Hầu hết mọi người khi nhắc tới Ahrefs thì nghĩ tới là công cụ “phân tích backlink” tuyệt vời.
Nhưng sự thật thì, đó chỉ là một trong những khía cạnh nhỏ của Ahrefs, vì vậy, trong bài viết này tôi sẽ giải thích cho bạn toàn bộ về các chỉ số hữu ích trong Ahrefs, và những tính năng tuyệt vời từ Ahrefs trong SEO và trong kinh doanh để bạn khai thác được những tiềm năng từ nó. Và tôi dám chắc rằng, hầu hết mọi người sẽ không hề biết cũng như áp dụng nó thành thạo.
Nhưng trước khi tôi vào chủ đề chính, thì tôi sẽ giải thích một chút về Ahrefs là gì và tại sao nó là một trong những công cụ phát triển và nổi tiếng nhất trong giới SEO.
Ahrefs là gì?
Ahrefs là một trong những công cụ phân tích tuyệt vời trong SEO. Nó là một Big Data (một kho chứa dữ liệu lớn) giống như Google dùng để phân tích website đối thủ, nghiên cứu từ khóa, marketing, tìm kiếm cơ hội tăng traffic website, xây dựng liên kết (Backlinks), …
Big Data là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và rất phức tạp đến nỗi những công cụ, ứng dụng xử lí dữ liệu truyền thống không thể nào đảm đương được.
Tuy nhiên, Big Data lại chứa trong mình rất nhiều thông tin quý giá mà nếu trích xuất thành công, nó sẽ giúp rất nhiều cho việc kinh doanh, nghiên cứu khoa học, dự đoán các dịch bệnh sắp phát sinh và thậm chí là cả việc xác định điều kiện giao thông theo thời gian thực.
Dưới đây là một trong những khả năng chủ yếu của Ahrefs được chính bởi công ty cung cấp.
Hằng ngày những con bọ Ahrefs hoạt động khắp internet, thu thập thông tin của 6 tỉ trang trên mạng. Và nó được cập nhập dữ liệu mỗi 15 – 30p. Hiện nay, trong dữ liệu ( data) của Ahrefs, họ đã thu được:
- 12 tỷ tỷ Links trên khắp internet
- Cập nhật hơn 200 triệu domain trên khắp các quốc gia trên thế giới
- 3 tỷ tỷ Urls
Một sự thật đáng ngạc nhiên hơn mà ít người biết tới. Dựa trên nghiên cứu và dữ liệu về “các bots chủ động và chính xác nhất” thì Ahrefs chỉ đứng sau Google về việc cập nhập thông tin, cao hơn cả Bing, Yahoo,….
Qua những dữ liệu hoạt động trên, bạn có thể hiểu tại sao Ahrefs là một trong những công cụ seo web mạnh mẽ, hữu ích và hiệu quả nhất hiện nay khi SEO website. Bây giờ thì tôi sẽ vào phần chính, các chỉ số trong Ahrefs
Một số công cụ phân tích SEO khác có thể bạn quan tâm:
Ahrefs giúp được gì cho SEO?
1. Thực hiện audit backlink
Audit link profile là một trong những việc cần làm trước tiên khi bắt tay triển khai chiến dịch SEO mới. Ahrefs sẽ cung cấp nguồn dữ liệu khủng giúp bạn phân tích toàn diện link profile cho phép bạn biết được chất lượng backlink.
2. Tìm link tiềm năng
Tìm kiếm cơ hội link từ đối thủ là một trong những tính năng lợi hại nhất của công cụ phân tích này. Với Ahrefs, bạn không chỉ mở rộng nguồn link mà còn có cơ hội lấy được các backlink chất lượng như đối thủ. Quá hấp dẫn phải không nào?
Vậy làm thế nào để dùng Ahrefs lấy link từ đối thủ?
Đầu tiên mở Ahrefs Site Explorer và nhập URL đối thủ vào thanh tìm kiếm.
Chọn Backlink profile => Backlinks. Sau khi có được dữ liệu backlink của đối thủ, bạn cần thử nghiệm, sàng lọc và không ngừng tối ưu chiến lược lấy backlink từ các website uy tín (còn gọi là outreach).
Quy trình cơ bản sẽ như sau:
Tìm cơ hội link mới => Lọc các link chất lượng => Tìm thông tin liên hệ => Xây dựng mối quan hệ => Ngỏ ý => Gửi mail hỏi đặt backlink => Nếu thành công, bạn sẽ có backlink mới.
