Subdomain là gì? Và để hiểu được vai trò của subdomain trong mạng lưới Internet quả là điều không đơn giản. Kể cả với những người có hiểu biết về công nghệ. Bài viết hôm nay sẽ tiết lộ những điều cần biết về subdomain là gì cũng như chút kiến thức về root domain. Sau bài viết này bạn sẽ có thể:
- Nắm được tất tần tật kiến thức về subdomain (hay domain cấp 3, 4)
- Biết được mục đích dùng và cách tạo subdomain.
- Những khó khăn cần lưu ý khi dùng subdomain là gì?
- Subdomain ảnh hưởng thứ hạng website như thế nào trên công cụ tìm kiếm
Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm Subdomain là gì…
1. Subdomain(tên miền phụ) là gì?
Để dể hình dung subdomain là gì thì đơn giản subdomain chỉ là phần nhỏ trong hệ thống cấp bậc mạng Internet.
Ở bài trước, tôi có giải thích domain là gì và tầm quan trọng của DNS (hệ thống phân giải tên miền). Nói ngắn gọn không có DNS (Domain Name System) cuộc sống sẽ trở nên rất phức tạp.
Khi muốn truy cập vào một trang bất kỳ trên web, dù là trang cá nhân Facebook hay bài viết hot trên Kênh14. Chúng ta phải nhớ một chuỗi số ngẫu nhiên, chẳng hạn 50.63.201.97. Nhờ có DNS, chúng ta không phải nhớ những con số như vậy.
Mỗi hệ thống muốn hoạt động, nhất là hệ thống mà trong đó nhiều người tạo ra trang đích online mới mỗi ngày. Thì cần một bộ quy tắc đặt tên cho những trang này để dễ xác định địa chỉ. Chúng ta cần một hệ thống cấp bậc.
Blog gtv.wordpress.com là một subdomain.
Khi đăng ký tên miền, bạn được tạo không giới hạn subdomain tại nhà quản lý tên miền. Thậm chí một số người đã biến việc này thành chuyện kinh doanh. Họ kiếm tiền bằng cách mua tên miền đẹp rồi “bán” đăng ký tên miền của các tên miền phụ.
WordPress.com, Squarespace và một số platform khác cũng làm tương tự. Họ tạo ra profile riêng cho người dùng – trên những tên miền phụ khác nhau – trong khi root domain là như nhau.
Hệ thống cấp bậc DNS
DNS chính là một hệ thống cấp bậc. Nói về những thành phần cấu tạo nên tên miền của website (chẳng hạn domain.me) bạn phải đi từ phải sang trái.
Bắt đầu từ tên miền cấp cao nhất, tiếng anh gọi là Top Level Domain (TLD), như .COM, .BIKE, .ME. Lấy blog.yourwebsite.me làm ví dụ thì .ME là tên miền cấp cao nhất hay còn gọi tên miền mức 1, yourwebsite.me là tên miền mức 2 và blog.yourwebsite.me là tên miền mức 3.
Đôi lúc người ta cho rằng tên miền phụ là tên miền mức 3. Trong ví dụ trên thì blog chính là subdomain của “yourwebsite.me”. Lúc này, “yourwebsite.me” là root domain hoặc là “blog”. Có nhiều cách diễn đạt thành phần cấu tạo tên miền và đôi lúc chúng cũng trùng nghĩa với nhau.
Sau khi tìm hiểu khái niệm chính xác Subdomain là gì, hãy cùng tìm hiểu xem tê miền phụ được dùng như thế nào?
2. Mục đích sử dụng của Subdomain là gì?
Dù subdomain là một phần của website chính. Công cụ tìm kiếm vẫn xem subdomain là một thực thể độc lập. Mọi người nhận ra điều đó và quyết định dùng subdomain cho nhiều mục đích khác nhau. Thậm chí khi họ không muốn một phần nào đó trong website được Google index so với phần còn lại. Tên miền phụ thường được dùng để:
Tạo website riêng dành cho đối tượng người dùng nhất định
Điều này đặc biệt đúng nếu bạn muốn chuyên tâm phục vụ các khu vực khác nhau, content và ngôn ngữ website vì thế phải thay đổi theo từng vùng. Đôi lúc tạo nhiều website khác nhau dễ hơn nhiều so với duy trì một trang đa ngôn ngữ.
