Bạn đang sở hữu cho mình một hay nhiều website bán hàng, tuy nhiên trong quá trình vận hành, nó lại không hề chuyển đổi một lượt truy cập nào thành đơn hàng?
Chính vì vậy bạn luôn đặt cho mình các câu hỏi:
- Lý do thực sự website không thể chuyển đổi nằm ở đâu?
- Và cách nào để cải thiện tình trạng website hiện tại?
Nếu như bạn đang tìm đáp án chính xác cho những câu hỏi trên, thì bạn đã đến đúng nơi rồi đấy.
Nội dung tôi đề cập sau đây sẽ nói về lý do và cách bạn có thể áp dụng nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi của website.
Tìm hiểu và cải thiện tình trạng website hiện tại của bạn ngay nào!
6 lý do phổ biến nhất khiến website không thể chuyển đổi
Chắc rằng bạn đang cảm thấy mọi thứ dường như trở nên khó khăn vì tỷ lệ chuyển đổi website bạn vẫn đứng đó, không hề có biến chuyển gì.
Bây giờ chúng ta, hãy bắt đầu từng chút một để tìm ra lý do thực sự bạn đang gặp phải.
Tôi sẽ chia ra hai tình huống cụ thể để bạn dễ theo dõi.
Tình huống thứ nhất: Website bạn mới được đưa vào hoạt động và nó không chuyển đổi
Không sao cả, vì website bạn chỉ mới bắt đầu hoạt động mà thôi, tỷ lệ thành công vẫn rất cao.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý vấn đề sau, để website chuyển đổi, nó phải đạt xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm của Google.
Vậy làm cách nào để website đạt được thứ hạng cao trên Google?
Nó sẽ bao gồm rất nhiều việc cần bạn thực hiện như: xây dựng nội dung, nhắm mục tiêu từ khóa chính xác, liên kết ngược có giá trị và quan trọng nhất là thời gian.
Tôi khuyên bạn, để website đạt được vị trí TOP trên Google nhanh và bền vững đầu tiên bạn nên thực hiện chiến dịch tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).
Tôi sẽ đề cập nhiều hơn về SEO trong nội dung tiếp theo.
Đề xuất dành cho bạn: Để website tăng tỷ lệ chuyển đổi toàn diện bạn nên sử dụng dịch vụ SEO trọn gói từ một đơn vị SEO chuyên nghiệp.
Tình huống thứ hai: Trang web của bạn hoạt động một thời gian và nó không chuyển đổi
Nếu website của bạn đang gặp vấn đề này, có lẽ nó sẽ phức tạp hơn một chút so với bạn bắt đầu với một trang web mới.
Có thể website bạn đang gặp một số vấn đề sau:
1. Không sử dụng SEO
Bạn tạo một trang web và không thực hiện một chiến dịch SEO nào, tôi không chắc rằng website của bạn sẽ lên được TOP Google. Điều này cũng giống như, các kết quả tìm kiếm về website của bạn không khác hơn một điểm trên bản đồ hướng dẫn.
Một điều bạn cần lưu ý, SEO là quá trình giúp cải thiện trang web cũng như tăng khả năng xếp hạng website trên các công cụ tìm kiếm.
Vậy tại sao bạn lại không sử dụng chiến dịch SEO?
Đề xuất của tôi dành cho bạn: Hãy thực hiện chiến dịch SEO với công ty cung cấp dịch vụ SEO chuyên nghiệp.
2. Không sử dụng CTA
CTA – Kêu gọi hành động, là yếu tố khuyến khích người dùng thực hiện bước tiếp theo trong hàng trình mua hàng. Tùy thuộc vào từng ngành, CTA có thể là một lời kêu gọi liên lạc, đăng ký email hoặc kêu gọi mua ngay bây giờ!
Bất kể sự khác nhau của từng ngành, CTA là một yếu tố không thể thiếu để hướng dẫn người dùng thực hiện các chuyển đổi.
CTA không chỉ quan trọng, mà còn quyết định quá trình mua hàng của khách hàng.
Hãy chắc chắn rằng website của bạn có CTA nhé!
Lời khuyên của tôi dành cho bạn: Nên triển khai một số CTA với số lượng, vị trí thích hợp, đừng cung cấp quá nhiều trên website vì nó sẽ làm người truy cập cảm thấy khó chịu đấy.
