Hẳn bạn sẽ đồng ý với tôi rằng: Tạo dựng content chất lượng, tối ưu content và giữ chân được người đọc là điều cực kỳ khó khăn… nhất là đối với SEOer!
Dù cho bạn đã từng đọc hàng trăm, hàng nghìn bài blog chia sẻ về các tuyệt chiêu viết content viral thì công việc này vẫn chiếm của bạn hàng giờ liền “căng não”
Nhưng, sẽ ra sao nếu tôi nói rằng…
Bạn hoàn toàn có thể thực hiện cách viết content thu hút mà không cần bất kỳ “tài năng thiên bẩm” nào?
Bạn chưa biết Phương pháp sử dụng Mô hình Internal Links Rank Top Hàng Nghìn Keywords?
Xem ngay tại đây!
Huhmmm…. đó chính xác là những gì bạn sắp khám phá ngay bây giờ!
Trong bài viết này, tôi sẽ mang đến cho bạn chi tiết hướng dẫn viết content đơn giản tôi đã áp dụng để tạo ra hàng loạt bài blog chất lượng được cộng đồng SEO ủng hộ, yêu mến.
Không chỉ vậy, khi kết hợp với Search Intent (điều tôi sẽ nhắc đến trong phần 2) nó còn giúp lên top hàng trăm keywords mà không cần tốn quá nhiều công sức/ chi phí content.
Nghe thú vị phải không?
Bắt tay vào ngay nhé!
3 Yếu Tố Cần Chuẩn Bị Trước Khi Bắt Đầu
Trước khi bắt đầu, bạn cần biết rằng bài viết này dài hơn 4000 chữ, nhưng tôi sẽ không đề cập dài dòng, chỉ có một Công thức chi tiết từ A – Z. để bạn làm theo.
Và phần còn lại tôi sẽ nói rõ vì sao nó hiệu nghiệm không chỉ với SEO, Marketing mà còn cả doanh thu hàng tháng của bạn!
Bên dưới đây là tất cả những gì bạn cần:
- Công cụ: Ahrefs dùng để tìm kiếm từ khóa & phân tích nội dung đối thủ (hoặc một công cụ khác với tính năng tương tự)
- Thời gian: 20 phút tìm kiếm + 120 phút triển khai
- Mindset: Chịu khó thực hiện! Bắt tay vào thực hiện thì mới thấy được kết quả. Không có gì phí hơn là kiến thức không thể áp dụng vào thực tế!
Ok! Nếu bạn đã có đủ 3 điều trên rồi thì tiến hành ngay thôi!
Công Thức Tối Ưu Content Lên Top Hàng Trăm Keyword Chỉ Với Mội Bài Viết
Bước 1: Research Keyword Phủ Thị Trường Ngách, Thu Hút Khách Hàng Tiềm Năng
Đối với dạng bài blog tin tức, nghiên cứu từ khóa thường là bước đầu tiên mà mọi người thường làm.
Dù cho có rất nhiều khóa học content marketing hướng dẫn bạn làm điều này
Tuy nhiên… đó không phải là cách làm hiệu quả!
Hãy để tôi giải thích cho bạn….
Thị trường có rất nhiều keyword, và hầu hết trong số chúng đều cực kỳ cạnh tranh
Tìm kiếm keyword đôi khi sẽ rất khó đối với một số ngành nghề nhất định, bạn không thể tốn cả ngày dài để thực hiện chúng!
Thay vào đó, sẽ dễ dàng hơn nếu bạn chọn lựa topic trước, sau đó mới đến research keyword.
Đó mới chính là cách viết content hay viết blog hiệu quả!
2 cách bạn có thể mở rộng topic và thu hút đúng đối tượng khách hàng tiềm năng, bao gồm:
1/ Bám sát chiến lược content:
Ví dụ: Ngày 24, 25, 26 tháng 10 tôi sẽ có buổi Live training 2 về chủ đề Content & Internal Link (như Live Training 2 chẳng hạn) thì để mọi người tập trung vào chủ đề này, tôi cần chiến lược nội dung nói về 2 điểm chính:
- Content (Tối ưu bài viết, chọn lựa từ khóa, …)
- Internal link (mô hình, hướng dẫn chi tiết, các lưu ý khi triển khai, …)
Thì đây chính là 2 topic tôi chọn để tiến hành research keyword
Một cách khác là bạn có thể phân theo nhóm ngành lân cận, ví dụ như tôi sẽ chia theo dạng: Content, Kĩ thuật Onpage, Kĩ thuật Offpage, phương pháp Entity, …
Chọn lựa topic cụ thể sau đó tiến hành research keyword so với việc tìm kiếm key trước giúp bạn tránh được việc trùng lặp nội dung chủ đề content sau này.
>> Bạn băn khoăn không biết cách thức kéo hàng nghìn traffic chất lượng cho website với content chất lượng? Tôi sẽ hướng dẫn bạn trực tiếp qua buổi Live Training 2: Xây dựng 1.000.000 traffic/tháng cho website trong 72 Giờ.
2/ Trả lời câu hỏi: Khách hàng cần gì?
Ví dụ bạn đang SEO từ khóa “túi du lịch” chẳng hạn, thì không nhất thiết bạn chỉ viết những bài về sản phẩm này mà còn có thể mở rộng sang cả thị trường “du lịch phượt”.
Tôi sẽ viết những bài như “các món đồ cẩn chuẩn bị khi đi phượt” hoặc “kinh nghiệm đi leo núi” và chèn từ khóa “túi du lịch” của mình vào!
