Tuy nhiên, theo Diana Kucer – Giám đốc tiếp thị sản phẩm toàn cầu của
LinkedIn, trên thực tế, các chuyên gia bán hàng thường mắc phải một số
sai lầm sau đây trong quá trình bán hàng dựa trên các mối quan hệ được
phát triển từ các mạng xã hội:
1. Đưa ra yêu cầu “kết bạn” quá sớm
Bạn nhận được 1 yêu cầu kết bạn hay tin
nhắn từ người lạ mời chào mua hàng qua mạng xã hội trong khi bạn không
biết họ là ai, rủi do lớn nhất đối với người bán hàng online đó chính là bạn sẽ bỏ qualời mời hay tin nhắn kết bạn đó.
Hiện trạng đang xảy ra có rất nhiều
người bán hàng qua mạng xã hội khi gửi yêu cầu kết nối đến khách hàng mà
không kèm theo bất cứ lời giới thiệu nào về bản thân hoặc không giải
thích lý do vì sao người được mời kết nối nên chấp nhận lời mời kết nối.
Điều này sẽ khiến doanh nghiệp sẽ mất đi một lượng khách hàng rất lớn
trong online.
Hãy giới thiệu doanh nghiệp bạn trước
khi quảng bá bất cứ cái gì trên mạng xã hội. Nghiên cứu cho thấy người
mua sẽ có ấn tượng thuận lợi về các chuyên gia bán hàng nhiều hơn gấp 22
lần nếu họ được gặp các chuyên gia này qua phần giới thiệu gần gũi và
nhiệt tình.
2. Tạo hồ sơ cá nhân như một lý lịch làm việc
Không
giống như một nhà tuyển dụng, khách hàng triển vọng không quan tâm việc
một nhân viên bán hàng đang có ý định kết nối với mình có tài giỏi và
từng đạt nhiều thành tích trong kinh doanh trước đây hay không. Trên
thực tế, khách hàng thậm chí còn có xu hướng không thích làm việc với
những nhân viên bán hàng quá dày dạn kinh nghiệm.
Vì vậy, Kucer
khuyên, trong hồ sơ cá nhân của mình, các chuyên gia bán hàng nên nhấn
mạnh những giải pháp hay lợi ích mà mình đã từng đem đến cho khách hàng
trước đây, thể hiện những hiểu biết về ngành của doanh nghiệp hay những
nội dung có giá trị và liên quan đến khách hàng triển vọng mà mình đang
muốn kết nối.
Kucer cho biết, theo khảo sát của LinkedIn, 86%
người mua sẵn sàng kết nối với các chuyên gia bán hàng có cung cấp những
thông tin quan trọng hay hiểu biết về các ngành mà họ quan tâm.
3. Bỏ qua việc tìm hiểu trước về khách hàng.
Một số chuyên gia bán hàng quan niệm
rằng các mạng xã hội là một kênh bán hàng rất “mầu nhiệm”, sự lan toả
của nó nhanh như gió: chỉ cần có mặt trên các mạng xã hội là sẽ nghiễm
nhiên có được một danh sách dài các khách hàng triển vọng để hướng tăng
tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.
Bạn đã hoàn toàn sai về điều đó. Nếu mà
dễ dàng như thế thì không cần phải có những chiến lược marketing online
cho doanh nghiệp, cũng như xây dựng các chiến dịch bán hàng online.
Phải tìm hiểu hồ sơ cá nhân của các
khách hàng tiềm năng của bạn trước khi quảng bá sản phẩm lan rộng đến
họ. Các chuyên gia bán hàng nên nghiên cứu kỹ hồ sơ cá nhân của khách
hàng trên các mạng xã hội vì đó là một nguồn thông tin rất có giá trị
giúp cho người bán hàng có thể tạo ra những cuộc đối thoại thân thiện,
mang tính cá nhân và có sức thuyết phục hơn với khách hàng.
4. Không để ý đến yếu tố con người trong quá trình bán hàng qua mạng xã hội
Khách
hàng triển vọng không chỉ là những cái tên trên các mạng xã hội. Nên
nhớ rằng, đằng sau đó là những con người, những mối quan hệ mang tính cá
nhân cần phải được chăm sóc, nuôi dưỡng trước, trong và sau quá trình
giao dịch, mua bán với doanh nghiệp.
Kucer khuyên các chuyên gia
bán hàng không nên chỉ tập trung vào việc “add friends” (gửi lời mời kết
nối) với khách hàng triển vọng mà cần dành nhiều thời gian tìm hiểu
thêm những nhu cầu, vấn đề mà khách hàng đang gặp, từ đó nỗ lực hướng
tới việc xây dựng các mối quan hệ bền vững giữa hai bên.
5. Xem bán hàng online qua mạng xã hội chỉ là kênh phụ.
Là chủ doanh nghiệp tham gia vào môi trường bán hàng online thì doanh nghiệp cần phải quan tâm và đóng vai trò là “những người tham gia” chứ không chỉ là “những người quảng bá“.
Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của
công nghệ thông tin thì việc quảng bá trên mạng xã hội dường như không
thể thiếu, với nhiều cá nhân và doanh nghiệp nhỏ thì nó là kênh bán hàng
chính. Nên theo dõi các bản tin, bài viết, nội dung do mình đăng tải để
tìm hiểu phản hồi từ các mối quan hệ mà mình đã tạo ra, chủ động tham
gia vào các cuộc đối thoại với khách hàng triển vọng.