Craigslist là trang có nhiều subdomain riêng cho từng khu vực khác nhau. Ngoài để điều chỉnh content cho phù hợp. Họ còn dùng subdomain để tối ưu hóa website riêng biệt cho từng lãnh thổ. Ví dụ khi vào website Craigslist, trang đưa tôi về https://zagreb.craigslist.org/ tương ứng với vị trí hiện tại của tôi.
Nhiều người không để ý rằng “www” là subdomain của domain. Trên thực tế bạn có thể thay “www” bằng một subdomain khác, như trong “so.awesome.me” hoặc bỏ luôn subdomain và chỉ giữ lại “aweso.me”.
Tách blog hoặc trang thương mại điện tử khỏi website chính
Bạn có thể muốn làm vậy do quy mô blog (có thể tăng lên ), thiết kế blog khác nhau. CMS khác nhau hoặc blog được sử dụng với mục đích khác domain chính. Lấy ví dụ do website chính của Airbnb là để đặt vé nên hãng để tách phần blog ở miền riêng là blog.airbnb.com.
Tạo trang dành riêng cho mobile
Bạn có thể tạo subdomain nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho những người dùng sử dụng thiết bị di động. Thay vì xây dựng trang web có độ phản hồi cao, yêu cầu nhg iều thứ để đáp ứng nhiều kích thước màn hình khác nhau.
Bạn có thể chọn cách linh hoạt hơn là đem lại trải nghiệm riêng cho từng kích thước màn hình . Thay vì phải canh lề content phù hợp với kích thước. Website của bạn sẽ có thể xác định loại thiết bị và chỉ cung cấp bố cục chính xác cho kích thước đó.
Chẳng hạn người dùng laptop sẽ vào yourwebsite.me trong khi người dùng di động và tablet sẽ vào m.yourwebsite.me được quản lý trên subdomain.
Nếu bạn có nhiều người dùng tạo profile trên root domain
Khi tạo profile trên Tumblr, trang của bạn sẽ là youprofile.tumblr.com. Nhiều trang dịch vụ có chức năng tương tự và bạn có thể chọn kết nối tên miền với profile sau đó.
Bất lợi của việc có nhiều subdomain khác nhau, nhất là nếu bạn muốn bán hoặc nhượng cho người khác sử dụng, là khi subdomain và root domain được xem như một, trong nhiều trường hợp subdomain bị người dùng “gắn cờ” nghi ngờ tấn công giả mạo.
Nếu bạn có 10 domain và chỉ cần 1 trong số đó bị gắn cờ. Thì root domain và 9 subdomain còn lại cũng sẽ bị như vậy
Một trong những giá trị của .ME là bảo vệ an toàn cho mọi người. Đó là lý do chúng tôi sẽ khóa những domain được sử dụng để phát tán virus,. tấn công giả mạo và spam. Tuy nhiên chúng tôi luôn gặp khó khăn khi một subdomain bị gắn cờ. Bởi vì cách duy nhất để đảm bảo trang này không làm phiền người dùng là khóa luôn toàn bộ root domain.
Điều này có nghĩa nếu bạn có một root domain với nhiều subdomain từ nhiều người dùng khác nhau. Bạn phải theo dõi họ làm gì với những subdomain đó.
Trong trường hợp một số người dùng sử dụng subdomain nhằm thực hiện hành vi bất chính trên mạng thì cả domain cũng sẽ bị phạt. Nếu chuyện đó xảy ra thì bạn phải xóa người dùng và cung cấp bằng chứng hữu ích. Cho thấy bạn đã làm vậy để gỡ phạt cho domain. Tuy nhiên nên nhớ phòng bệnh hơn chữa bệnh.