Khi tập trung từ chọn lựa topic rồi đến keyword, bạn dễ dàng đặt keyword của mình vào trong ngữ cảnh cụ thể, từ đó tối ưu Google RankBrain (phần này tôi sẽ đề cập chi tiết bên dưới)
Một câu hỏi mà tôi thường áp dụng để mở rộng topic chính là:
“Khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ này thường sẽ tìm kiếm thông tin gì?”
Vd: Với lĩnh vực bàn ghế coffee, đối tượng KH tôi hướng đến là người mới mở hàng quán hoặc kiến trúc sư thiết kế nội thất, …tôi sẽ viết những bài như về thiết kế/kinh doanh hàng quán cà phê, nhà hàng
Hoặc khi bạn viết content bất động sản, ngoài các bài viết sản phẩm dịch vụ cung cấp nhà đất, v … v …, bạn có thể mở rộng sang việc tư vấn phong thủy trong bất động sản, thiết kế căn hộ, …
Sau khi đã lựa chọn topic, kế tiếp bạn cần làm chính là research keyword tương ứng. Áp dụng phương pháp tìm kiếm Phantom Keyword, bằng cách:
Truy cập vào Ahrefs, chọn Keyword Explorer
Chọn từ khóa “đau dạ dày”, tiến hành lọc KD (max = 0), CPC (max = 0.3) và Word Count (min =4)
Đừng quên lọc theo cú pháp allintitle: Từ khóa trên Google ẩn danh để chọn lựa những từ khóa ít cạnh tranh nữa nhé!
Nếu bạn chưa biết cách tìm kiếm Phantom Keyword mang về hàng ngàn traffic, tham khảo ngay clip hướng dẫn chi tiết bên dưới:
Bước 2: Phân loại từ khóa dựa trên mục đích tìm kiếm của người dùng
Từ hàng loạt từ khóa trên, bạn cần phân loại từ khóa dựa trên mục đích tìm kiếm của người dùng.
chữa đau dạ dày | Thông tin (Informational Intent) |
thuốc chữa đau dạ dày | |
thuốc tây chữa đau dạ dày | |
thuốc giảm đau dạ dày nhanh | |
đau dạ dày nên uống gì | |
thuốc đau bao tử phosphalugel | Mua hàng (Transactional Intent) |
phosphalugel | |
thuốc đau dạ dày chữ y | |
tinh bột nghệ chữa đau dạ dày | |
thuốc đau bao tử chữ p | |
thuốc đau bao tử dạng sữa | |
thuốc đau dạ dày nhật bản | |
vị trí đau dạ dày | Thông tin (Informational intent) |
dấu hiệu đau dạ dày | |
triệu chứng đau dạ dày | |
nguyên nhân đau dạ dày | |
đau dạ dày | |
dấu hiệu đau bao tử | |
giảm cơn đau dạ dày tức thời | Thông tin (Informational Intent) |
đau dạ dày có nên ăn chuối | |
đau dạ dày nên ăn gì buổi sáng | |
thực đơn cho người đau dạ dày | |
đau dạ dày kiêng ăn gì | |
đau dạ dày nên ăn gì | |
đau dạ dày nên ăn hoa quả gì | |
đau bao tử nên ăn gì | |
cách làm nghệ mật ong chữa đau dạ dày | |
cách chữa bệnh đau dạ dày bằng nghệ | |
cách chữa đau dạ dày | |
trị đau bao tử tại nhà | |
chữa đau dạ dày | |
triệu chứng của đau dạ dày |
Bước này cực kì quan trọng và là một trong những lí do chính khiến nhiều trang web bị phạt và bị ảnh hưởng trong những đợt cập nhật 01/08 và 27/09 vừa qua.
Hầu hết các website bị ảnh hưởng tiêu cực trong 2 đợt cập nhật là vì Content chưa được tối ưu về Mục Đích Tìm Kiếm. Dẫn đến việc các chỉ số về thời gian trên trang thấp (time on site) và tỉ lệ thoát rất cao (bounce rate).
Vậy, làm thế nào để tối ưu content cho mục đích tìm kiếm?
Trước tiên, bạn cần hiểu Mục đích tìm kiếm là gì?
Mục đích tìm kiếm (Search Intent) chính là lý do vì sao người dùng sử dụng từ khóa để tìm kiếm trên Google. Hiểu đơn giản: Người dùng mong muốn gì khi search từ khóa này?
Có 4 loại mục đích tìm kiếm, bao gồm:
1. Thông tin (informational intent):
Tìm kiếm thông tin về lĩnh vực, chủ đề cụ thể thường có dạng có chứa từ khóa “là gì”, “làm sao”, “tại sao”, … các từ khóa “how to”.
Ví dụ: “hướng dẫn/cách/công thức/tips SEO on page”
Hầu hết các tìm kiếm trên Internet đều xuất phát từ loại Search Intent này.
Đó có thể là thông tin về phương pháp điều trị bệnh trĩ ? , thông tin về kĩ thuật SEO Entity, …
Trong trường hợp này, người dùng có một câu hỏi cụ thể hoặc muốn biết thêm về một chủ đề nhất định, giải đáp thắc mắc của họ.
2. Điều hướng (navigation intent):
Loại mục đích tìm kiếm thứ 2 chính là dạng điều hướng.
Những người dùng search các từ khóa như “Google Analytics”, “Screaming Frog”, … sẽ có mong muốn truy cập một trang web cụ thể hơn là tìm hiểu về phương pháp/hướng dẫn sử dụng.
Việc website bạn có thứ hạng cao đối với các từ khóa có mục đích điều hướng này chỉ mang lại lợi ích về mặt traffic chỉ khi nào website bạn chính xác là site mà người dùng đang cần.
Ví dụ: Nếu bạn có bài viết “Hướng dẫn sử dụng Google Analytics” được xếp hạng cao đối với từ khóa “Google Analytics” thì khả năng rất cao là bạn chẳng thu được traffic nào đâu.