3. Không có tính năng giỏ hàng ảo
Nếu bạn đang sở hữu một website thương mại và đã làm tốt với các lời kêu gọi – CTA. Thì bây giờ, hãy kiểm tra lại website một lần nữa xem bạn đã đơn giản hóa quá trình mua hàng cho người dùng chưa.
Nếu chưa, việc này rất đơn giản, bạn có thể thêm một tính năng giỏ hàng ảo để người dùng có thể có nhiều lựa chọn và có thể kiểm tra lại bằng trực giác của họ. Điều này sẽ giúp website chuyển đổi tốt hơn đấy.
4. Cung cấp cho người dùng quá nhiều sự lựa chọn
Một lý do khác rất nhiều doanh nghiệp mắc phải và có thể bạn không ngoại lệ, đó là cung cấp đến người dùng quá nhiều sự lựa chọn. Điều này sẽ làm người dùng bị choáng ngợp, hay còn được gọi là “liệt phân tích” và không thể đưa ra bất kỳ lựa chọn nào – đó là trường hợp xấu nhất đối với một trang web.
Đối với trường này, đề xuất của tôi dành cho bạn là: Bắt đầu lướt qua tất cả các trang web của bạn và đảm bảo rằng bạn có một lời kêu gọi hành động rõ ràng.
5. Không làm nổi bật giá trị sản phẩm
Trước khi người dùng quyết định mua một sản phẩm/dịch vụ, họ muốn chắc chắn rằng nó sẽ mang đến giá trị thật sự họ đang cần. Rất đơn giản để thực hiện tốt điều này, bạn hãy cung cấp ngay lập tức và làm nổi bật các giá trị sản phẩm mang đến cho họ.
Ví dụ: Bạn đang muốn bán một chiếc khăn, hãy nói về giá trị của chiếc khăn đó. Nó khô nhanh, thấm hút tốt, chất liệu mềm, thân thiện với da, và an toàn cho người dùng kể cả da em bé, kích thước lớn có thể choàng cơ thể,… Nếu như bạn không cung cấp các giá trị đó cho người dùng, có thể họ sẽ ít mua sản phẩm.
Lời khuyên tôi dành cho bạn: Hãy nói về các đặc điểm độc đáo của sản phẩm,trả lời tốt các câu hỏi:
- Điều gì làm cho sản phẩm trở nên độc đáo đến người dùng?
- Sản phẩm của bạn đáp ứng được những gì từ yêu cầu của người tiêu dùng
- Điều gì làm cho sản phẩm của bạn trở nên tốt và khách hàng nên quyết định sử dụng sản phẩm của bạn chứ không phải của ai khác?
6. Website không thân thiện với thiết bị di động
Hơn một nửa lượng truy cập được diễn ra trên các thiết bị di động, chính xác là 52%, điều này có nghĩa là để tăng trải nghiệm người dùng website của bạn phải đảm bảo thân thiện với các thiết bị di động.
Có nghĩa là các yếu tố trên trang web như: Hình ảnh, menu, nội dung và biểu mẫu phản hồi phải tương thích trên các thiết bị điện thoại thông minh như trên máy tính.
Nó sẽ càng trở nên đặc biệt quan trọng hơn khi website bạn sở hữu là trang thương mại điện tử.
Bạn hãy tưởng tượng, khi khách hàng chuẩn bị thực hiện bước chuyển đổi cuối cùng. Đó là thanh toán, họ muốn thanh toán qua thẻ tín dụng và diễn ra trên chiếc điện thoại thông minh, nhưng website lại không thân thiện mấy với chiếc điện thoại ấy. Tất nhiên, nó sẽ khiến vị khách của bạn không được thoải mái cho lắm hoặc tệ nhất họ không muốn mua sản phẩm của bạn nữa. Đó sẽ là một điều đáng tiếc.
Chính vì vậy tôi khuyên bạn: Hãy làm việc với đơn vị thiết kế trang web, để đảm bảo trang web của bạn thân thiện với các thiết bị di động.
7 lời khuyên từ các chuyên gia khi website không chuyển đổi
Lời khuyên thứ nhất: Hãy nhìn vào bức tranh thị trường rộng lớn
Nghe có vẻ khó hiểu, tuy nhiên quá trình thực hiện lại rất đơn giản.
