Có phải bạn đang muốn quảng cáo trên Google với chi phí rẻ hơn và ít đối thủ cạnh tranh hơn. Hãy đón đầu xu thế với Google Shopping.
Nếu bạn đang bán hàng online hay làm tiếp thị liên kết thì cũng nên tìm hiểu về Google Shopping ngay đi nhé.
Google Shopping Ads hay còn gọi là quảng cáo mua sắm. Đây là một hình thức quảng cáo trực quan của Google ra đời nhằm cạnh tranh với gã khổng lồ Amazon.
Tuy ra đời đã mười mấy năm nhưng nó chỉ xuất hiện ở VN từ cuối năm 2018.
Đây là một hình thức quảng cáo rất trực quan vì hình ảnh sản phẩm, giá cả, thương hiệu…xuất hiện ngay trên kết quả tìm kiếm của Google.
Google Shopping là sự kết hợp giữa Google Ads và Google Merchant Center(GMC). Vì vậy 2 tài khoản này cần được liên kết với nhau.
Liên quan: Bạn đã biết cách “gom” tất cả tài khoản Google Ads về một nơi bằng My Client Center
Trong đó GMC đóng vai trò như là 1 cái kho chứa toàn bộ thông tin về sản phẩm của bạn đã tải lên trước đó thông qua Google Sheets hoặc đồng bộ với website.
Khi có khách hàng tìm kiếm sản phẩm, Google sẽ tự động lấy các thông tin về sản phẩm đó và đưa ra cho KH.
Google Shopping cũng hoạt động dựa trên giá thầu CPC nên chỉ khi KH nhấp vào quảng cáo của bạn thì bạn mới bị tính phí.
Vì mới xuất hiện tại VN nên hình thức quảng cáo mua sắm chưa được nhiều người biết đến do đó tính cạnh tranh còn thấp.
Đây là cơ hội cho các shop vừa & nhỏ cạnh tranh sòng phẳng với các sàn TMĐT lớn như Tiki, Shopee, Lazada…
Thống kê cho thấy từ khi áp dụng Google Shopping, các nhà bán lẻ đã tăng gấp đôi doanh thu, CTR tăng 35% so với quảng cáo truyền thống.
Do đó Google Shopping được xem là hình thức quảng cáo có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất từ trước đến nay.
Đặc biệt khi kết hợp Google Shopping & Google Search Ads, quảng cáo của bạn sẽ “bao phủ” toàn bộ những vị trí “đắc địa” trên Google.
Có 2 vị trí mà Google Shopping sẽ hiển thị như sau:
Trên Google Ads (nếu có) & kết quả tự nhiên
Google sẽ hiển thị 5 kết quả đầu tiên theo hàng ngang. Nhấn phím Next để xem những sản phẩm tiếp theo (tối đa 25 kết quả).
Vị trí này còn được gọi là quảng cáo “băng chuyền”.
Trên thiết bị di động, vị trí này hiển thị 2 – 3 kết quả tùy vào độ lớn của màn hình. Vuốt qua phải để xem những sản phẩm kế tiếp.
Bên phải màn hình
Google sẽ hiển thị 9 sản phẩm trên máy tính để bàn theo kích thước 3 x 3.
Vị trí này không hiển thị trên thiết bị di động.
Điều kiện để được phê duyệt quảng cáo mua sắm của Google, bạn phải đáp ứng các điều kiện sau:
1) 1 website dạng e-commmerce: có Giỏ hàng, nút Mua hàng, hình thức thanh toán, giao hàng…
2) Thông tin liên hệ: có ít nhất 2 trong 3 thông tin sau: Địa chỉ, Email hoặc Số điện thoại.
3) Có các trang sau: Liên hệ, Hướng dẫn thanh toán, Chính sách mua hàng, Chính sách đổi trả, Chính sách quyền riêng tư…
Nếu bạn không cho đổi trả thì cũng nên tuyên bố rõ ràng là được.