Vì người dùng thực sự chỉ muốn chọn https://analytics.google.com/analytics/web/provision/?authuser=0#/provision và truy cập vào công cụ này thôi.
3. Mua hàng (Transactional intent):
Người dùng khi search các từ khóa này sẽ có xu hướng mong muốn mua sản phẩm/dịch vụ để sử dụng.
Nói cách khác, mục đích loại tìm kiếm này là để giao dịch.
Ví dụ: “dịch vụ SEO”, “công ty SEO”, “áo thun giảm giá”, “trà sữa Gongcha quận 4”, …
4. So sánh/ Điều tra thương mại (Commercial Investigation):
Một số người dùng có ý định mua hàng trong tương lai gần thường sẽ sử dụng công cụ tìm kiếm để thực hiện việc nghiên cứu, so sánh hoặc review về sản phẩm giữa các thương hiệu
Ví dụ: “dịch vụ SEO ở đâu tốt?” hoặc “Dịch vụ SEO tphcm tốt nhất”
Những người dùng này cũng có ý định mua hàng nhưng bạn sẽ cần thêm một chút thời gian để thuyết phục họ: tin rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn tốt hơn thị trường.
Và loại hình tìm kiếm này thường được sử dụng với mục đích điều tra thương mại.
Nhìn chung, từ ngữ mà người dùng sử dụng trong việc tìm kiếm sẽ cho bạn biết về mục đích tìm kiếm của họ.
Nếu người dùng các từ như “mua”, “giao dịch”, “giảm giá” thì chắc chắn họ sẽ mua thứ gì đó.
Bên cạnh đó, khi họ tìm kiếm các sản phẩm cụ thể, thì nhiều khả năng họ cũng có cùng ý định mua nó như nhóm ở trên.
Một số các cụm từ thể hiện mục đích tìm kiếm thông tin bao gồm: “Cách tốt nhất”, “Làm thế nào”, “Tại sao”, “Hướng dẫn”, …
Tóm lại, việc hiểu về mục đích tìm kiếm của người dùng đảm bảo website bạn cung cấp thông tin hữu ích, đúng với mong muốn của họ.
Nếu người dùng tìm kiếm thông tin, dù cho website bạn có đứng top về từ khóa đó nhưng lại hiển thị một trang sản phẩm thì bạn khiến cho tỉ lệ thoát của website tăng lên cao thôi.
Và ngược lại, nếu mọi người mong muốn mua sản phẩm, đừng dại dột tối ưu rank top một bài viết dài. Hãy đưa họ đến trang danh mục/sản phẩm của bạn.
Bước 3: Tối ưu Content theo chủ đề với Parent Topic & Thematic Content
Như đã đề cập ở trên, tối ưu content theo từ khóa đã không còn hiệu nghiệm nữa!
Content theo chủ đề chính là điều cần làm ngay bây giờ!
Để tôi giải thích cho bạn:
Kể khi thuật toán Google Hummingbird ra đời (năm 2013) & cỗ máy trí tuệ nhân tạo AI của Google RankBrain được phát triển (năm 2015) Google đã cải tiến vượt bậc trong việc trả về các kết quả tối ưu cho người dùng.
Ví dụ: nếu bạn tìm cụm từ “kem màu đen dùng để đánh bóng giày” thì trước năm 2015, Google sẽ trả về kết quả theo tương ứng từ khóa “kem màu đen”, “đánh bóng giày”.
Tuy nhiên, nhờ có RankBrain mà ngày nay, Google hiểu được ý định tìm kiếm của người dùng là “xi đánh bóng” nên sẽ trả ra kết quả như sau:
Một ví dụ khác là khi bạn tìm kiếm từ khóa là “đau dạ dày” và “đau bao tử”. Hai từ này khá giống nhau nên Google sẽ trả về top 10 giống nhau.
Tuy nhiên ở phiên bản từ 2015 trở về trước, khi đó nếu bạn muốn tối ưu hai từ khóa này, bạn phải viết hai bài riêng biệt có cùng chủ đề, và tối ưu theo 2 từ khóa khác nhau.
Điều này dẫn đến trường hợp nếu một bài viết bạn tối ưu tốt thì sẽ có khả năng lên hạng với hàng chục, thậm chí hàng trăm, hàng ngàn từ khóa biến thể của lĩnh vực đó.
Đặc biệt đối với một số lĩnh vực kinh doanh, con số này có thể lên đến hàng triệu từ khóa.
Cách tốt nhất để tối ưu content theo chủ đề chính là nhìn vào Parent topic trong Ahrefs:
Ví dụ tôi muốn viết bài về “triệu chứng đau bao tử” thì khi nhìn vào Parent topic, chủ đề lớn là “đau dạ dày”
Điều này đồng nghĩa, bài viết của tôi không chỉ đề cập về triệu chứng đau bao tử không thôi, mà còn cần chứa tất cả các vấn đề khác liên quan đến đau bao tử (như nguyên nhân, cách chữa trị, dấu hiệu nhận biết đau bao tử, …)
Bước 4: Phân tích và liệt kê các chủ đề con (sub-topic) cần đề cập trong bài
Có 3 cách để có thể tìm kiếm & liệt kê các sub topic, bao gồm:
*Cách 1: Tham khảo đối thủ trong top 10 xem họ đang đề cập đến các chủ đề con (sub-topic) nào?
Trong mục Overview của Ahrefs, bạn kéo xuống dưới phần Search results để xem top 10 đối thủ đang đề cập vấn đề gì.
Nội dung của mục Search Result này cũng chính là kết quả hiển thị trên Google khi tìm kiếm từ khóa.
