Mai phục thị trường, tìm được khách hàng mới khai trương

Làm kinh doanh, điều quan trọng nhất là gì? Đó chính là bán được hàng và thực hiện giao dịch giữa người mua và người bán. Sản phẩm, mối quan hệ và khách hàng đều là những nhân tố không thể thiếu được. Mối quan hệ và khách hàng đòi hỏi phải có nhiều năm khai thác và tích lũy, tìm hiểu khách hàng và xây dựng lòng tin là một quá trình dài. Đó cũng chính là lí do mà các doanh nghiệp có thời gian kinh doanh lâu năm thường buôn bán tốt hơn, còn những doanh nghiệp mới thường gặp khó khăn. Nhưng có người đã mai phục trên thị trường trong thời gian dài, dùng phương pháp “vừa tấn công vừa lôi kéo” để hoàn thành quá trình này một cách nhanh chóng.

Tiểu Tăng theo học ngành sư phạm mầm non, sau khi tốt nghiệp, cô công tác tại một trường mầm non ở quê mình. Gia đình giới thiệu bạn trai cho Tiểu Tăng, hai người vừa gặp đã nảy sinh tình cảm, sau đó kết hôn và sinh con. Chồng Tiểu Tăng học ngành tự động hóa, vì công ty ở quê đóng cửa nên anh phải đến tỉnh khác làm việc, may mà có thể tìm được công việc một cách dễ dàng, chỉ có điều hai vợ chồng phải cách xa nhau nên có nhiều bất tiện. Để chồng có thể yên tâm làm việc, Tiểu Tăng liền xin nghỉ việc để chuyển đến ở với chồng, cô tình nguyện ở nhà làm bà nội trợ, chăm sóc con cái, sống một cuộc sống yên bình và ổn định. Chớp mắt, con của Tiểu Tăng đã đến tuổi đi học, việc chăm sóc con cũng trở nên nhẹ nhàng hơn, không đòi hỏi suốt ngày suốt đêm như trước nên cô bắt đầu cảm thấy muốn có công việc của riêng mình. Mấy năm qua, Tiểu Tăng tích góp được một ít tiền, cô muốn dùng số tiền đó để kinh doanh nhỏ, một mặt phụ giúp chi tiêu trong gia đình, mặt khác có việc làm cho đỡ buồn.

Suốt mấy năm ở nhà, Tiểu Tăng ít va chạm bên ngoài, các mối quan hệ xã hội cũng rất hạn hẹp, không biết phải kinh doanh thứ gì mới phù hợp đây? Cô nghĩ bụng: “Mình không có sở trường gì đặc biệt, chỉ có kiến thức về trường mầm non, hơn nữa đây cũng là ngành nghề yêu thích của mình, hay là thử mở một trường mầm non tư thục.” Nơi vợ chồng cô sinh sống có rất nhiều nhà máy, khu công nghiệp nên lượng người từ nơi khác đổ về đây làm công nhân rất đông, con cái của họ đa phần đều ở độ tuổi đến trường. Để xin được cho con đi học trường tốt ở đây, Tiểu Tăng cũng phải nhờ người quen xếp hàng nộp đơn khá vất vả. Chính quyền địa phương biết được thực trạng này nên cũng đã đưa ra chính sách ưu đãi cho những trường mầm non trong khu vực. Tiểu Tăng dành mấy tháng trời để điều tra thị trường, nhận thấy kế hoạch này rất hay, chỉ có điều không đủ vốn, nhân dịp về quê ăn Tết, cô đã vay mượn thêm của bà con họ hàng để có tiền mở trường.