Do đó, có thể SEO còn tùy vào khả năng xây dựng quy trình mối quan hệ với những người đầu ngành. Ngoài ra, nên nhớ quy trình trên sẽ thay đổi theo từng loại hình backlink khác nhau, ví dụ backlink dạng guest post sẽ có cách làm khác backlink từ broken link rồi.
Và hãy chú ý đến thái độ, văn phong khi liên hệ với chủ website vì không ai tốn công xây dựng trang blog của họ để bạn nhờ vả sẵn như vậy được. Một số cách xây dựng mối quan hệ trước khi hỏi đặt backlink:
- Comment nhiệt tình vào bài blog của họ
- Retweet bài viết
- Gửi thư bày tỏ lòng ngưỡng mộ, khen ngợi
- Gửi mail hỏi vấn đề nào đó (nên chọn những câu hỏi thông minh và như thể cần đến chuyên môn của họ mới giải đáp được)
3. Nghiên cứu từ khóa
Nhiều người không đánh giá cao các tính năng nghiên cứu từ khóa của Ahrefs nhưng họ đã nhầm. Đây là công cụ tôi tìm đến mỗi khi muốn tìm kiếm các từ khóa hay bí ý tưởng content.
Hãy xem chúng ta có thể phân tích gì từ Ahrefs nhé!
1. Phân tích đối thủ bằng cách vào Site explorer rồi bỏ URL của họ vào thanh tìm kiếm.
2. Chọn Organic search => Organic keywords. Chỉ đến đây thôi bạn cũng đã có hàng tá ý tưởng hay ho rồi.
3. Tuy nhiên để chọn ra các từ khóa phù hợp nhất, bạn cần phải chọn lọc:
- Nếu là website uy tín, đầu ngành thì bạn có thể mạnh dạn chọn các từ khóa khó.
- Nếu là website mới, hãy ưu tiên các từ khóa dài. Lọc kết quả từ khóa theo search volume (lượng tìm kiếm hàng tháng). 100-1000 là con số hợp lý vì đây thường là từ khóa ít cạnh tranh và long-tail keyword.
- Ngoài ra bạn có thể sử dụng những bộ lọc khác như Words (lọc ra long-tail keyword), Position (chọn từ 11-20 để biết các từ khóa đối thủ làm chưa tốt và đây là cơ hội của bạn).
4. Theo dõi từ khóa mới trực tiếp của đối thủ bằng cách nhấn vào phần New để luôn bám sát đối thủ.
5. Tìm xem những top page của đối thủ (dựa trên traffic organic search). Tại đây, bạn có thể khám phá những gì “tinh túy” nhất của đối thủ, từ đó tạo content và landing page thỏa mãn nhu cầu thị trường và đáp ứng search intent của người dùng.
6. Tìm đối thủ qua mục Competing domains
7. Sử dụng content gap để tìm ra những từ khóa đối thủ xếp hạng cao mà bạn chưa có. Đây là mỏ vàng đích thực để bạn khai thác và thu hẹp dần khoảng cách với họ.
8. Ngoài ra khi phân tích từ khóa tại “Keyword Explorer”, bạn có thể kéo xuống phần “Keyword ideas” để xem những từ khóa tương tự và tìm thêm ý tưởng cho bài viết. Phần này sẽ hiển thị tất cả những từ khóa liên quan đến từ khóa gốc bạn nhập vào.
4. Phân tích từ khóa và đối thủ
Tải về một đống từ khóa rất dễ nhưng vấn đề là làm thế nào để từ danh sách hàng trăm ngàn từ khóa chọn lọc ra những từ khóa chất lượng, vừa có khả năng on top cao, vừa target đúng đối tượng và lĩnh vực. Ahrefs sẽ giúp việc này dễ dàng hơn bao giờ hết với quy trình thứ tự sau:
Bước 1: Tại giao diện Ahrefs chọn Keyword Explorer.
Bước 2: Điền một từ khóa tiềm năng vào trường trống, ví dụ “fitness”. Kết quả sẽ xuất hiện như sau:
Bước 3: Tham khảo những chỉ số quan trọng như
- Keyword difficulty: độ cạnh tranh của từ khóa
- Search volume: tổng số lượng tìm kiếm dẫn đến click. Ví dụ 28% lượng search có click tức là 34160 lượt người dùng tìm kiếm rồi click vào.
