Trong Marketing, Instagram là một nền tảng xã hội có giúp tăng khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu, và đem đến cho bạn cơ hội xây dựng, phát triển thương hiệu. Vậy bạn đã biết cách tăng follow Instagram cho thương hiệu mình?
Trên thực tế, có tới hơn 500 triệu người dùng truy cập Instagram hàng ngày, biến nó trở thành một trong những mạng xã hội có tốc độ phát triển người dùng nhanh nhất trong thời đại công nghiệp 4.0.
Nhưng tất nhiên, có bột mới gột nên hồ. Muốn tiếp cận với lượng khách hàng vô cùng tiềm năng kia, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng và chiến thuật thông minh.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn 13 bí kíp giúp tăng lượng follower (người theo dõi trang Instagram của bạn) trên Instagram, và nâng cao sự gắn kết của người dùng với trang Instagram của bạn.
Tham khảo thêm một loạt các bài viết khác về các nền tảng quảng cáo như Facebook, Instagram, Google Ads hay Zalo:
- 14 Mẹo Tăng Tương Tác Trên Facebook Hiệu Quả 100%
- 5 Bí kíp hữu ích khi chạy quảng cáo Facebook
- Mọi điều cần biết về quảng cáo Instagram
- Hướng dẫn chạy quảng cáo Google Adwords
- Hướng dẫn chạy quảng cáo Zalo
- Hướng Dẫn Bán Hàng trên Zalo, Tạo Gian Hàng Miễn Phí
- Tất tần tật về quảng cáo Pinterest Ads
- Kiến thức cơ bản về Display Advertising
- Các mẹo kiếm tiền trên Online với Google Adsense
- Quảng cáo Google Display Network hoạt động như nào?
Làm thế nào để tăng follow Instagram lên con số trong mơ?
13 bí kíp, hiệu quả dưới đây sẽ là trợ thủ đắc lực giúp lượng follower trong Intagram của bạn sẽ đạt được con số trong mơ:
Hãy đi sâu vào tìm hiểu từng chiến thuật một nhé!
1. Sử dụng hashtag một cách hiệu quả để tăng follow Instagram
Mục tiêu của bạn khi xây dựng chiến dịch truyền thông trên Instagram không chỉ dừng ở việc tăng càng nhiều lượng follower càng tốt, mà còn ở việc duy trì sự gắn kết với những khách hàng cũ (những người dùng đã follow trang Insta của bạn). Đăng các post có nôi dung mới lạ, độc đáo và thú vị chính là ưu tiên số một.
Nhưng một khi bạn đã phát triển kênh Instagram của mình đến một mức độ lớn nhất định (với số lượng bài post tương đối nhiều), việc gắn các thẻ hashtag cho mỗi bức ảnh là hết sức cần thiết. Hashtag giúp người dùng có thể dễ dàng tìm ảnh với nội dung nhất định trên Insta. Chính vì lẽ đó, Hashtag chính là một trong những mẹo quan trọng bậc nhất để bạn có thể tăng follow Instagram của mình.
Vậy bạn nên sử dụng những thẻ hashtag như thế nào?
Giống như trên Facebook và Twitter, người dùng Instagram thường có xu hướng sử dụng một số những hashtag nhiều hơn so với phần còn lại. Nếu bạn gắn đúng thẻ hashtag, cơ hội để bạn tiếp cận với những người dùng mới, và cải thiện sự gắn kết với các follower cũ là rất lớn.
Đây là top 20 hashtag được dùng nhiều nhất trên Instagram, theo Websta:
1. #love (1,271,692,015)
2. #instagood (742,795,562)
3. #photooftheday (507,358,504)
4. #fashion (487,010,088)
5. #beautiful (463,668,566)
6. #happy (427,528,663)
7. #cute (418,686,470)
8. #like4like (417,887,839)
9. #tbt (413,049,020)
10. #followme (392,011,012)
11. #picoftheday (380,504,677)
12. #follow (371,102,705)
13. #me (348,193,980)
14. #art (343,874,151)
15. #selfie (337,204,715)
16. #summer (324,498,110)
17. #instadaily (323,307,593)
18. #repost (309,603,537)
19. #friends (307,567,075)
20. #nature (303,040,276)
Sử dụng hashtag là một chuyện, nhưng làm sao để gắn đúng thẻ hashtag là một chuyện hoàn toàn khác.