Tiểu Tăng vay được tổng cộng 200 nghìn tệ, cộng thêm 100 nghìn tệ của mình tích cóp được, chỉ còn thiếu 50 nghìn tệ nữa là đủ tiền mở trường. Tiểu Tăng bèn đến nhà người chị họ chơi với mình từ nhỏ để vay tiền. Chị họ là một người nhiệt tình, nghe nói Tiểu Tăng muốn mở trường mầm non, chị tỏ ra rất vui mừng. Đối với chị, tiền nong không phải là vấn đề, tuy nhiên, hình như chị cũng có chút lo lắng vì từ trước tới nay, Tiểu Tăng chưa từng kinh doanh bao giờ.

Đã buôn bán nhiều năm, chị họ Tiểu Tăng cũng có nhiều kinh nghiệm, chị hỏi Tiểu Tăng: “Chỗ vợ chồng em sống bây giờ không có nhiều trường mầm non, thành phố lại rộng lớn, chính quyền cũng khuyến khích mở trường mầm non, nếu mọi việc diễn ra thuận lợi thì chắc chắn sẽ có lãi. Nhưng em đã từng nghĩ đến việc sau khi mở trường, tiền thuê địa điểm, tiền lương cho giáo viên đều là cố định, cho dù công việc có tốt hay không thì vẫn phải trả hay chưa? Sau khi trường học đi vào hoạt động ổn định thì bắt đầu có thể thu hồi vốn, nhưng em có nghĩ đến việc mình chưa từng mở trường học ở đó bao giờ, sau khi thuê nhà mới bắt đầu tuyển được giáo viên, và cũng phải mất vài tháng mới thực sự tìm được người phù hợp, trong khi đó tiền thuê địa điểm thì vẫn phải trả. Cho dù em chịu mất mấy tháng để tìm được đội ngũ giáo viên phù hợp thì cũng phải mất thêm mấy tháng nữa mới có đủ học sinh, không thể vì thiếu học sinh mà không trả tiền lương cho giáo viên được. Hơn nữa, việc quản lí trường học ở mỗi nơi một khác, còn em chỉ đi làm có hai năm ở trường mầm non địa phương, không đủ kinh nghiệm thì làm sao quản lí được một trường ở nơi khác, nói tóm lại là vẫn cần một khoảng thời gian dài để tìm hiểu và thích ứng. Em tính mà xem, nếu bây giờ vội vàng mở trường thì em có được lời lãi gì không? Có khi còn mất tiền mà chẳng giải quyết được vấn đề gì nữa ấy chứ.”

Tiểu Tăng nghe chị họ phân tích xong thì im lặng hồi lâu. Tiểu Tăng nghĩ bụng: “Đúng là mình chỉ nghĩ đến mặt tốt mà chẳng lường trước được những cái xấu, làm ăn không nên chỉ nghĩ đến cái lợi mà còn phải suy xét đến tình huống bất lợi nữa mới phải. Khi còn làm giáo viên mẫu giáo ở quê nhà, mình cũng biết hằng năm đến thời điểm khai giảng, hầu hết các lớp đã đủ học sinh, hãn hữu lắm mới có học sinh mới chuyển đến. Nếu để quá mùa khai giảng mới mở trường thì chắc chắn không thể tuyển sinh đủ sĩ số. Còn một vấn đề khác đáng lo ngại hơn, đó là học sinh thường gắn chặt với giáo viên, nếu không xảy ra vấn đề gì lớn thì mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường rất tốt, các trường mầm non khác rất khó lôi kéo học sinh về trường mình. Đây cũng chính là lí do chính khiến một số trường mầm non mới mở không chiêu sinh đủ số lượng học sinh và bị thua lỗ.