- Kết quả Paid vs. Organic để đánh giá liệu quảng cáo có chiếm tỷ lệ quá nhiều so với kết quả organic không.
Bước 4: Kéo xuống phần “SERP overview”. Nhấn Export để tải tất cả các URL đang xếp hạng cao cho từ khóa này.
Bước 5: Ở file excel, chỉ giữ lại các cột “URL”, “Backlinks”, “Referring Domains”, “URL Rating”, “Domain Rating”, và “Facebook”.
Bước 6: Tính trung bình tổng chỉ số của từng cột. Như hình sau:
Bước 7: Dán tên miền hoặc target landing page của bạn vào file kèm theo các chỉ số tương ứng. Lúc này bạn có thể so sánh sức mạnh của mình so với đối thủ để đánh giá khả năng cạnh tranh trên từ khóa đó.
5. Theo dõi từ khóa đối thủ
Ahrefs là công cụ theo dõi từ khóa của đối thủ tuyệt vời. Vào Site explorer => nhập tên miền đối thủ => Organic search => Organic keywords. Bạn đã có trong tay danh sách từ khóa của đối thủ, có thể dùng bộ lọc theo lượng truy cập để biết từ khóa nào đang mang về nhiều traffic nhất cho đối thủ rồi triển khai viết một bài dựa trên từ khóa đó và chờ lượng truy cập đổ về website của mình.
6. Theo dõi tổng organic visibility
Chỉ theo trực tiếp dõi thứ hạng từ khóa không chưa đủ. KPI quan trọng nhất trong SEO chính là traffic organic theo dữ liệu của Google Analytics. Ngoài GA, bạn có thể tham khảo thêm số liệu “Total Organic Keywords” trong Ahrefs.
7. Quản lý thương hiệu
Ahrefs có các tính năng gửi thông báo mỗi khi có ai nhắc đến từ khóa / từ khóa thương hiệu của doanh nghiệp. Đây là tính năng cực kỳ lợi hại cho chiến lược marketing của bạn giúp xây dựng thương hiệu và quản lý mối quan hệ khách hàng hiệu quả.
8. Site Audit
Hiện tại Ahrefs đã là công cụ audit khá phổ biến, giúp bạn phát hiện kịp thời và xử lý các lỗi kỹ thuật của website.
Bảng giá SEO Hoc11.vn | Khởi sắc Doanh thu 2020 NGAY HÔM NAY!
Thuật ngữ của Ahrefs và các thắc mắc xoay quanh
Keyword difficulty (KD)
Có vẻ như, Keyword Difficulty (độ khó của một từ khoá) là một trong những chủ đề tôi được hỏi nhiều nhất. Có lẽ bởi vì nhiều bạn không biết phân tích độ khó của một từ khoá hay phân tích đối thủ ra sao. Nên trong phần này tôi sẽ nói rõ cho bạn điều này.
“Keyword Difficulty” cho bạn thấy độ khó của một từ khoá để rank top 10 Google theo thang điểm từ 1-100.
Lưu ý về Keyword Difficulty
Bạn nên lưu ý rằng:
Ví dụ như từ khoá “laptop cũ tphcm” ở dưới có độ khó > 50. Nhưng điều này có ý nghĩa gì với bạn thì nó còn phụ thuộc nhiều vào cách làm SEO cũng như kinh nghiệm của bạn.
Tôi ví dụ thế này…
Giả sử từ khóa đó có độ khó là 54 thì dựa trên kinh nghiệm, tôi sẽ nghĩ:
“À, cái này cần 50 PBN là sẽ top đây!”.
Còn bạn A thì bảo: “Chắc phải cần 1,000,000 backlinks thì mới top 10 được!”.
Bạn C thì nói “Ôi dào… Cần 10 backlinks tên miền là đủ top 10 rồi, từ khoá dễ ẹc ra mà…”
Bạn hiểu ý tôi rồi chứ?
Đừng bao giờ tin vào Keyword Difficulty
Hãy nhớ rằng, đừng bao giờ tin vào bất kì một công cụ đánh giá độ khó từ khóa nào.
Ví dụ web Hoc11.vn SEO của tôi, từ khoá “dịch vụ seo” đang đứng top 2, 3 của thị trường. Nhưng hãy nhìn mà xem…
Với công cụ Kwfinder, công cụ này cho thấy website tôi có độ khó để có thể đánh bại là…. 1….