Nếu bạn không có Ahrefs thì có thể search ẩn danh trực tiếp trên Google.
*Cách 2: Dịch keyword sang tiếng anh, phân tích nội dung các website nước ngoài.
Cách làm này cực kỳ hữu ích đối với các lĩnh vực đặc trưng về kỹ thuật, y học cần đến nhiều kiến thức chuyên môn.
Vì hầu hết các web tiếng anh đều đề cập rất chi tiết, cụ thể trong khi website tại Việt Nam nội dung lại ít được đầu tư kĩ lưỡng.
Bạn sẽ tìm được rất nhiều nội dung hữu ích, thú vị từ việc tham khảo website nước ngoài đấy!
*Cách 3: Sử dụng kiến thức chuyên môn của mình trong lĩnh vực hoặc đặt mình vào vị trí người dùng để hỏi xem bản thân mình mong muốn tìm kiếm chủ đề gì.
Bạn có thể làm các dạng như “khảo sát ý kiến” và thu thập thông tin hoặc hỏi bạn bè người thân.
Tuy nhiên, cách làm này yêu cầu bạn phải có được một số lượng kha khá người tham gia đóng góp ý kiến & cũng khá tốn thời gian đấy!
Bước 5: Triển khai viết bài theo tiêu chuẩn
Haha! :)))
Đây có phải là bước khiến bạn “e ngại” nhất không?
Tôi cũng vậy!
Những ngày đầu viết blog, tôi cực kỳ sợ hãi, lo lắng vì sợ câu chữ không hay, không thu hút người đọc.
Sáng tạo, văn chương, hình ảnh, video, … blah blah,…
Tôi đã mất cả tuần liền chỉ ngồi viết, xóa, thêm thắt nội dung,…
Well,… tất nhiên đối với một số người, nắm bắt và thực hiện được cách viết content hay cũng chẳng là gì quá khó khăn!
Nhưng để thu hút người đọc với một content dài hơn 2000 chữ, đó lại là một điều cực kỳ khác!
Content cần phải đạt được tiêu chuẩn gì?Checklist chi tiết được đề cập ngay trong bài viết Cách viết Content Chuẩn SEO 2019 tại đây!
Tôi có một cách để giúp bạn!
Bạn không cần tốn quá nhiều nơ ron cho công đoạn này! Thậm chí bài viết của bạn còn có chất lượng tốt hơn, thu hút hơn nữa!
Đó chính là Outsource – Thuê dịch vụ content!
Các dự án tại Hoc11.vn khi triển khai content cho khách hàng, chúng tôi vẫn thường làm theo cách này:
- Liệt kê dàn ý chi tiết, tiêu đề thẻ heading
- Viết tất cả các yêu cầu về nội dung cần đề cập trong từng heading
- Liệt kê các nguồn tham khảo tốt nhất đối với nội dung của từng mục
Bằng cách này, khiếu văn chương không còn là vấn đề quá to tát, vì đã có những người khác chuyên môn hơn đảm nhận công việc này ^ o ^
Thay vào đó, chúng tôi tập trung kiểm tra chất lượng content của cộng tác viên outsource gửi về.
Và bạn cần có một checklist tiêu chuẩn để viết content, đảm bảo chất lượng của các bài viết đạt kết quả tốt nhất.
Dưới đây là tiêu chuẩn content mà tôi thường áp dụng:
Độ dài: Tối thiểu 2000 chữ. Tuy nhiên đôi khi có những bài viết chỉ cần 500-1000 từ, thậm chí 200-300 (danh mục sản phẩm trên các trang thương mại điện tử).
Nội dung:
- Chi tiết, chuyên sâu cho cả topic và sub-topic
- Phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng
- Cung cấp thông tin hữu ích
- Hình ảnh minh họa trực quan, visual content (infographic, video, podcast,…)
Tất nhiên sẽ bao gồm cả tiêu chuẩn: không spin content và check content unique nhé! Đó là điều kiện tiên quyết trong lĩnh vực này rồi!
Tôi thường sử dụng phần mềm duplicate content checker và kiểm tra spin conten với công cụ Copyscape. Đây là phần mềm trả phí chất lượng mà tôi rất hay dùng.
Bạn có thể sử dụng các công cụ miễn phí khác như Plagiarism Checker của Small SEO tools hay đơn giản hơn là copy một vài đoạn rồi tìm kiếm trên Google xem có trùng lặp với website nào hay không.
Bố cục:
- Tối ưu khả năng đọc của người dùng (readability: tối đa 3 dòng/1 đoạn)
- Sắp xếp nội dung heading chặt chẽ, liên quan (Table of content)
- Chèn ảnh (250 chữ cần 1 hình minh họa, chất lượng 600×400 px)
Đó là một số tiêu chuẩn để có thể viết một bài chuyên sâu từ đó lên top hàng loạt từ khóa.
Đối với các từ khóa thông tin, bạn cũng có thể khéo léo chèn sản phẩm và dịch vụ của mình vào cuối hoặc giữa bài dưới hình thức banner như một giải pháp đối với vấn đề người dùng gặp phải.
Tham khảo thêm:
Bước 6: Tối ưu Onpage & Internal Links Thúc Đẩy Hàng Nghìn Keywords
>>>Xem chi tiết Hướng dẫn SEO Onpage tại đây
Done!!! Tới đây tôi đã hướng dẫn cho bạn chi tiết cách mà tôi áp dụng để Thúc đẩy hàng trăm keyword chỉ với một bài viết!
Bạn có thể đọc đến đây thôi, vậy cũng đủ để triển khai và tối ưu content rồi đấy!
Phần bên dưới, tôi sẽ diễn giải chi tiết những gì tôi đề cập bên trên. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn để tối ưu 1 bài viết với cả tỉ lệ chuyển đổi, hãy đọc nó!