Lời nói của chị họ đã khiến Tiểu Tăng sực tỉnh khỏi giấc mộng đẹp. Sau khi về nhà, Tiểu Tăng nộp đơn xin vào làm việc ở một trường mầm non khá nổi tiếng, nửa năm sau, cô đã nắm bắt được phương thức điều hành một trường mầm non, đồng thời cũng tạo được mối quan hệ tốt đẹp với nhiều giáo viên cốt cán trong trường. Trước khi học kì mới bắt đầu, Tiểu Tăng đã thuyết phục được các giáo viên đó hợp tác với mình mở một trường mầm non mới, ai cũng có cổ phần nhất định. Các giáo viên này đã lập kế hoạch đến thăm nhà những học sinh là đối tượng mục tiêu, tăng cường mối quan hệ với gia đình các em. Khi trường mầm non của Tiểu Tăng khai trương, rất nhiều học sinh đã theo giáo viên chuyển từ trường khác đến, cộng thêm một số học sinh mới, nhà trường về cơ bản đã ổn định và đi vào quỹ đạo hoạt động nhịp nhàng.

Bài học tâm đắc

Mỗi công việc kinh doanh đều có cánh cửa của riêng nó, kinh doanh có tốt hay không phụ thuộc vào việc bạn có tìm đúng cửa hay không. Cánh cửa thuận lợi nhất chính là việc bạn có quen thân với những người ở trong mạng lưới kinh doanh đó hay không, họ có chấp nhận bạn hay không. Rất nhiều người lăn lộn trên thương trường, hết thành lại bại, nhưng không một sóng gió nào có thể đánh bại được họ, vấn đề không phải là tiền, tiền mất thì có thể kiếm lại, chỉ cần những người trong giới chấp nhận thì họ có thể tự tin mà xông pha thương trường, ngoài ra còn có bạn bè mở đường dẫn bước; cũng có những người làm việc lâu năm cho một ông chủ nào đó nên quen biết rất nhiều bạn bè, nhìn thấy có triển vọng kinh doanh liền tách ra tự làm. Chính vì thế, đối với các chủ doanh nghiệp, vừa khiến nhân viên tạo lợi ích cho mình vừa không để cho họ mang mối làm ăn của mình đi một cách dễ dàng cũng là một nghệ thuật.

Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ – Lão Mạc

Đồng hương cùng chung một lớp, chung một thương hiệu, chung một mạng lưới

Làm kinh doanh, điều quan trọng nhất là gì? Đó chính là bán được hàng và thực hiện giao dịch giữa người mua và người bán. Sản phẩm, mối quan hệ và khách hàng đều là những nhân tố không thể thiếu được. Mối quan hệ và khách hàng đòi hỏi phải có nhiều năm khai thác và tích lũy, tìm hiểu khách hàng và xây dựng lòng tin là một quá trình dài. Đó cũng chính là lí do mà các doanh nghiệp có thời gian kinh doanh lâu năm thường buôn bán tốt hơn, còn những doanh nghiệp mới thường gặp khó khăn. Nhưng có người đã mai phục trên thị trường trong thời gian dài, dùng phương pháp “vừa tấn công vừa lôi kéo” để hoàn thành quá trình này một cách nhanh chóng.

Tiểu Tăng theo học ngành sư phạm mầm non, sau khi tốt nghiệp, cô công tác tại một trường mầm non ở quê mình. Gia đình giới thiệu bạn trai cho Tiểu Tăng, hai người vừa gặp đã nảy sinh tình cảm, sau đó kết hôn và sinh con. Chồng Tiểu Tăng học ngành tự động hóa, vì công ty ở quê đóng cửa nên anh phải đến tỉnh khác làm việc, may mà có thể tìm được công việc một cách dễ dàng, chỉ có điều hai vợ chồng phải cách xa nhau nên có nhiều bất tiện. Để chồng có thể yên tâm làm việc, Tiểu Tăng liền xin nghỉ việc để chuyển đến ở với chồng, cô tình nguyện ở nhà làm bà nội trợ, chăm sóc con cái, sống một cuộc sống yên bình và ổn định. Chớp mắt, con của Tiểu Tăng đã đến tuổi đi học, việc chăm sóc con cũng trở nên nhẹ nhàng hơn, không đòi hỏi suốt ngày suốt đêm như trước nên cô bắt đầu cảm thấy muốn có công việc của riêng mình. Mấy năm qua, Tiểu Tăng tích góp được một ít tiền, cô muốn dùng số tiền đó để kinh doanh nhỏ, một mặt phụ giúp chi tiêu trong gia đình, mặt khác có việc làm cho đỡ buồn.

