Kinh doanh xe đạp điện hiện nay phổ biến hai mô hình kinh doanh. Đó chính là tự mở cửa hàng kinh doanh và trở thành đại lý của các thương hiệu xe điện trên thị trường. Cùng Bota tìm hiểu chi tiết về 2 hướng đi này.
Khởi nghiệp kinh doanh vốn ít: Kinh doanh đồ chơi trẻ em
Khởi nghiệp kinh doanh với mô hình quán café mini
Bạn đang muốn chuẩn bị khởi nghiệp kinh doanh? Ghi nhớ ngay 4 kinh nghiệm sau
1. Tự mở cửa hàng kinh doanh xe đạp điện
Với
cách kinh doanh tự mở cửa hàng xe đạp điện thì bạn phải tính toán từ đầu đến
cuối. Từ việc chọn địa điểm kinh doanh, nhập hàng bao nhiêu lại cho đến khâu
bán hàng, quảng cáo hay xử lý hàng tồn. Giả sử với số vốn đầu tư ban đầu là 250
triệu đồng, bạn có thể thuê địa điểm kinh doanh khoảng 5 đến 7 triệu đồng/tháng
với diện tích 40 m2 – 50 m2 ở tỉnh.
Còn nếu kinh doanh ngay tại nhà thì không tốn chi phí cho mặt bằng kinh doanh. Tiếp theo là nhập hàng, để có thể kinh doanh hiệu quả thì ít nhất bạn phải duy trì tối thiểu 20 xe trong cửa hàng để khách hàng có sự lựa chọn đa dạng. Trung bình khoảng 8 triệu đồng/xe tức là số vốn nhập hàng khoảng 160 triệu. Ngoài ra còn các khoản chi phí khác như chi phí trang trí cửa hàng, biển hiệu, chi phí Marketing. Cùng với đó là một phần vốn còn lại cho lưu động và cho hàng tồn.
2. Kinh doanh xe đạp điện theo hình thức đại lý của các thương hiệu
Cách
kinh doanh với ý tưởng kinh doanh xe đạp điện thứ hai đó chính là bạn tham gia
trở thành đại lý của một thương hiệu xe đạp điện trên thị trường. Đây là phương
án kinh doanh lâu dài và ít rủi ro hơn. Một số thương hiệu xe đạp điện bạn có
thể tham khảo hiện nay như HKBike, DKBike, Xe Điện Xanh, PEGA. Họ có các chính
sách phát triển đại lý riêng hướng tới hoạt động kinh doanh và đầu tư lâu dài.
Khi trở thành đại lý của các thương hiệu xe đạp điện này trên thị trường, bạn có thể kinh doanh theo mô hình riêng từ việc chọn địa điểm, trang trí cửa hàng, nguồn hàng kinh doanh, cách thức kinh doanh, quảng cáo, quy trình xử lý hàng tồn đều được thương hiệu đó giám sát và đồng hành…
Đây là
cách lựa chọn của khá nhiều cửa hàng kinh doanh xe đạp điện hiện nay. Đặc biệt
khi chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc nguồn vốn kinh doanh còn hạn chế bởi khả
năng quay vòng vốn nhanh và bài toán hàng tồn được xử lý tốt. Tuy nhiên muốn
trở thành đại lý phân phối của các thương hiệu như HKBike hay DKBike thì bạn
cần phải đáp ứng được các điều kiện họ được ra mới được trở thành đại lý.
3. Vậy có nên kinh doanh xe đạp điện hay không ?
Bên
cạnh các tiềm năng thì không ít rủi ro mà bạn phải đối mặt trong quá trình kinh
doanh. Tất nhiên, bất kỳ hoạt động kinh doanh nào đều tiềm ẩn rủi ro và có thời
điểm khủng hoảng. Việc lựa chọn mô hình kinh doanh tốt có thể giúp bạn vượt qua
được khó khăn. Đồng thời thu được lợi nhuận lâu dài.
Nhìn chung, ý tưởng kinh doanh xe đạp điện là một ý tưởng kinh doanh khả thi. Bạn có thể áp dụng ở thời điểm hiện nay. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh và muốn mở cửa hàng xe đạp điện, tốt nhất bạn nên tìm hiểu chính sách trở thành đại lý của một số thương hiệu trên thị trường. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh và xử lý bài toán hàng tồn hiệu quả.
Còn nếu
bạn có số vốn đủ lớn, đồng thời tự tin với khả năng kinh doanh, có chiến lược
và kế hoạch phù hợp, có thị trường kinh doanh tốt thì có thể chọn giải pháp tự mở
cửa hàng.
Hy vọng rằng, những gợi ý trên đây có thể giúp ích được cho bạn với mô hình kinh doanh xe đạp điện.