20% công việc quyết định 80% kết quả!
Dưới đây là 20% kiến thức quyết định thành công của toàn bộ kỹ thuật!
Bạn, chắc chắn sẽ hối tiếc nếu không đọc nốt phần bên dưới!
Chiến lược cộng hưởng sức mạnh từ bộ 3 thần thánh: Content – SEO – Marketing!
Nghe có vẻ lạ nhưng đây là phần sẽ giúp bạn phối hợp giữa chiến lược tiếp thị Internet, SEO Content, để không chỉ tối ưu về phía traffic, keyword, mà còn cả doanh thu hàng tháng của mình!
Xu hướng marketing 2018 không chỉ sử dụng các công cụ CRM (Customer Relationship Management) để duy trì mối quan hệ với khách hàng, mà còn cộng hưởng sức mạnh từ các kênh quảng cáo trả phí lẫn SEO.
Dưới đây là 3 phương pháp bạn nên áp dụng cho chiến lược content marketing của mình:
1/ Tối ưu TOFU trong phễu marketing:
Trong một phễu marketing thì một người phải trải qua cả 3 giai đoạn: Know (biết) > Like (Thích) > Trust (Tin tưởng) để đi đến quyết định mua hàng ở doanh nghiệp bạn.
3 giai đoạn này tương ứng với: TOFU (top of funnel: đầu phễu), MOFU (middle of funnel: giữa phễu) và BOFU (bottom of funnel: đáy phễu)
Theo đó, content thematic đóng vai trò chủ yếu ở giai đoạn đầu phễu khi cần phải đạt được các yếu tố về Know bao gồm: nhận thức về thương hiệu (brand awareness), tương tác (engagement) và giáo dục thị trường.
Bạn có thể áp dụng các dạng content để tối ưu đầu phễu như:
- Các dạng blog hướng dẫn (website, note trên Facebook)
- Video live stream, vlog hướng dẫn (youtube, Facebook)
- Quà tặng miễn phí như checklist tối ưu onpage, free ebook, infographic (blog hoặc chạy quảng cáo, …) để nhận lead như tôi đặt ở trên chẳng hạn.
Đa dạng nội dung và hình thức viết Content giúp bạn đáp ứng được người đọc ở nhiều mức độ khác nhau, đồng thời tối ưu về nền tảng kênh đăng tải.
Đừng quên bước Chia sẻ Content lên các trang mạng xã hội (Youtube, Facebook, Instagram,…) nhé! Distribution (phân bố/phát tán) content chính là cách nhanh nhất bạn có được traffic đổ về website đấy!
Hoặc bạn cũng có thể tìm hiểu cách viết content quảng cáo Facebook sau đó viết một bài post ngắn để chạy quảng cáo, dẫn link về Content chính trên website thôi!
Bài viết liên quan:
- 39 xu hướng Content Marketing 2019 bạn phải biết!
- Làm Content Youtube: 12 chủ đề content ấn tượng cho video youtube
2/ Tuyệt chiêu tăng Time Onsite, giảm bounce rate với Content thân thiện:
Viết content trên website không giống như sản xuất nội dung cho bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác.
Bởi đơn giản, người dùng trên Internet đọc các thông tin theo vô vàn cách khác nhau.
Hầu hết người dùng Internet chỉ “scan” đọc lướt qua website, trong khi những người đọc báo giấy, các loại tạp chí in ấn lại có xu hướng đọc từng chữ một, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Đối với tôi, sự khác biệt lớn nhất giữa đọc một nội dung trên trang in ấn (báo, tạp chí, truyện tranh hay tiểu thuyết) và blog tin tức online nằm ở khả năng tìm kiếm nguồn thay thế.
Ví dụ, khi mua tạp chí, bạn sẽ không dễ dàng vứt nó vào sọt rác nếu chỉ không thích một vài câu trong đó. Bạn cũng sẽ không quay lại sạp báo và tiếp tục mua quyển tạp chí khác cho đến khi tìm được quyển tạp chí phù hợp với mình.
Tuy nhiên, điều này diễn ra CỰC KỲ THƯỜNG XUYÊN khi nhắc đến đọc nội dung trực tuyến như blog trên website.
Lĩnh vực kinh doanh của bạn không quan trọng, quan trọng là bạn phải hiểu được cách thức viết & tối ưu Content cho những Internet user nóng nảy, thiếu tính kiên nhẫn.
Trong vòng 8 giây, nếu bạn không thể thu hút người dùng với nội dung của mình, họ sẽ tìm đến đối thủ.
Vì vậy, hãy để nội dung quan trọng nhất lên trên đầu. Và chèn vào đó Table of Content (như tôi đề cập ở trên) chi tiết về sơ bộ nội dung của bạn.
Hãy để người đọc thấy ngay thông tin họ cần trên website bạn trong 8 giây đầu tiên!
3/ Tối ưu thuật toán Google Hummingbird & RankBrain
Sứ mệnh của Google là Sắp xếp lại thông tin khổng lồ trên toàn cầu để mọi người có thể truy cập dễ dàng, tìm kiếm được thông tin hữu ích đối với họ.
Thông tin hữu ích đó được truyền tải thông qua Content.
Rất nhiều website đã vi phạm 3 yếu tố tiên quyết của Google và bị phạt trong đợt cập nhật Google Medic 1/8, website bạn có phạm phải sai lầm này?
Đó là lý do vì sao các thuật toán cũ được cập nhật lại và cả những thuật toán mới cho ra mắt của Google đều tập trung xoay quanh việc “cung cấp nội dung hữu ích cho người dùng”.