Note: Bạn không cần sáng tạo ra những thông tin này nhé. Chỉ cần spy đối thủ rồi copy về và chỉnh sửa lại cho phù hợp là được.
4) Phải cài đặt chứng chỉ SSL (giao thức https) cho website của bạn.
Cài đặt chiến dịch Google Shopping hơi rắc rối đối với người mới, đặc biệt là phần nguồn cấp dữ liệu (feed).
Về cơ bản thì chúng ta sẽ đi qua 5 bước như sau:
B1: Tạo tài khoản GMC tại https://merchants.google.com/
B2: Xác minh website của bạn. Bạn làm tương tự như xác minh website với Google Search Console
B3: Tạo nguồn cấp dữ liệu (feed) và tải thông tin sản phẩm của bạn lên
B4: Liên kết tài khoản GMC và Google Ads
B5: Lên chiến dịch Google Ads với hình thức là Mua sắm
Mình sẽ cố gắng sớm cập nhật video cách làm chi tiết.
Mặc dù rất trực quan nhưng không gian cho mỗi quảng cáo không phải là nhiều nên bạn cố gắng tối ưu những phần sau:
Hình ảnh
Đây có lẽ là phần quan trọng nhất để KH quyết định có click vào sản phẩm của bạn hay không?
Nên sử dụng nền trắng nhưng thực ra bạn dùng màu nền nào cũng được.
Kích thước hình vuông, rõ nét. Không nên chèn logo hay khung viền này nọ. Tuy nhiên bạn cũng có thể thử.
Mình thấy nhiều bạn chèn hình ảnh 5* rồi khung viền màu đỏ rất nổi bật như trên Shopee kèm theo mấy câu như là Giá rẻ vô địch, Shop uy tín, Hàng chính hãng…
Google không cấm nhưng bạn nên test để biết hiệu quả đến đâu.
Tiêu đề
Tiêu đề nên ngắn gọn, chứa từ khóa chính là được. Đừng ôm đồm vì nó sẽ bị cắt nhất là trên moblie chỉ hiển thị 32 ký tự.
Trên tiêu đề nên chứa thương hiệu, dòng sản phẩm, màu sắc, size…Ví dụ Giày New Balance 574 Sweatshirt
Giá cả
Vì khách so sánh được giá giữa các shop nên giá shop nào thấp hơn $1 so với những shop còn lại thì đã tạo nên khác biệt lớn.
Bạn nên cung cấp chính xác Danh mục sản phẩm Google Shopping thì sản phẩm của bạn sẽ có cơ hội tham gia mọi phiên đấu thầu có liên quan.
Bạn có thể tải Danh mục sản phẩm kèm ID từ Google tại đây.
Ngoài ra trong file Google Sheets nguồn cấp dữ liệu (feed) bạn nên thêm 3 cột là loại sản phẩm, nhãn tùy chỉnh 0 và giá ưu đãi (nếu có).
Tiếp thị lại động
Sau khi chạy Google Shopping được một thời gian, bạn nên cài đặt chiến dịch Tiếp thị lại động.
Ngoài ra bạn cũng có thể tạo đánh giá 5* hay thêm nhãn Freeship để tạo nét khác biệt so với đối thủ.
Như vậy là mình vừa đi qua Google Shopping là gì cũng như điều kiện để chạy Google Shopping.
Chúc bạn thành công!
- Mở quán cafe với 50 triệu có được không?
- Hệ miễn dịch là gì? Cách tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả nhất tại nhà dành cho mọi lứa tuổi
- Backlink là gì? 12 tiêu chuẩn nền tảng giúp đặt backlink chất lượng 2020
- NHỮNG CÁCH TÁI CHẾ QUẦN ÁO CŨ KHÔNG ĐỤNG HÀNG 2020
- Cập nhật Safari: Những điều Marketer cần biết