Đầu tiên bạn cần tập trung trả lời câu hỏi: Tại sao khách hàng truy cập nhưng không chuyển đổi?
Gợi ý dành cho bạn, câu trả lời thường xuất phát từ nghiên cứu cốt lõi trong lĩnh vực kinh doanh dựa trên các yếu tố:
- Hiểu được các nội dung khách truy cập và ý định tìm kiếm khác nhau liên quan.
- Xác định các trải nghiệm của người dùng từ sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
- Thu thập và hiểu được các phản hồi tích cực, phản hồi tiêu cực từ người dùng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ.
Sau khi tìm được câu trả lời, tiếp theo là xây dựng thương hiệu và hình ảnh hoàn thiện hơn. Bạn có biết, khoảnh khắc đầu tiên rất quan trọng, đó cũng là điểm mà khách hàng quyết định mua hay không mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ bạn.
Vì vậy, hãy xác định đúng ấn tượng nào bạn muốn trình bày, tạo nên sự đồng cảm và gắn kết với các vị khách. Xây dựng nên một bản đồ hành trình chính xác, nắm bắt khoảnh khắc thật sự của họ và cung cấp nội dung phù hợp đúng thời điểm.
Nghe có vẻ như rất nhiều công việc, nhưng nếu như bạn đi đúng đường thì nó sẽ không mất nhiều thời gian.
Sau đó bắt đầu lập kế hoạch kiểm tra A/B dựa trên kiến thức và sự hiểu biết bạn có từ nghiên cứu. Khi thử nghiệm A/B, bạn sẽ nhanh chóng bắt đầu hiểu những gì khách truy cập và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ họ.
Lời khuyên thứ hai: Tìm hiểu về khách hàng của bạn
1. Hiểu thị trường
Bạn hãy thật sự quan tâm đến những gì thị trường cần ở bạn.
- Không phải những gì bạn muốn cung cấp.
- Không phải những gì bạn nghĩ rằng người dùng cần.
- Không phải những gì doanh nghiệp bạn muốn thể hiện.
- Không phải những gì tự doanh nghiệp bạn nói rằng cần phải cung cấp.
Mà là: Điều gì – Thị trường – Của bạn – Thật sự – Cần.
Chuyển đổi tất cả thành sự ham muốn. Điều này có nghĩa là, nếu bạn muốn khách hàng tham gia một cái gì đó (hành động click vào nút đăng ký, cung cấp cho bạn thông tin email của họ,…) thì bạn cần phải đưa cho họ thứ gì đó họ muốn nhận được.
Khách hàng sẽ không đăng ký nhận một email nào đó của bạn, chỉ vì bạn nghĩ đó là điều thú vị. Cần phải có một lý do thuyết phục để khách hàng có thể tin tưởng và chuyển từ một người xa lạ thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp bạn.
Và để tạo nên lý do đó, bạn phải chú ý đến thị trường đang cần gì.
Cách tốt nhất để cải thiện CRO là lắng nghe thị trường của bạn. Thay vì cố điều khiển và áp đặt những gì bạn muốn hoặc nghĩ rằng mọi người quan tâm, thì điều bạn cần cho người dùng thấy rằng doanh nghiệp bạn là giải pháp cho vấn đề họ gặp phải (sử dụng ngôn ngữ và mong muốn của người dùng – KHÔNG PHẢI LÀ CỦA BẠN).
2. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Có rất nhiều sai lầm các doanh nghiệp hiện nay đang mắc phải là: Họ quên rằng đằng sau mỗi website là một người khác đang tương tác. Không phải là robot, mà là một CON NGƯỜI THẬT SỰ.
Vì vậy để làm tốt việc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi là hình thành nên mối qua hệ thân thiết với người dùng. Điều này, cần một quá trình chuyển đổi, nó sẽ diễn ra như sau:
Biết website của bạn – Biết chính mình
Tìm hiểu về website hay sản phẩm của bạn từ trong ra ngoài. Hiểu được điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng của khách hàng và các vấn đề khác. Vì bạn không thể ‘bán’ thứ gì đó mà không biết bất cứ điều gì về sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Biết người dùng của bạn – Biết bạn của bạn
Hãy suy nghĩ về người dùng như một người bạn của bạn. Cố gắng hiểu và đối xử với khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của họ.
- Làm thế nào để họ hành động theo hành trình khách hàng của bạn?
- Nỗi đau của họ là gì?
- Điều gì sẽ làm hành trình khách hàng của doanh nghiệp bạn diễn ra dễ dàng hơn đối với họ?
- Họ có tin tưởng bạn không?
Đầu tư cải tiến liên tục – Xây dựng mối quan hệ lâu dài
Chuyển đổi một lần không mang đến cho doanh nghiệp bạn chiến thắng lâu dài. Hãy chắc chắn rằng bạn vẫn giữ liên lạc tốt với khách hàng. Vì tất cả cách bạn đối xử với mọi người xung quanh là cách họ sẽ đối xử lại với bạn theo cùng một cách.
3. Trò chuyện với khách hàng của bạn
Việc trò chuyện với khách hàng sẽ cho doanh nghiệp bạn câu trả lời rõ ràng về:
- Họ đang thực sự cần gì từ bạn?
- Những gì họ đang tìm kiếm?
- Trở ngại gì khi họ tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ từ bạn?
- …
Từ đó bạn có thể tiến thêm một bước đến sự thành công. Tất nhiên để đạt được hiệu quả tối ưu, bạn cần có một quy trình thực tế. Chính vì vậy, hãy đặt mục tiêu hợp lý cho mỗi tuần bạn có thể trò chuyện với bao nhiêu khách hàng và sắp xếp lịch giải quyết, thương lượng với những khách hàng tiềm năng cũ đang chờ bạn.
Nhớ ghi lại các cuộc hội thoại (với sự cho phép của họ) để bạn có thể xem lại, ghi chú và lắng nghe cách họ nói về nỗi đau và những gì họ tìm kiếm. Tất cả những nỗ lực tối ưu hóa chuyển đổi bạn nên xây dựng từ những cuộc trò chuyện này.
4. Thực hiện phương pháp 1-2-1 nghiên cứu người dùng
Việc doanh nghiệp bạn cần phải làm là không bao giờ dừng ở câu hỏi “Tại sao?”, sau đó sử dụng nghiên cứu để tìm ra câu trả lời.
Hãy bắt đầu với từng dữ liệu, CRO sẽ cung cấp rất nhiều dữ liệu, giúp bạn tìm được những gì có và không hoạt động, mở ra nhiều cơ hội để cải thiện.
Điều này có nghĩa là bạn phải luôn hỏi và tìm câu trả lời để tạo ra các kịch bản thử nghiệm. Đó là một bước bổ sung, nhưng nó sẽ cho phép bạn giải định trước và nhận được câu trả lời từ khách hàng.
Nên nhớ, hãy lấy khách hàng làm trung tâm – cách đạt 100% hiệu quả. Dành thời gian 1-1 với khách hàng, giúp bạn khám phá các cơ hội tăng trưởng chiến dịch dài hạn, bạn có thể tham khảo các ví dụ sau để rõ hơn:
- Xác định sự khác biệt tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp bạn.
- Nắm bắt cơ hội từ khách hàng dành cho bạn, cải thiện chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Xây dựng, phát triển ý tưởng từ những gì nhận được ở khách hàng nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
- Đánh giá được đối thủ, từ đó thúc đẩy kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp.
Lời khuyên thứ ba: Tập trung vào sự rõ ràng và dễ dàng
Đây là việc tưởng chừng đơn giản, nhưng hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp không thực hiện được, kéo theo đó là kết quả chuyển đổi dần thấp xuống hoặc không có bất kỳ sự chuyển đổi nào.
Vì vậy để tăng hiệu quả chiến lược, tỷ lệ chuyển đổi,… điều bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải làm là, hãy rõ ràng về những gì cung cấp, giá trị mang đến, hành động kêu gọi khách hàng; cho dù đó là việc tải xuống, thử nghiệm miễn phí hay đăng ký gì đó,…
Song song với đó, bạn hãy đơn giản quá trình sử dụng của khách hàng. Cụ thể là landing page, giữ nó đơn giản và khách hàng có thể dễ dàng thực hiện các thao tác tìm hiểu và mua hàng.
Một vài điều bạn có thể áp dụng:
- Tập trung vào một mục tiêu người dùng trên mỗi page.
- Loại bỏ các khiến cạnh khiến người dùng mất tập trung thực hiện hành động bạn mong muốn
- Loại bỏ các bước không cần thiết trong hành trình mua hàng. Nếu như hành trình mua hàng của doanh nghiệp bạn có quá nhiều bước sẽ làm tăng khả năng người dùng từ bỏ.
Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng, để bạn tối ưu hóa mục tiêu, kết quả.
Lời khuyên thứ tư: Tối ưu hóa và kiểm tra nội dung
Đầu tiên: Luôn luôn nghiên cứu người dùng trước khi chạy thử nghiệm. Bạn càng kiểm tra, sẽ thu thập được nhiều thông tin hơn về những gì hoạt động và những gì không. Làm điều này nhiều lần. Các thông tin bạn có thể thu thập được trên email, landing page, quảng cáo – bất cứ thứ gì mang lại phản hồi.
Thứ hai: Cải thiện nội dung trước khi thiết kế. Tất nhiên, quá trình này cần có thời gian. Vì vậy, bạn cần phải siêng năng và kiên định, kiên nhẫn. Hãy yên tâm, nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp.
Lời khuyên thứ năm: Nhấn mạnh giá trị và uy tín
Chìa khóa để chiếm được lòng tin của khách hàng chính là giá trị bạn và uy tín bạn mang đến cho họ. Nó được thành lập bằng cách bạn thể hiện sự trung thực và năng lực.
Mẹo để đạt được sự tín nhiệm của khách hàng đó là:
- Thực hiện hàng vi kinh doanh chính đáng, không vi phạm pháp luật, luôn đặt cái tâm lên hàng đầu.
- Luôn hành động dựa trên lợi ích của khách hàng.
Lời khuyên thứ sáu: Nghiên cứu và thử nghiệm
Trong quá trình tối ưu hóa chuyển đổi, 80% nghiên cứu và 20% thử nghiệm. Chính vì vậy bạn cần dành nhiều thời gian và năng lượng để thực hai quá trình này.
Bạn nên, chỉ nghiên cứu đối tượng và trang web cụ thể để xác định các vấn đề cụ thể. Một khi bạn hiểu vấn đề là gì và mức độ nghiêm trọng của từng vấn đề, bây giờ bạn có thể lên kế hoạch cho hành trình thử nghiệm của mình. Mục tiêu cho các thử nghiệm là cố gắng giải quyết các vấn đề bạn đã xác định, không thử những điều ngẫu nhiên.
Lời khuyên thứ bảy: Hợp tác
Hãy cùng thực hiện theo hình thức đội nhóm. Một nhóm với những đồng nghiệp hiểu ý nhau và có các kiến thức chuyên sâu sẽ giúp bạn có được những lời khuyên, chia sẻ thúc đẩy quản lý chiến lược CRO tổng thể hiệu quả.
Kết luận
Bạn đã tìm được lý do website không thể chuyển đổi rồi đúng không nào?
Hãy bắt đầu hành động và cải thiện tình trạng của bạn ngay bây giờ, đừng lãng phí thời gian của mình nữa, đã đến lúc bạn cần làm một điều gì đó để vực dậy doanh nghiệp của mình.
Qua bài chia sẻ trên của tôi mong rằng bạn sẽ có được nhiều thông tin bổ ích và tìm cho mình câu trả lời chính xác.
Ngoài ra, bạn có thắc mắc hay cần hỗ trợ gì, hãy liên hệ ngay với Hoc11.vn SEO tại: https://gtvseo.com/dich-vu-tang-ty-le-chuyen-doi/
Chúc bạn thành công!
Đọc tiếp:
- Cách cải thiện tỷ lệ chuyển đổi đơn giản chỉ với 4 thay đổi nhỏ
- Tỉ lệ chuyển đổi lý tưởng là bao nhiêu? Giải đáp 3 câu hỏi thường gặp
- Cách giới thiệu quê hương bằng tiếng Anh hay mà bạn không thể bỏ qua
- ID đơn hàng Shopee là gì? Những tác dụng của ID đơn hàng Shopee
- Phương pháp luyện thi và thứ tự làm bài Reading Ielts cực chuẩn
- Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến chương trình của Shop trên Shopee
- CHATBOX LÀ GÌ 【HOC11】 ? Tại Sao Phải Sử Dụng Chatbox Cho FANPAGE Cửa Hàng