Tiêu biểu 2 thuật toán có thể kể đến là:
- Thuật toán Google Humming Bird:
HummingBird (chim ruồi) được Google công bố chính thức vào ngày 26/9/2013.
Cách thức hoạt động: Lấy cảm hứng từ sự tốc độ và độ chính xác của những chú chim ruồi, Google HummingBird chú trọng trả về kết quả nhanh và chính xác với mong muốn của người dùng thông qua việc xem xét mục đích tìm kiếm.
Giả sử người dùng gõ từ khóa “apple” thì kết quả có thể trả về công ty Apple hoặc về loại trái cây (quả táo).
Làm thế nào Google biết rằng kết quả nào sẽ phù hợp với mong muốn của người dùng nhất khi họ search từ khóa này?
⇒ Trả lời: Google xem xét ngữ cảnh sử dụng và hiểu rõ mục đích tìm kiếm của bạn.
Nếu lịch sử trước đó bạn từng tìm kiếm thông tin về iphone, Google sẽ tự động hiểu “apple” là đang đề cập đến công ty nổi tiếng Apple.
Tuy nhiên, nếu bạn đã tìm kiếm nhiều về dinh dưỡng (nutrition), thực phẩm & trái cây (food), … thì khả năng cao bạn sẽ nhận được kết quả là trái táo.
Vì vậy, hãy cố gắng viết theo ngữ cảnh, bằng cách mở rộng hướng chủ đề của website như tôi đã hướng dẫn ở trên.
- Thuật toán Google RankBrain:
Bên cạnh Google HummingBird thì Google RankBrain là một thuật toán khác mà bạn có thể thông qua content để có thể tối ưu cho website.
RankBrain là một cỗ máy trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence AI) được Google sử dụng để sắp xếp các kết quả tìm kiếm dựa trên việc đánh giá & điều chỉnh tăng giảm tầm quan trọng của các yếu tố đánh giá website đối với từng lĩnh vực.
Bằng cách xem xét cách người dùng tương tác với kết quả tìm kiếm mới sau khi được chỉnh sửa, Google RankBrain sẽ quyết định:
- Giữ lại thuật toán mới: khi người dùng phản hồi tích cực với kết quả tìm kiếm mới họ nhận được.
- Xóa thuật toán mới, sử dụng thuật toán cũ: khi người dùng không thích kết quả tìm kiếm mới họ nhận được.
Cách thức hoạt động: Google RankBrain có 2 công việc chính:
- Tìm hiểu mục đích tìm kiếm của người dùng (thông qua từ khóa)
- Đo lường sự hài lòng của người dùng đối với kết quả tìm kiếm mới (user satisfaction)
Trước khi RankBrain ra đời, Google sẽ scan website của bạn để dò & cập nhật các từ khóa chính xác mà người dùng tìm.
Tuy nhiên, vấn đề xảy ra khi ngày càng có nhiều “từ khóa mới” người dùng sử dụng mà bộ máy Google không tài nào hiểu được, nên RankBrain ra đời với nỗ lực nắm bắt được mục đích/ý định tìm kiếm (search intent) của người dùng.
Chính vì vậy mà Google ngày càng chú trọng đến mục đích tìm kiếm của người dùng, đó chính là mấu chốt quyết định Content website của bạn có chất lượng hay không!
4/ Xây dựng lòng tin
Vào tháng 5 năm 2014, trên trang Blog Moz đã xuất hiện một bài viết với tuyên bố hùng hồn: “Content không phải là Vua mà lòng tin mới thật sự là Vua”
Cá nhân tôi cho rằng câu viết trên trang Moz không có ý chỉ lòng tin sẽ thay thế phần nội dung; thay vào đó, họ mời gọi người dùng hãy xây dựng niềm tin thông qua content. Nói cách khác, Content sẽ vẫn là Vua nếu đó là một bài viết đáng tin cậy.
Lòng tin là cách giúp bạn thu về tỷ lệ chuyển đổi và số lượng sales hiệu quả nhất.
Vậy, làm thế nào để xây dựng một bài content đáng tin cậy?
Hãy cùng tìm hiểu các công thức sau đây:
Xây dựng lòng tin từ việc chọn lọc đúng từ
Một bài content là tổng hợp của nhiều từ/cụm từ đa dạng. Bài content chỉ có ý nghĩa và thành công trong việc xây dựng lòng tin nơi người dùng khi bạn biết cách chọn từ sao cho phù hợp.
Dưới đây là gợi ý một số từ chuyển tiếp và có thể bạn cần dùng đến:
- Theo đó
- Tuy nhiên
- Bởi vì
- Kết quả là
- Vì lý do này
Tiếp theo là danh sách một số từ ngữ giúp tạo dựng niềm tin mạnh mẽ:
- Xác thực
- Đảm bảo
- Được chứng nhận bởi…..
- Bán chạy nhất
- Được hoàn tiền
- Không rủi ro
- Chính hãng
- Được thử nghiệm bởi….
- Thử trước khi mua
- Được kiểm chứng
Xây dựng lòng tin từ sự khách quan
Bài content khách quan là khi nó đảm bảo cân bằng các yếu tố chứ không riêng gì thcu1 đẩy mục đích bán hàng.
Theo MarketingProfs, “ 74% người tiêu dùng tin vào tài liệu giáo dục của một doanh nghiệp hơn những mục khác vì nó có vẻ khách quan và không bao gồm phần mục bán sản phẩm/dịch vụ trong đó”
Điều này không có nghĩa là bạn phải dừng việc quảng cáo mục bán hàng trong các bài content; mà thay vào đó hãy điều chỉnh sao cho đáp ứng đúng nhu cầu người dùng”
Bạn thấy đó, tất cả mọi thứ đều phụ thuộc vào ý định người dùng. Bởi lẽ đó, trước khi xây dựng content, hãy tìm hiểu kĩ mục đích khách hàng cần gì nhằm đáp ứng kịp thời.