Chỉ có 1 mà thôi. Điều này có nghĩa là website tôi vô cùng yếu nên thành ra từ khoá dịch vụ seo này cũng bị hạ thấp luôn.
Như hình dưới là lúc tôi ở top 10 từ “dich vu seo”, độ khó nó là 30. Hiện nay, tôi top 2-3 thì độ khó nó còn 24 =]]
Bạn hiểu ý tôi rồi đấy.
Sự thật là trước khi tôi lên top từ “dịch vụ seo”, từ khoá này được đo lường với mức độ cạnh tranh là 45. Nhưng khi tôi lên top thì chỉ còn 23 mà thôi. Tôi không có hình để có thể cho bạn coi, bởi vì lúc ấy tôi không nghĩ là tôi sẽ viết bài viết này! – điều tương tự xảy ra. với Ahrefs.
Vì vậy, bạn có thể lấy cái keyword difficulty của bất kì công cụ nào để có thể tham khảo. Nhưng đừng bao giờ quá phụ thuộc vào nó!
Để đánh giá xem độ khó của một từ khoá ra sao thì bạn cần phải dùng chính kinh nghiệm của mình để phân tích.
>> Tham khảo bài viết “Cách phân tích đối thủ cạnh tranh> SEO trong năm 2020“
Organic Keywords/ Organic Traffic/ Organic Search
Với bất kì một URL / website nào bạn bỏ vô Ahrefs, nó sẽ cho bạn biết rằng:
1. Organic Keywords là gì?
URL chính xác bạn bỏ vô ấy, ở thời điểm Ahrefs cập nhập hiện tại, nó đã có mặt tại top 100 của bao nhiêu từ khoá rồi bằng cách biểu hiện qua Organic keywords.
Ví dụ như nó hiện 592 Organic Keywords, có nghĩa là URL mà bạn bỏ vô Ahrefs có 592 từ đã lọt vào top 100.
Có lẽ bạn đã hiểu organic keyword là gì rồi phải không nào?
2. Organic Traffic là gì?
Con số ở phần này thể hiện ước tính có bao nhiêu lượng truy cập mà website ấy có được từ việc 592 từ khoá ấy đứng top 100.
Nhưng đừng tin tưởng vào nó quá nhé. Nó chỉ thể hiện một phần nào đó thôi. Bởi vì lượng search hằng tháng mà Ahrefs cung cấp cho bạn là ở dữ liệu của Ahrefs, chứ không phải của công cụ Google Analytic. Nên thành ra Ahrefs chỉ tính tỉ lệ lượng click dựa trên lượng search của Ahrefs mà thôi.
3. Organic Search
Phần này là phần bạn có thể thấy 2 biểu đồ rất đẹp mô tả lại sự chuyển động của traffic tự nhiên và Organic Keywords của bạn.
Anchor Cloud/ Anchor text là gì?
Đây có lẽ là một trong những phần mà nhiều bạn hỏi tôi nhiều nhất trong thời gian vừa qua.
Câu hỏi tôi thường hay gặp là:
- “Tỉ lệ Anchor cloud của Ahrefs tính sao vậy bạn?”
- Hay “Làm sao để tính mật độ anchor text”.
Tôi hiểu tại sao bạn lại quan tâm tới vậy. Bởi vì nếu như làm không đúng hoặc gặp trường hợp tối ưu hoá quá liều anchor text bạn có thể dễ dàng bị Google phạt.
>> Xem bài viết 2 lý do bạn không nằm trong top google của tôi tại đây để giải thích về anchor text.
Anchor text là cụm từ chứa liên kết dẫn đến một trang trên website đó (trường hợp internal link) hoặc trên website khác (trường hợp đi backlink). Trong offpage, đặt anchor text như thế nào để tự nhiên và hợp lý là vô cùng quan trọng để tránh nhận án phạt từ Google.
Thường thì khi tôi coi anchor text thì tôi sẽ không có quan tâm tới Anchor cloud cho mấy. Phần này tôi sẽ giải thích sau. Mà tôi thường sẽ bấm vào chữ “Anchors” ở cột bên trái để kiểm tra anchor text.
Ở đây, bạn sẽ thấy 4 cột chính đó là : Anchor text, Referring Domains, /dofollows và Referring Pages.