Những tag có lượt tìm kiếm nhiều nhất trong danh sách trên có thể giúp bạn tăng lượt like, lượt comment trong khoảng thời gian ngắn, nhưng để phát triển số lượng follower trên một khoảng thời gian dài, bạn cần nhiều hơn thế.
>>> Sử dụng Hashtag hiệu quả
Để gắn đúng thẻ hashtag, bạn cần tìm và sử dụng hashtag có nội dung liên quan. Điều này có nghĩa, bạn cần một công cụ hỗ trợ đắc lực để vừa tìm các hashtag phù hợp, lại vừa đảm bảo các thẻ này có lượt tìm kiếm ổn định trên Instagram.
>>> 5 Lý Do Nên Chạy Quảng Cáo Instagram
Bạn có thể sử dụng một số các công cụ hoàn toàn miễn phí như IconoSquare hay Websta.
Ví dụ, bạn có thể sử dụng Websta để tìm các hashtag phổ biến, có nội dung phù hợp với post của bạn. Trong trường hợp bạn tìm kiếm các keyword có liên quan tới thời trang dành cho nam giới (#mensfashion), công cụ này sẽ trả về các hashtag được sắp xếp dựa theo mức độ phổ biến (popularity).
Bạn còn có thể tìm các hashtag phổ biến và có nội dung liên quan tới bài post trực tiếp trên Instagram. Thường các hashtag này đều là những mô tả về đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp bạn đang cung cấp.
Lưu ý, Instagram chỉ cho phép bạn gắn tối đa 30 hashtag cho một post. Mà các từ khóa phổ biến thì thay đổi theo thời gian. Chính vì thế, bạn nên thường xuyên cập nhật thư viện hashtag của mình để tìm được những thẻ tag phù hợp nhất.
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu và “cướp” các từ khóa từ đối thủ, hoặc từ các tài khoản Insta có liên quan để có thể hình thành và phát triển ý tưởng keyword cho bản thân mình.
Tip #1: Thường khi hình thành ý tưởng cho hashtag Instagram, bạn nên thử khảo sát những hashtag phổ biến nhất và xem trong đó có những hashtag nào có liên quan tới sản phẩm / dịch vụ bạn đang cung cấp. Nhóm chúng lại thành từng phân mục khác nhau. Trong mỗi phân mục, bạn list ra khoảng 15 – 20 hashtag, và lọc ra thành 5 – 10 hashtag bạn thường sử dụng khi post bài thật trên Insta. Ở phân mục cuối, bạn nên chú ý gắn thẻ địa lý để có thể tiếp cận nhóm khách hàng cụ thể.
Ví dụ:
Phân mục 1: (Hashtag về brand)
#mybrandname #mensfashion #mensaccessories #mensgoods #fashion #mensstyle #instafashion #menswear
Phân mục 2: (Hashtag về sản phẩm cụ thể)
#bugatchisocks #happysocks #corgisocks #socks #sockswag #socksoftheday #sockgame #sockswagg #socksofinstagram #happysockday #sockwars #funsocks #happysockday
Phân mục 3: (Hashtag về địa điểm/vị trí địa lý)
#Hanoi #HanoiFashion #Saigon
Khi lựa chọn hashtag, bạn nên lưu chúng lại để thuận tiện trong việc sử dụng ở những post sau này.
Tip #2: Bạn cảm giác các bài post trên Instagram trước đây chưa đạt được hiệu quả như mong muốn? Bạn chỉ cần quay trở lại các post đó, thả bình luận là những hashtag mới, và chờ đợi một rừng like, comment từ các follower.
>>> 15 Cách Tăng Like Fanpage Facebook “Xịn” ; 20 Mẹo miễn phí tăng lượt xem Youtube của bạn ; Có nên mua follow Instagram hay không? ; Marketing trên Facebook hay Instagram tốt hơn
Sử dụng hashtag trong Stories
Hashtag trên các post Instagram là bắt buộc, nhưng đừng quên gắn các thẻ tag trên Strories để tăng cơ hội tiếp cận khách hàng.
Bạn có thể sử dụng tính năng Hashtag Stickers (ở menu Stickers khi bạn tạo story trên Insta), hoặc có thể gắn hashtag trực tiếp lên Stories.