Xây lòng tin bằng cách làm nổi bật nội dung do người dùng tạo
Rất nhiều khách hàng sẽ chỉ tin tưởng nội dung của bạn nếu nó được tạo bởi người dùng khác. Nội dung do người dùng tạo (UGC) là một yếu tố xác thực quan trọng trong content.
UGC hiển thị dưới các hình thức khác nhau. Một trong số đó – lời chứng thực từ khách hàng (testimonials)– có tác động cực kì mạnh mẽ.
MarketingProfs đã phát hiện ra rằng gần 60% số người dùng sẽ tin tưởng thông tin từ một công ty hơn nếu nó được chứng thực từ các nguồn khách hàng có tên tuổi rõ ràng.
Tóm lại, hãy cố gắng thúc đẩy nỗ lực marketing của bạn với UGC – thông qua reviews, diễn đàn, phần nhận xét, phản hồi, case study, v.v để xây dựng lòng tin nơi người dùng.
Xây lòng tin bằng cách chia sẻ nghiên cứu, số liệu và case study
Một trong những cách thức tạo lòng tin lớn nhất là thông qua nguồn kiến thức được trích dẫn từ những nguồn tin đáng tin cậy, chẳng hạn như: các vị giáo sư, nhà nghiên cứu, chính phủ, triệu phú, v.v.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chứng minh thông tin mình chia sẽ là hoàn toàn chính xác thông qua các nghiên cứu thực tế, số liệu thống kê, case study cụ thể, v.v …
Content càng được nghiên cứu kỹ lưỡng và được hỗ trợ bởi dữ liệu, sẽ càng dễ dàng thu phục lòng người hơn.
5/ Cải thiện chất lượng bài viết
Có lẽ đến giờ, bạn đã quá nhàm chán khi nghe những lời khuyên về việc làm thế nào để tạo ra một bài content chất lượng rồi phải không?
Trong một diễn biến khác, Matt Cutts – 1 kỹ sư phần mềm kỳ cựu của Google tại Mỹ lại rất thích nói về chủ đề này mỗi lần ông ấy diễn thuyết trước đám đông. Theo đó, Google cũng có vô số bài viết liên quan đến cụm từ “content chất lượng”.
Và hôm nay, tôi cũng không ngoại lệ, mong muốn một lần nữa sơ lược lại các yếu tố làm nên chất lượng một bài content
- Ngữ pháp: Bạn cần sử dụng đúng ngữ pháp, câu cú rõ ràng để người đọc hiểu đúng dụng ý bạn muốn truyền đạt.
- Chính tả: Hãy kiểm tra lại lỗi chính tả/đánh máy trước khi xuất bản content nếu không muốn trở thành doanh nghiệp thiếu uy tín và bất cẩn trong mắt khách hàng.
- Định dạng văn bản: Chia content thành nhiều đoạn nhỏ sao cho thật dễ đọc, lưu ý sử dụng chức năng gạch đầu dòng hợp lý.
- Độ dài bài viết: Bài viết không cần phải quá dài, miễn là nó cung cấp đầy đủ thông tin và khái quát rõ ràng dụng ý cần truyền đạt.
- Chú ý đúng trọng tâm chủ đề bài viết: Phần nội dung cần xoay quanh chủ đề chính, tránh lan man, dài dòng.
- Cách diễn đạt: giọng văn bài content càng gần gũi, thoải mái bao nhiêu càng dễ thu hút độc giả bấy nhiêu
- Rõ ràng. Bạn nên trình bày bài content rõ ràng nhất có thể, đừng khiến người đọc phải mất thời gian đoán ý chính của cả bài.
Chất lượng content thật sự rất quan trọng. Nếu bạn không tạo ra content chất lượng, bạn sẽ vô tình đánh mất lòng tin nơi người đọc cũng như khách hàng của mình.
6/ Thiết lập Authority
Thiết lập Authority có lẽ là bước khó khăn nhất trong toàn bộ bài viết này. Ai cũng đều muốn xây dựng authority cho website của mình nhưng cách thực hiện lại không đơn giản chút nào.
Một trong những trở ngại lớn nhất đối với việc xây dựng authority là chúng ta không thể định nghĩa chính xác authority là gì.
Hầu hết chúng ta đều hiểu authority đề cập đến tính chuyên sâu của một bài viết. Khi đọc một bài báo, bạn dễ dàng nhận ra nó có tính chuyên sâu hay không, nhưng lại không rõ ràng ề các tính năng cụ thể đặc trưng cho nội dung trong bài báo đó.
Tôi hy vọng sẽ làm sáng tỏ điều này với ba sự thật sau đây về tính authority. Hiểu từng sự thật này sẽ giúp bạn tạo ra nội dung được tối ưu hóa có tính chuyên sâu tốt hơn.
Tốn rất nhiều thời gian
Tôi đã từng nghe nói việc xây dựng authority cho bài viết được ví như một cuộc thi chạy marathon. Bạn không dễ gì có được authority chỉ sau vài bài báo đâu mà có khi phải viết đến hàng trăm bài mới có được đấy.
Nghĩa là, bạn phải cố tình tạo ra phần content vừa sâu vừa rộng.
- Độ sâu của bài content: Tạo các bài viết chi tiết, chuyên sâu.
- Độ rộng: Guest Blog trên các trang web có thẩm quyền cao khác.
Sau một thời gian ngắn, biết đâu trình sáng tạo content của bạn sẽ được nâng lên một tầm cao mới. Chỉ cần kiên nhẫn là được.