Ở đây bạn chỉ nên chú ý cột Dofollows mà thôi. Bởi vì đây là cột thể hiện anchor text của bạn.
Để sử dụng anchor text tốt nhất, tham khảo “case study anchor text Hoc11.vn & 12 loại anchor text” nhé.
Cách tính mật độ Anchor text
Ở cột Referring Domains nói tới việc có 10 tên miền backlink về trang web của bạn dùng anchor text https://gtvseo.com/ (lấy trang Hoc11.vn làm ví dụ).
Nhưng trong 10 tên miền ấy thì chỉ có 9 tên miền là cho backlinks dofollow mà thôi. Và có tới 140 trang của 10 tên miền ấy cho backlink về trang web bạn.
Ở đây bạn chỉ cần lưu ý cột dofollow bởi 2 lý do:
- Google chỉ tính Anchor text của Dofollow chứ không tính anchor text của nofollow vào tỉ lệ Anchor text của một website.
- Nếu như một bài viết của website cho bạn nhiều anchor text nhưng đều trỏ tới 1 URL. Ví dụ “dịch vụ seo”, “dịch vụ seo hcm”, “Vincent Do đẹp trai vô đối” là 3 anchor text trên bài viết. Nhưng cả 3 đều trỏ về gtvseo.com, thì google sẽ lấy anchor text đầu tiên nó thấy được tính vào mật độ anchor text. Nếu như google thấy “Vincent Do đẹp trai vô đối” là anchor text đầu tiên thì nó sẽ tính anchor text này vào phần mật độ anchor text của website.
>> Tặng bạn 25 công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa SEO 2020!
UR là gì?
UR là viết tắt của URL Rating đo sức mạnh của backlink của một URL cụ thể và khả năng URL đó sẽ được xếp hạng cao trên Google. Có thể nói UR dựa trên thang đo logarit từ 1 cho đến 100, với giá trị nào lớn hơn mang ý nghĩa là nó mạnh mẽ hơn.
Đầu tiên chúng ta sẽ bàn về UR là gì (URL rating). Nếu theo dõi tôi đã lâu trên Youtube thì bạn sẽ thấy là tôi nói những chỉ số này khá là kĩ ở trong những video đầu.
Nhưng trong bài viết này tôi sẽ nói kĩ hơn và giải đáp những thắc mắc bạn thường gặp phải.
UR (URL Rating) đo lường sức mạnh và độ tin tưởng của một URL cụ thể. Ví dụ: gtvseo.com/dich-vu-seo-ho-chi-minh/ dựa trên những BACKLINKS mà URL đó có được.
Thành ra bạn nên hiểu rằng, onpage SEO không là một trong những chỉ số ảnh hưởng mạnh tới UR và cũng như DR, mà nó là backlink trỏ tới URL đấy!
UR được đo lường dựa trên thang điểm từ 1 – 100, với 100 là điểm cao nhất
Tương tự với UR, PA của Moz cũng đánh giá thang điểm sức mạnh một URL dựa trên những backlink trỏ về url.
Lưu ý:
Những chỉ số này đều do các công ty như Ahrefs và Moz đưa ra dựa trên những yếu tố ảnh hưởng tới SEO. Và họ cố gắng mô phỏng lại việc Google nhìn nhận một trang web uy tín/ mạnh.
Do vậy, bạn phải hiểu rằng những chỉ số này KHÔNG CHÍNH XÁC HOÀN TOÀN 100%. Nhưng nó cũng gần chính xác nên nó mới là một trong công cụ “đình đám” trong giới SEO.
Domain Rating (DR)
Domain rating cho thấy sức mạnh và độ tin tưởng của toàn bộ website ấy dựa trên backlink tới trang web ấy. Lưu ý: Những chỉ số này chấm điểm website chủ yếu dựa vào offpage SEO chứ không tính onpage SEO ở đây nhé!
So với UR thì DR có độ chính xác thấp hơn trong Google Ranking (thứ hạng của một website). Do UR đánh giá chính xác URL đấy còn DR đánh giá dựa trên toàn bộ website. Nên nếu bạn gặp những trang Authority Site (hay những trang có DR cao) thì bạn vẫn có thể chiến thắng nếu như bạn có nhiều link chất lượng về website của mình.
>> Tìm hiểu cách xây dựng backlink siêu chất lượng từ PBN SEO top từ khoá “dịch vụ seo” của Hoc11.vn SEO.