3. Tranh cãi không hồi kết: Sub-domain vs Subdirectory
Subdirectory, còn gọi là subfolder, là phần mở rộng của root domain, được dùng để sắp xếp content trên website. Trong tên miền “domain.me/blog” thì “blog” là subdirectory của domain.me.
Đây là tranh cãi không hồi kết về sử dụng cái nào sẽ tốt hơn. Khi sắp xếp trang của bạn: subdomain hay subdirectory dưới góc độ của SEO. Sau đây là lợi và hại của cả hai cách này.
Hosting
Subdomain không chỉ được Google xem như trang web độc lập mà còn được host trên nhiều tài khoản hosting riêng. Điều này có nghĩa bạn phải trả chi phí hosting cho mỗi subdomain.
Nếu là vậy thì tôi khuyên bạn nên tìm nhà đăng ký nào có hỗ trợ khuyến mãi cho gói nhiều tài khoản hosting. Nếu bạn chọn subdirectory thì bạn chỉ phải trả một lần phí hosting. Số tiền bao nhiêu phụ thuộc vào quy mô và tốc độ website.
Trước đây mọi người thích dùng subdomain hơn. Vì cách này làm vậy có thể đánh lừa công cụ tìm kiếm bằng cách nhồi nhét từ khóa muốn thăng hạng vào sub domain. Nhưng ngày nay thủ thuật này sẽ bị phạt bởi Google nên tốt nhất là tập trung vào content.
Đây có thể là lợi hay hại tùy theo nhu cầu của bạn.
Với subdirectory, bạn được tùy chỉnh trang theo từng khu vực, sản phẩm, người dùng … khác nhau. Nếu đây là điều bạn cần thì thật tuyệt vời và bạn có nguồn lực tạo ra sản phẩm content chất lượng cho từng sub domain và tối ưu theo đúng chuẩn SEO. Đây là cách bạn tối ưu website theo kết quả tìm kiếm theo khu vực, tương tự Craigslist.
Với subdirectory, bạn không có nhiều lựa chọn để điều chỉnh content trên website. Nhưng sẽ dễ quản lý nguồn tài nguyên bạn có. Vì bạn không cần tạo ra nhiều content theo nhiều yêu cầu khác nhau.
Thứ hạng SEO
Từ góc độ Google thì dùng subdomain hay subfolder dường như không phải vấn đề. Năm ngoái, John Mueller (Google) tuyên bố Google có thể biết được bạn đang cố làm gì. Miễn là bạn không đang tạo lượng lớn subdomain rỗng thì dùng subdomain hay subdirectory không quan trọng.
Quay lại năm 2012, đại diện Google Matt Cutts cũng phát biểu tương tự khi cho rằng đối với Google, subdomain hay subdirectory đại khái là như nhau, và Google đều xem cả hai như một domain.
Lúc đầu Google cung cấp kết quả tìm kiếm khác nhau cho từng subdomain khác nhau. Xem chúng như một website hoàn toàn độc lập với nhau và với domain chính. Vấn đề nảy sinh khi người ta bắt đầu dùng kẽ hở này để tranh hạng nhiều subdomain cho cùng một từ khóa.
Từ đó Google chuyển sang cố gắng tìm mối liên kết giữa các subdomain và root domain. Nếu thấy hợp lý, Google sẽ thống nhất kết quả và chỉ hiện một domain duy nhất trên kết quả tìm kiếm.
Hướng dẫn SEO của mình, MOZ có nói:
Do công cụ tìm kiếm dùng hệ thống số liệu khác cho domain so với subdomain, webmaster nên đặt content liên kết giá trị (link-worthy content) như blog trong subfolder hơn là subdomain (chẳng hạn www.example.com/blog/ thay vì blog.example.com) Lưu ý ngoại trừ đây là website sử dụng ngôn ngữ cụ thể nào đó (chẳng hạn en.example.com đối với phiên bản tiếng anh của website)
Và có vẻ như đây cũng là quan điểm của nhiều chuyên gia SEO.