Cần tác giả có kiến thức chuyên sâu
Để thiết lập tính authority trong bài content, trước hết, bạn phải thật sự hiểu sâu về lĩnh vực mình đang hoạt động
Cụ thể, nếu viết về SEO, thì bạn phải đảm bảo mình đã từng làm qua các dự án SEO. Tương tự vậy, nếu viết về Marketing, thì bạn đã phải từng tham gia vào các chiến dịch Marketing trong thực tế.
Nếu người đọc am hiểu về chủ đề bạn đang viết, họ có thể nói được ngay content của bạn có tính chuyên sâu hay không.
Nguồn trích dẫn đáng tin cậy
Bạn không thể thiết lập authority cho một bài content chỉ toàn bao gồm ý kiến cá nhân của mình; mà thay vào đó, bạn cần đan xen thêm các trích dẫn từ những nguồn xác thực khác..
Nguồn trích dẫn là bước tiêu chuẩn trong văn bản học thuật. Trích dẫn cung cấp bằng chứng cho lập luận của bạn và tạo thêm uy tín cho bài content.
Dưới đây là gợi ý một số nguồn trích dẫn đáng tin cậy cho bài content:
- Dữ liệu điều tra dân số
- Nghiên cứu y khoa
- Dữ liệu tội phạm
- Khảo sát người tiêu dùng
- Phỏng vấn các cơ quan có liên quan
- Dữ liệu kinh tế
Là một nhà tiếp thị nội dung, bạn nên tìm hiểu thêm về các trang web hoặc tạp chí khác trong ngành cung cấp nội dung có tính chuyên môn cao.
Ngoài ra, cũng có một số tính năng bổ trợ giúp thiết lập authority cho content. Một trong số đó là các lượt chia sẻ và bình luận trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, bạn không thể tự động hóa lấy hàng ngàn lượt chia sẻ để mình chứng cho bài viết của mình – nên nhớ đây chỉ là yếu tố phụ của 1 content chuyên sâu.
6/ Tạo CTA (Call-To-Action)
Mục tiêu cuối cùng của Content là dẫn dắt người dùng đến phần cuối cùng của phễu Marketing – phần Chuyển đổi
Một bài content được tối ưu hóa hoàn hảo là khi nó có khả năng định hướng hành động cho người dùng, nghĩa là qua từng phần của bài viết, người dùng biết phải làm gì tiếp theo.
Để làm được điều đó, bạn cần biết cách mời gọi người dùng tham gia vào quá trình chuyển đổi thông qua các hình thức sau::
- Tạo CTA (lời mời gọi hành động) trong phần nội dung bài viết.
- Sử dụng cửa sổ pop-up nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi.
- Đặt CTAs vào cột sidebar trong bài blog.
- Tạo tiêu đề CTA ấn tượng nhằm thu hút khả năng chuyển đổi
Xây dựng hoàn chỉnh phần content có nghĩa là bạn đạt được mục tiêu của mình và cách duy nhất để đạt được mục tiêu đó là đạt được một tỷ lệ chuyển đổi khả quan.
7/ Tối ưu hóa tương tác với hình thức Visuals
Tối ưu hóa nội dung của bạn bằng thức visuals chẳng hạn như hình ảnh hoặc video sẽ có tác động rất lớn đến quyết định tương tác và cả quyết định mua hàng nơi khách hàng.
Tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy qua các con số thống kê sau đây:
- Các bài viết có hình ảnh nhận được tổng số lượt xem nhiều hơn 94%.
- Thông cáo báo chí có ảnh / video có nhiều lượt xem hơn 45%.
- 67% người tiêu dùng nói rằng chất lượng của hình ảnh sản phẩm rất quan trọng trong việc lựa chọn và mua sản phẩm.
Khi bạn thêm hình ảnh vào nội dung của mình, hãy đảm bảo các yếu tố sau:
- Hình ảnh hoặc video phù hợp với phần nội dung.
- Hình ảnh bổ sung giá trị thiết thực cho phần nội dung.
- Hình ảnh không làm chậm thời gian tải mà vẫn duy trì chất lượng bài viết.
- Hình ảnh được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm và các trang xã hội.
Lời kết:
Tóm lại, Content hay nói thay nước bọt hay Content is King vẫn luôn là những nhận xét đúng đắn, nhất là ở thời buổi Digital Marketing phát triển chóng mặt như hiện nay!
Bạn đã sử dụng Content Marketing để tối ưu quy trình thu hút, nuôi dưỡng & chăm sóc để biến một người xa lạ thành khách hàng thân thiết của mình như thế nào? Điều gì mà bạn tâm đắc nhất khi thực hiện chiến lược Content của mình?
Hay bạn có gặp khó khăn gì trong việc áp dụng cách viết content hay không?
Hãy chia sẻ với tôi nhé!
Chúc bạn một ngày tốt lành!
Có thể bạn quan tâm:
>Nếu bạn cảm thấy hơi “ngộp” và muốn có một lộ trình bài bản thì có thể đồng hành cùng tôi ở khóa học online đào tạo SEO Mastermind nhé!
Bài viết liên quan:
Nghiên cứu content vs SEO |
Topic Cluster |
- Hướng dẫn nhà bán sử dụng tính năng “Chế độ nghỉ lễ” trên Lazada
- Bật mí phương pháp giúp bé học tiếng Anh bằng màu sắc đơn giản, hiệu quả
- Bật mí cách đăng bài chuẩn Seo trên Sendo thu nghìn đơn mỗi ngày
- Điều khoản – điều kiện khi nhà bán chạy chiến dịch quảng cáo Tiki Ads
- Hướng dẫn tính năng bán hàng với số lượng lớn cho người bán trên Sendo