Nhưng DR là một trong những chỉ số rất tốt khi bạn chọn nó để tiến hành chiến dựng xây dựng link của bạn từ diễn đàn, blog comment, guest post, website,…
Nhìn chung thì, bạn nên lấy backlink từ những trang DR cao. Nếu có thêm cả UR thì quá tốt để có thể có những backlink siêu chất lượng.
Referring Domains là gì?
Referring domains là các domain có link trỏ về website của bạn.
Giải đáp về Domain Rating
Q1: “ Tại sao backlinks của tôi tới website không giảm nhưng DR lại giảm?”
A1: “ Đơn giản là những website khác (đối thủ bạn) đã có thêm nhiều links hơn, còn bạn thì không.
Ví dụ như một trang web có DR = 100 có thêm cả hàng chục/ngàn/triệu backlink, nhưng bởi vì DR đã = 100, Ahrefs không thể cho lên 101 nữa. Thay vào đó, họ sẽ hạ DR của những trang yếu hơn xuống 1. Đó là một trong những nguyên nhân làm giảm DR của bạn.
Q2: “Đối thủ của tôi, không backlink từ những trang DR cao, nhưng tại sao DR họ lại hơn tôi?”
A2: “Nếu như link nhiều từ các trang có DR cao nhưng những trang ấy đều là những trang mà mọi người đều có thể lấy được (forum, blog comment,…) thì Ahrefs cũng như google sẽ không đánh giá cao.
Nhưng nếu ở nhưng trang DR thấp, cùng lĩnh vực và rất ít người có link được từ những website này thì Ahrefs và google sẽ đánh giá cao hơn. Hãy nhìn ví dụ bên dưới.
Q3 : “Nếu Links tới từ những trang DR thấp thì nó tốt chứ? Tôi có cần disavow (từ chối) nó không?”
A3: “Giống như trên, những trang DR thấp mà liên quan và rất ít người lấy được link thì những trang này cũng rất tốt. Ví dụ như ở Hoc11.vn, tôi có rất nhiều link từ DR < 40 nhưng nó giúp tôi rất nhiều trong việc SEO”
>> Tham khảo bài viết “12 nền tảng tạo dựng backlink chất lượng”
Ahrefs Rank (AR)
Ahrefs Rank nói lên thứ hạng của website dựa trên chất lượng và số lượng backlink trỏ về web ấy. Chủ yếu dựa vào DR là chính.
Giả sử như trong hình: Bạn có thể thấy UR của Hoc11.vn thấp hơn UR của seo-wish nhưng DR lại cao hơn nên chỉ số Ahrefs của Hoc11.vn vẫn cao hơn. Nếu như cả 2 website DR đều bằng nhau, thì lúc này Ahrefs mới xét về UR.
Điều này nghĩa là thứ hạng #1 của Ahrefs Rank thuộc về website có số lượng backlinks và chất lượng backlinks tốt nhất.
Giải đáp về Ahrefs Rank
Dưới đây là những câu hỏi liên quan về AR mà tôi thường gặp khi làm seo:
Q1: “Backlinks của tôi đang tăng nhưng Ahrefs Rank của tôi lại giảm. Tại sao vậy?”
A1: “Tương tự với việc DR của bạn giảm nhưng backlink của bạn vẫn giữ nguyên hoặc tăng lên như tôi đã giải thích ở trên. Đơn giản bởi vì những website khác đang có backlinks NHANH và NHIỀU hơn bạn thôi”
Q2: “Có nên tập trung tăng điểm AR, DR, UR không? Bởi vì nó tượng trưng cho sự uy tín và điểm sức mạnh của google mà?”
A2: “Ngắn gọn thì có, dài thì không! Bởi vì lẽ đơn giản là chỉ số chỉ là chỉ số mà thôi. Ahrefs nó là một công cụ tốt nhưng không phải là công cụ hoàn hảo. Sự thật là khi tôi SEO, tôi chưa bao giờ để ý tới chỉ số của moneysite tôi. Thậm chí đến cả DR, UR, TF, CF và DA.
Hơn nữa, Hoc11.vn SEO của tôi DA và PA còn bằng 1 nữa cơ. Nhưng mà nó vẫn đứng top từ dịch vụ SEO đấy thôi!
