra quyết định seo đúng đắn.
Lời kết
Hi vọng rằng, qua bài viết trên, khi bạn triển khai SEO – nhất là với những bạn mới tìm hiểu, bạn có nhiều cái nhìn hơn trong SEO. Từ đó mà bạn đạt được nhiều kết quả tốt hơn.
Nếu như bạn thích bài viết này thì hãy chia sẻ chúng trên Facebook để nhiều người biết hơn nhé.
Nâng cao kiến thức SEO toàn diện với: Hướng dẫn SEO website – Lộ trình học SEO chi tiết cho người mới bắt đầu!
- Lý giải việc thứ hạng của một trang thường biến động theo thời gian
- Hướng dẫn cách quảng cáo Google Adwords từ A-Z hiệu quả nhất
- So sánh backlink và content. Cái nào sẽ tốt hơn cho website ?
- Bật mí cách thay đổi địa chỉ nhận hàng trên Shopee cực dễ dàng
- Mách bạn 5+ cách thu hút khách hàng hiệu quả năm 2021