Suốt mấy năm ở nhà, Tiểu Tăng ít va chạm bên ngoài, các mối quan hệ xã hội cũng rất hạn hẹp, không biết phải kinh doanh thứ gì mới phù hợp đây? Cô nghĩ bụng: “Mình không có sở trường gì đặc biệt, chỉ có kiến thức về trường mầm non, hơn nữa đây cũng là ngành nghề yêu thích của mình, hay là thử mở một trường mầm non tư thục.” Nơi vợ chồng cô sinh sống có rất nhiều nhà máy, khu công nghiệp nên lượng người từ nơi khác đổ về đây làm công nhân rất đông, con cái của họ đa phần đều ở độ tuổi đến trường. Để xin được cho con đi học trường tốt ở đây, Tiểu Tăng cũng phải nhờ người quen xếp hàng nộp đơn khá vất vả. Chính quyền địa phương biết được thực trạng này nên cũng đã đưa ra chính sách ưu đãi cho những trường mầm non trong khu vực. Tiểu Tăng dành mấy tháng trời để điều tra thị trường, nhận thấy kế hoạch này rất hay, chỉ có điều không đủ vốn, nhân dịp về quê ăn Tết, cô đã vay mượn thêm của bà con họ hàng để có tiền mở trường.

Tiểu Tăng vay được tổng cộng 200 nghìn tệ, cộng thêm 100 nghìn tệ của mình tích cóp được, chỉ còn thiếu 50 nghìn tệ nữa là đủ tiền mở trường. Tiểu Tăng bèn đến nhà người chị họ chơi với mình từ nhỏ để vay tiền. Chị họ là một người nhiệt tình, nghe nói Tiểu Tăng muốn mở trường mầm non, chị tỏ ra rất vui mừng. Đối với chị, tiền nong không phải là vấn đề, tuy nhiên, hình như chị cũng có chút lo lắng vì từ trước tới nay, Tiểu Tăng chưa từng kinh doanh bao giờ.

Đã buôn bán nhiều năm, chị họ Tiểu Tăng cũng có nhiều kinh nghiệm, chị hỏi Tiểu Tăng: “Chỗ vợ chồng em sống bây giờ không có nhiều trường mầm non, thành phố lại rộng lớn, chính quyền cũng khuyến khích mở trường mầm non, nếu mọi việc diễn ra thuận lợi thì chắc chắn sẽ có lãi. Nhưng em đã từng nghĩ đến việc sau khi mở trường, tiền thuê địa điểm, tiền lương cho giáo viên đều là cố định, cho dù công việc có tốt hay không thì vẫn phải trả hay chưa? Sau khi trường học đi vào hoạt động ổn định thì bắt đầu có thể thu hồi vốn, nhưng em có nghĩ đến việc mình chưa từng mở trường học ở đó bao giờ, sau khi thuê nhà mới bắt đầu tuyển được giáo viên, và cũng phải mất vài tháng mới thực sự tìm được người phù hợp, trong khi đó tiền thuê địa điểm thì vẫn phải trả. Cho dù em chịu mất mấy tháng để tìm được đội ngũ giáo viên phù hợp thì cũng phải mất thêm mấy tháng nữa mới có đủ học sinh, không thể vì thiếu học sinh mà không trả tiền lương cho giáo viên được. Hơn nữa, việc quản lí trường học ở mỗi nơi một khác, còn em chỉ đi làm có hai năm ở trường mầm non địa phương, không đủ kinh nghiệm thì làm sao quản lí được một trường ở nơi khác, nói tóm lại là vẫn cần một khoảng thời gian dài để tìm hiểu và thích ứng. Em tính mà xem, nếu bây giờ vội vàng mở trường thì em có được lời lãi gì không? Có khi còn mất tiền mà chẳng giải quyết được vấn đề gì nữa ấy chứ.”