Về DR và UR, vì nó nói đến sức mạnh backlinks tới website bạn, nên bạn vẫn có thể dễ dàng “hack”. Ở đây ý tôi là cố tình tăng điểm nó bằng cách bơm cả trăm domain vào website. Ngay cả những domain về phim “Sế-ch” cũng giúp bạn tăng điểm DR nữa mà, có điều là…
Google nó còn index website bạn hay không thì tôi không chịu trách nhiệm nhé…”
Sự khác biệt của Live/ Fresh Index
Khi bạn coi thông tin website tại Ahrefs, chắc bạn cũng chú ý tới những chỉ số như “Live/Fresh”.
Khi Ahrefs thu thập dữ liệu web thì nó cũng thu thập lại những dữ liệu mà nó đã từng thu thập.
Nhưng sẽ xảy ra trường hợp là website A từng backlink về bạn, nhưng khi Ahrefs thu thập lại từ website A thì họ lại không thấy backlink ấy nữa.
Thành ra, Ahrefs sẽ loại trừ những link này ở những links Live (Links sống). Nhưng Ahrefs vẫn giữ lại ở Links Fresh trong 3-4 tháng. Để từ đó, bạn có thể có hành động cụ thể nào đó cho việc khôi phục lại backlink ấy.
Như hình dưới, Hoc11.vn của tôi có 97 backlinks domain nhưng chỉ có 90 domain backlinks là Live (là còn sống). Thành ra tôi nên làm cách nào đó để khôi phục 7 backlink còn lại!.
Một link bạn khôi phục lại là một link bạn có được, đúng không nào? ?
Trước khi đi vào cách sử dụng tài khoản Ahrefs, hãy cùng check qua chi phí của công cụ màu nhiệm này.
Trọn bộ thông tin chi phí Ahrefs
Cách sử dụng Ahrefs toàn tập
Bây giờ thì bạn đã hiểu khá nhiều về nền móng căn bản của Ahrefs rồi.
Phải nói rằng, trong toàn bộ công cụ về SEO, tôi thích nhất là Ahrefs. Bởi vì toàn bộ tính năng của nó về việc từ việc nghiên cứu từ khóa cho tới việc kiếm backlink, phân tích đối thủ,….
Sau đây là list danh sách ứng dụng của Ahrefs mà tôi viết bài cũng như tạo video rất kĩ. Tôi dám cá chắc rằng những tính năng bên dưới không ít người biết đến. Và nhiều bạn SEO nhiều năm kinh nghiệm cũng sẽ bị choáng ngợp bởi khả năng của nó.
- Tạo backlink với ahrefs liên quan, chất lượng & bền vững
- Kiếm hàng ngàn traffic CHỈ VỚI content chuẩn SEO
- Ahrefs trong kinh doanh & marketing
- Phòng chống hàng ngàn backlink bẩn trong 5p với Ahrefs
- Hướng dẫn cách sử dụng Ahrefs – 6 tính năng không ngờ của Ahrefs
Tham khảo ngay khóa học SEO Fundamental – với lộ trình đào tạo seo bài bản từ A -> Z dành cho những người mới bắt đầu.
Hoặc đăng ký 3 ngày học thử khoá học SEO Online miễn phí Entity Mastermind tại đây.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ nội dung về các chỉ số của Ahrefs mà bạn nên biết trong năm 2020 và sau này.
Ngoài ra, trong năm nay, Ahrefs cũng có những update mới về DR khiến nhiều SEOer lo lắng. Vì vậy, tham khảo video tôi giải đáp bên dưới để update thêm kiến thức về Ahrefs.
Nếu như bạn thích bài viết, hãy chia sẻ bài viết này với mọi người nhé. Hãy để lại bình luận bên dưới của bạn về bài viết cũng như thắc mắc.
Hẹn gặp bạn tại lần tới. Chúc bạn thành công!
Nguồn tham khảo:
- https://help.ahrefs.com/en/articles/78203-what-is-ahrefs-com
- https://www.webfx.com/internet-marketing/what-is-ahrefs.html
- https://www.soravjain.com/10-ways-ahrefs-can-help
Bài viết liên quan:
- Google Tag Manager là gì – Chủ động cải tiến website, quản lý thẻ JavaScript và HTML.
- Yoast SEO là gì? Tất tần tật những điều cần biết về Yoast SEO
- Đánh giá Top 11 plugin SEO WordPress tốt nhất được xếp hạng 2020
- Quy trình SEO Web 2020: 10 Bước SEO Website “càn quét” thứ hạng Google