Giờ đây, các stories của bạn không chỉ được theo dõi bởi các follower, mà còn có cơ hội được tiếp cận bởi những người dùng mới, có thói quen lướt Insta thông thường.
2. Dùng filter chuẩn khi up ảnh để tăng follower Instagram
Hashtag không phải là yếu tố duy nhất khách hàng chú ý khi lướt một bài post trên Instagram, nhân vật chính ở đây chính là các bức ảnh. Rõ ràng, cộng đồng người dùng Insta ưa chuộng những tấm ảnh bắt mắt, “đẹp lồng lộn”, đã qua chỉnh sửa bởi các filter. Filter ngày càng nắm giữ vai trò then chốt trong việc xây dựng và phát triển mối gắn kết giữa chúng ta với những người dùng Instagram.
Dưới đây là top 10 các filter hot nhất hiện nay trên Instagram, theo Iconosquare:
1. Normal (No Filter)
2. Clarendon
3. Juno
4. Lark
5. Ludwig
6. Gingham
7. Valencia
8. X-Pro II
9. Lo-fi
10. Amaro
Theo nghiên cứu của TrackMaven, các filter như Mayfair, Hefe và Ludge thu hút nhiều nhất sự chú ý từ những người dùng Instagram.
Nhưng có lẽ, điều quan trọng hơn với bạn lúc này là sự chú ý của đối tượng khách hàng trọng tâm, chứ không phải đại tổng thể toàn bộ người dùng Insta. Hãy để ý mối quan hệ giữa hành vi của khách hàng, với việc sử dụng filter trong các bài post của bạn.
Sử dụng công cụ Iconosquare để lần ra filter nào thu hút sự chú ý và chuyển đổi thành hành vi mua hàng nhất từ follower trên Instagram của bạn.
3. Post bài đúng thời điểm
“Giờ vàng” post bài trên Instagram là một yếu tố quan trọng khác giúp làm tăng khả năng khách hàng tiếp cận bài của bạn, đồng thời tăng follow Instagram của bạn một cách nhanh chóng.
Chiến thuật ở đây là phân tích và tìm xem thời gian nào trong ngày mà bạn post bài đạt hiệu quả / không đạt hiệu quả cao nhất. Để tối ưu hóa yếu tố này, sử dụng công cụ của Iconosquare, bạn sẽ tìm thấy mối quan hệ giữa thời gian post bài liên quen tới hành vi hành vi của người dùng. Bản báo cáo này sẽ chỉ rõ cho bạn thời điểm nào thích hợp nhất để post bài trên Instagram.
Theo ví dụ trong ảnh, các vòng tròn màu nâu thể hiện các hoạt động tương tác của người dùng Instagram trong các khoảng thời gian trong ngày, trong tuần. Vòng tròn càng lớn ứng với thời gian càng phù hợp để post bài.
Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng chính công cụ của Instagram (có trong tài khoản dành cho doanh nghiệp của Instagram), hoàn toàn miễn phí.
Bạn có thể cân nhắc sử dụng các công cụ tổ chức, sắp xếp và lên kế hoạch post bài trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau, trong đó có Instagram. Công cụ này sẽ tự động lựa chọn thời gian post bài tốt nhất, và việc của bạn chỉ là chờ đợi và tận hưởng số follower mới tăng vòn vọt mà thôi!
4. “Cướp” follower từ đối thủ
Một trong những phương thức khôn ngoan để gia tăng lượng follower cho trang Instagram của bạn, đó chính là tìm kiếm họ từ chính những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp bạn. Chắc chắn, các đối tượng khách hàng này chia sẻ mối quan tâm, và sự hứng thú tương đối với sản phẩm của bạn (cũng như việc họ thích thú với sản phẩm của đối thủ vậy).
Làm cách nào để có thể “cướp” các follower từ đối thủ?
Một trong những cách làm hiệu quả đó chính là xây dựng sự gắn kết giữa bạn với nhóm khách hàng nói trên. Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Càng gia tăng các hành vi gắn kết, bạn lại càng kéo khách hàng về gần mình hơn.
Thường thì có ba cách để tiếp cận và gắn kết với một người dùng trên Instagram:
1. Follow tài khoản của họ
2. Like ảnh của họ
3. Comment trong ảnh của họ
(Lưu ý, bạn nên thêm vị trí địa lý cho sản phẩm bạn Marketing trên trang Instagram của mình để tăng thêm tính gắn kết với các nhóm khách hàng trong một khu vực địa lý cụ thể)
Ta có thể thử nghiệm cách tiếp cận này bằng việc follow 100 khách hàng từ những đối thủ cạnh tranh gần nhất. Tiếp đó, ta follow 100 người dùng khác, nhưng dành thời gian để like ảnh của họ. Và cuối cùng, nhóm thứ ba (100 người dùng) ta vừa follow, like ảnh và thả comment trong ảnh của họ.
Kết quả trả về rất thú vị:
1. Chỉ follow: 14% (khách) phản hồi lại.
2. Follow + Like: 22% phản hồi lại.
3. Follow + Like + Comment: 34% phản hồi lại.
Kết quả có thể sai khác trong từng trường hợp cụ thể, nhưng về cơ bản, nếu bạn càng tương tác nhiều với khách hàng, bạn càng có nhiều cơ hội tăng sự gắn kết của mình với họ.
5. Trả tiền cho các Influencer và bài review trên Instagram
Tác động của các influencer (những tài khoản Instagram có tầm ảnh hưởng và tác động lớn tới hành vi của số đông người dùng khác) và các công cụ quảng cáo trên Instagram là không phải bàn cãi về tính hiệu quả trong việc đẩy mạnh sức lan tỏa cho thương hiệu của bạn, giúp tăng follow Instagram hiệu quả.
>>> Tạo Chiến Dịch Quảng Cáo Trên Instagram
Trước hết, bạn cần lưu tâm rằng để thực hiện chiến lược này, bạn cần phải trả một khoản tiền không nhỏ. Nhưng nếu bạn thực hiện thành công, nó đem về hiệu quả lớn.
Việc đầu tiên, bạn nên tìm một danh sách lớn các tài khoản Instagram phù hợp. Ví dụ, nếu bạn bán các sản phẩm mỹ phẩm, hãy thử tìm các tài khoản Instagram đang có hứng thú trong việc tìm kiếm các sản phẩm về mỹ phẩm, hoặc các tài khoản đang follow một influencer có tầm ảnh hưởng về ngành này.
Bạn có thể cần follow các tài khoản này, hoặc không nhất thiết phải theo dõi họ. Cách tốt nhất để thu thập lượng data tài khoản khách hàng lớn đó chính là sử dụng công cụ bổ trợ (như Webstagram), tìm kiếm qua hashtag keyword. Khi sử dụng từ khóa, bạn không chỉ tìm được các từ khóa có liên quan, mà còn “dò” ra được các tài khoản Insta đứng hàng top về lĩnh vực bạn đang tìm kiếm.
Dưới đây là một số khía cạnh bạn cần lưu tâm khi tiến hành chạy ads:
1. Số lượng tài khoản Instagram cần có để thực hiện: 20.000 đến 200.000 tài khoản (cho một tệp khách hàng lớn).
2. Trong profile tài khoản của họ có chứa địa chỉ mail.
Nếu trong profile của người dùng Instagram có chứa địa chỉ mail, có nghĩa họ sẵn lòng nhận quảng cáo từ Instagram.
Thường chi phí quảng cáo trung bình cho một post thường rơi vào khoảng $20 – $50, tùy thuộc vào độ lớn của tệp khách hàng.
Nếu bạn cân nhắc bán sản phẩm mang tính độc đáo mà chưa từng một đối thủ nào có, bạn có thể sử dụng các influencer đánh giá sản phẩm và post bài lên Insta (như chúng tôi đã nói về sức mạnh và tầm ảnh hưởng của họ). Rõ ràng, chiến thuật này mang tính tự nhiên và đem lại mối liên kết gần hơn giữa bạn và đối tượng khách hàng mục tiêu.
Bạn không nhất thiết phải tìm kiếm các influencer có lượt follower nhiều khủng khiếp, nên tìm tới người có tỷ lệ follower tương tác cao (như có nhiều lượt like, comment trong các bài post).
6. Sử dụng “geotag” để nâng cao hiệu quả về mặt địa lý
Bên cạnh việc sử dụng hashtag, bạn có thể nâng cao khả năng tiếp cận các bài post và stories của mình từ đối tượng khách hàng thuộc một khu vực địa lý cụ thể, bằng cách sử dụng “geotag” (là thẻ tag gắn vị trí địa lý trong Instagram, thường xuất hiện khi bạn thêm ảnh / stories trên Instagram).
Các doanh nghiệp địa phương có thể được hưởng nhiều lợi ích khi gắn geotag. Bởi điều này giúp các khách hàng ở địa phương có thể dễ dàng tìm kiếm, và tiếp cận với sản phẩm của họ nhiều hơn.
7. Nhóm các Stories vào Highlight
Mỗi khi một khách hàng tiềm năng truy cập vào trang Instagram của bạn, bạn chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn để thuyết phục họ follow Instagram của mình, và tương tác với các post, stories.
Nhưng đừng lo lắng, bạn có thể sử dụng tính năng “Highlight” trong profile Instagram để nhóm các Stories. Đây là một cách làm hay để bạn giới thiệu đôi nét về bản thân mình tới những khách hàng / người dùng mới.
Dù Stories chỉ tồn tại trong 24 tiếng, tính năng Highlight có thể sử dụng chúng vượt ngoài giới hạn 24 giờ này. Nên bạn chẳng cần lo lắng rằng những người dùng mới sẽ không tiếp cận được thông điệp của bạn.
Bạn có thể sử dụng Highlight dưới những mục đích sau:
1. Giới thiệu ngắn gọn về tài khoản của bạn.
2. Nhóm các Stories thành những chủ đề riêng biệt.
3. Mô tả và lý giải các đặc điểm sản phẩm của bạn thông qua hình ảnh và video. (Hướng dẫn cách tải video trên Facebook, Youtube và Instagram)
4. Quảng bá sản phẩm của bạn bằng đường link “vuốt lên” (khi khách vuốt lên, họ sẽ nhận được các thông tin thêm, bổ trợ về sản phẩm của bạn). Tính năng này chỉ dành cho các tài khoản Instagram doanh nghiệp có ít nhất 10.000 người follow.
8. Thu hút lượng khán giả mới follow trang Instagram của bạn
Nghe thì có vẻ hiển nhiên, nhưng đây lại là một trong những nhân tố giúp tăng follow Instagram của bạn một cách nhanh chóng: Đừng ngại ngần “mời” khách hàng follow trang của bạn.
Thường thì cuối mỗi video YouTube, bạn thường nghe YouTuber kêu gọi bạn hãy “like, comment và subscribe” cho video và channel của họ. Đó chính là phương thức mà YouTube sử dụng để tăng lượt tương tác cho các video.
Người dùng Instagram thì có thể thưởng thức các nội dung mà bạn post lên, nhưng để họ follow và tương tác với bạn ư? Cần phải có một thứ gì đó thúc đẩy họ.
Đôi khi, bạn chỉ cần “nhắc nhẹ” họ là đủ. Hãy nhấn mạnh rằng việc họ follow tài khoản Instagram sẽ giúp họ nhận được nhiều nội dung thú vị hơn. Hoặc “ẩn ý” rằng họ nên tương tác nhiều hơn để nhận được “nội dung bí mật” ẩn chứa bên trong.
9. Bắt kịp các trend mới
Một khi có cơ hội giới thiệu bản thân mình với những tài khoản Instagram mới, đừng quên tận dụng những trend mới hoặc các vấn đề xã hội nóng bỏng đang được cộng đồng mạng bàn tán xôn xao.
Điều này giúp bạn tăng sự gắn kết của mình với khách hàng, khiến bạn trở thành “một người bạn” đối với họ – gần gũi hơn, đời thường hơn. Trong một số dịp lễ lạc, bạn có thể sử dụng hashtag chuyên dịp đó, dạng như #Christmasday chẳng hạn (thường trong suốt tháng 12). Với một số ngày lễ, bạn nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước đó.
Hãy chắc chắn rằng, các nội dung bạn tạo ra theo trend phải có ý nghĩa và truyền tải nội dung rõ ràng. Nếu không, bạn rất dễ bị khách hàng quy là ‘chỉ giỏi bắt trend” và lãng quên bạn nhanh chóng.
10. Sử dụng các giveaway
Ở bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào, một comment có giá trị là comment tag đầy đủ “3 người bạn” hoặc “5 người bạn” nào đó. Có như vậy thì mới tăng được tính tương tác trong post của bạn nói riêng, và cả trang Instagram của bạn nói chung. Các comment kiểu trên còn rất “thân thiện” với thuật toán của Instagram, thường được tính là một trong những cách tự nhiên nhất để lan tỏa trang Insta của bạn ra xa hơn.
Một trong những chiến thuật hiệu quả nhất để thúc đẩy hành vi tag bạn bè của khách hàng không gì khác chính là các giveaway. Ví dụ, bạn có thể tặng 1 voucher 30% cho tất cả các tài khoản Instagram follow page và tag 3 tài khoản khác.
11. Thống nhất nội dung trong các post trên Instagram
Đây là một mẹo tăng follow Instagram vô cùng quan trọng. Phần lớn các follower tiềm năng thường tìm lại các bài post trước đây của bạn trên Instagram để chắc chắn rằng nội dung bạn cung cấp trong tương lai là hữu ích, và cũng để quyết định xem có nhấn nút “theo dõi” tài khoản bạn hay không.
Phương thức tốt nhất để đảm bảo người dùng Insta nhấn nút “follow”, đó chính là thống nhất về mặt nội dung các post trên Instagram. Cân nhắc nội dung và hình thức của 9 bài post gần nhất trên Insta. Liệu các bài post này có đồng nhất trên các khía cạnh về filter, màu sắc, bố cục, và cả trong phần mô tả?
Bạn cảm thấy khó khăn trong việc đồng nhất về mặt hình thức và bố cục của các post trên Instagram? Hãy sử dụng công cụ bổ trợ như Later, thứ sẽ giúp bạn sắp xếp và lên lịch trình các post trong một thể thống nhất.
12. Theo dõi lượng follower trên Instagram của bạn
Mọi công sức của bạn sẽ đổ xuống sông xuống biển, nếu bạn để “xổng” mất các follower một cách nhanh chóng. Hãy liên tục để mắt tới các chỉ số có liên quan tới tính gắn kết của khách hàng tới trang Instagram của bạn.
Social Blade là một công cụ tuyệt vời giúp phân tích sự phát triển về số lượng follower trên trang Instagram của bạn (và cả của các đối thủ cạnh tranh), hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, nó còn cung cấp cho bạn số lượng follower bạn mất đi trong một khoảng thời gian nhất định.
Với các tài khoản Instagram doanh nghiệp, bạn còn có thể sử dụng bảng phân tích Instagram Analytics. Tại đây, bạn có thể check số người đang theo dõi trang Instagram của bạn, bài post của bạn tiếp cận tới bao nhiêu người, bài post nào có lượng tương tác tốt nhất, và phần lớn follower của bạn tới từ đâu.
Với những thông tin kể trên, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh chiến lược tiếp cận khách hàng, và xây dựng các bài post chuẩn mực trong tương lai và qua đó tăng follow cho trang Instagram của mình.
13. Sử dụng các công cụ bổ trợ
Trên thị trường có đầy rẫy những công cụ bổ trợ Marketing Instagram. Ngay cả chúng tôi cũng đã giới thiệu bạn một vài các ứng dụng độc đáo có thể giải quyết những vấn đề tưởng chừng như khó nhằn nhất. Dưới đây là 3 công cụ đã được đề cập đến trong bài viết này:
1. Later: Sắp xếp và lên lịch post bài Instagram tự động, hỗ trợ nền tảng máy tính bàn và các thiết bị di động.
2. IconoSquare: Phân tích, đánh giá các thông số Marketing liên quan tới Instagram (về tài khoản của bạn, và các followers).
3. Webstagram: Tìm và gợi ý những hashtag phù hợp nhất cho bài post của bạn. Hỗ trợ tìm tệp khách hàng trên Instagram.
Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu tới bạn bí quyết giúp tăng follow Instagram của bạn một cách bền vững và nhanh chóng. Nhưng hãy lưu ý rằng, Marketing trên Instagram không chỉ dừng lại ở việc tính toán và điều chỉnh các con số, nó còn là việc làm thế nào để bạn trở nên gần gũi và chân thật nhất đối với khách hàng.
Vì thế, yếu tố xây dựng và nâng cao sự gắn kết giữa doanh nghiệp bạn với khách hàng là điều quan trọng nhất, còn hơn cả việc làm sao để duy trì và tăng số lượng follower cho Instagram.
Hy vọng 13 bí kíp được chia sẻ tới bạn trong bài viết sẽ giúp bạn trở thành chuyên gia trong hoạt động Marketing trên Instagram.