Tôi cho rằng băn khoăn giữa subdomain hay subfolder có thể giải quyết theo từng case, bởi cách nào tốt hơn tùy thuộc bạn đang cần cái gì. Và để đạt thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm thì bạn cần content chất lượng đem đến giá trị thực cho người dùng.
Vậy còn cách tạo subdomain như thế nào? Đừng bỏ lỡ hướng dẫn tạo Subdomain bên dưới nhé!
4. Hướng dẫn tạo subdomain
Sau khi đã đăng ký tên miền chuẩn, trong hướng dẫn tạo subdomain này của tôi, bạn sẽ làm 2 bước như sau:
- Nghĩ ra subdomain muốn tạo
- Kích hoạt và điều hướng subdomain về một website mới của bạn (hoặc trang trung gian thứ ba)
#1: Suy nghĩ tên subdomain là gì?
Bước 1 của cách tạo subdomain này rất đơn giản. Những gì bạn cần làm là nghĩ ra tên subdomain ngắn và phù hợp với mục đích của trang.
Thông thường subdomain có thể gồm các ký tự từ a-z, A-Z, 0-9 và dấu gạch nối (trong trường hợp bao quanh là các ký tự và chữ số khác); không có khoảng cách.
Nhưng quy tắc này cũng thay đổi tùy theo nhà cung cấp tên miền nên tốt nhất bạn nên kiểm tra lại trường hợp của mình. Hoặc bạn cũng có thể dùng những subdomain phổ biến như cửa hàng, blog, ngôn ngữ (en/vi), vị trí (philadelphia), forum, sự kiện, cộng đồng, help, tin tức, công việc.
#2: Kích hoạt, điều hướng subdomain về một website mới
Bước 2 của cách tạo subdomain này khá là khó vì để thực hiện cả quá trình bạn không chỉ cần kích hoạt subdomain mà còn phải xác định vị trí của trang trên website. Vị trí này có thể là:
- Một phần trong website sẵn có của bạn
- Website hoặc URL trung gian thứ ba
- Một website hoàn toàn mới của bạn
Những bước trong cách tạo domain này chính xác thế nào còn tùy thuộc vào nhà quản lý tên miền hoặc/và web host.
Nhưng một điều chắc chắn là nếu bạn chỉ dùng một công ty cho cả tên miền và hosting thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn nhiều. Do bạn có thể thiết lập cài đặt mọi thứ chỉ với một control panel người dùng. Trong khi đó nếu bạn sử dụng domain và hosting từ hai công ty khác nhau thì bạn cần làm theo nội dung quy định và chính sách bảo mật của từng bên.
Sau đây là link các bước trong hướng dẫn tạo subdomain dựa trên địa chỉ bạn đăng ký tên miền.
- Namecheap → nhấn vào đây
- GoDaddy → nhấn vào đây
- Enom→ nhấn vào đây
- OVH→ nhấn vào đây
- 1and1→ nhấn vào đây
- SiteGround→ nhấn vào đây
- HostGator→ nhấn vào đây
Kết luận
Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin và giúp bạn tìm ra câu trả lời đầy đủ nhất cho những câu hỏi: Subdomain là gì? Subdomain được dùng để làm gì? Và quan trọng hơn là bạn biết cách tạo Subdomain nhanh chóng nhất.
Chúc bạn thành công!
- Google Pigeon là gì? Cách tăng thứ hạng với Google Pigeon
- Tiết kiệm phí vận chuyển với tuyệt chiêu gộp đơn hàng trên Lazada
- Một số điều cần biết khi thanh toán trả góp bằng thẻ tín dụng cho đơn hàng Shopee
- 5 điều phụ huynh cần làm để con thành người tử tế
- Top 300+ các loài hoa bằng tiếng Anh chuẩn xác nhất bạn nên biết