Tiểu Tăng nghe chị họ phân tích xong thì im lặng hồi lâu. Tiểu Tăng nghĩ bụng: “Đúng là mình chỉ nghĩ đến mặt tốt mà chẳng lường trước được những cái xấu, làm ăn không nên chỉ nghĩ đến cái lợi mà còn phải suy xét đến tình huống bất lợi nữa mới phải. Khi còn làm giáo viên mẫu giáo ở quê nhà, mình cũng biết hằng năm đến thời điểm khai giảng, hầu hết các lớp đã đủ học sinh, hãn hữu lắm mới có học sinh mới chuyển đến. Nếu để quá mùa khai giảng mới mở trường thì chắc chắn không thể tuyển sinh đủ sĩ số. Còn một vấn đề khác đáng lo ngại hơn, đó là học sinh thường gắn chặt với giáo viên, nếu không xảy ra vấn đề gì lớn thì mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường rất tốt, các trường mầm non khác rất khó lôi kéo học sinh về trường mình. Đây cũng chính là lí do chính khiến một số trường mầm non mới mở không chiêu sinh đủ số lượng học sinh và bị thua lỗ.

Lời nói của chị họ đã khiến Tiểu Tăng sực tỉnh khỏi giấc mộng đẹp. Sau khi về nhà, Tiểu Tăng nộp đơn xin vào làm việc ở một trường mầm non khá nổi tiếng, nửa năm sau, cô đã nắm bắt được phương thức điều hành một trường mầm non, đồng thời cũng tạo được mối quan hệ tốt đẹp với nhiều giáo viên cốt cán trong trường. Trước khi học kì mới bắt đầu, Tiểu Tăng đã thuyết phục được các giáo viên đó hợp tác với mình mở một trường mầm non mới, ai cũng có cổ phần nhất định. Các giáo viên này đã lập kế hoạch đến thăm nhà những học sinh là đối tượng mục tiêu, tăng cường mối quan hệ với gia đình các em. Khi trường mầm non của Tiểu Tăng khai trương, rất nhiều học sinh đã theo giáo viên chuyển từ trường khác đến, cộng thêm một số học sinh mới, nhà trường về cơ bản đã ổn định và đi vào quỹ đạo hoạt động nhịp nhàng.

Bài học tâm đắc

Mỗi công việc kinh doanh đều có cánh cửa của riêng nó, kinh doanh có tốt hay không phụ thuộc vào việc bạn có tìm đúng cửa hay không. Cánh cửa thuận lợi nhất chính là việc bạn có quen thân với những người ở trong mạng lưới kinh doanh đó hay không, họ có chấp nhận bạn hay không. Rất nhiều người lăn lộn trên thương trường, hết thành lại bại, nhưng không một sóng gió nào có thể đánh bại được họ, vấn đề không phải là tiền, tiền mất thì có thể kiếm lại, chỉ cần những người trong giới chấp nhận thì họ có thể tự tin mà xông pha thương trường, ngoài ra còn có bạn bè mở đường dẫn bước; cũng có những người làm việc lâu năm cho một ông chủ nào đó nên quen biết rất nhiều bạn bè, nhìn thấy có triển vọng kinh doanh liền tách ra tự làm. Chính vì thế, đối với các chủ doanh nghiệp, vừa khiến nhân viên tạo lợi ích cho mình vừa không để cho họ mang mối làm ăn của mình đi một cách dễ dàng cũng là một nghệ thuật.

Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ – Lão Mạc

Đồng hương cùng chung một lớp, chung một thương hiệu, chung một mạng lưới

Nguồn: http://chiasekienthuchay.com/mai-phuc-thi-truong-tim-duoc-khach-hang-moi-khai-truong.html


Post Views:
307

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *