Bài học Xử lý hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một loại hàng hóa. Mà ở đó, chúng ta đã hoàn toàn thắng lợi, trong việc ngăn cản khách mua hàng cho chúng ta.

Đó là cách nói vui vẻ của tôi, dĩ nhiên. Thực tế, dưới tên gọi hàng tồn kho, còn nhiều ý nghĩa nữa. Thí dụ hàng tồn kho bao gồm:

  1. Hàng tồn kho do bán ế, bán mãi mà không hết. Làm mọi cách mà hàng hóa không rời nơi trú ẩn của nó, quá nửa bước.
  2. Hàng tồn kho chỉ đơn giản, là hàng còn trong kho, hàng chưa bán hết; hàng hóa dự trữ.

Lấy ví dụ được không, được quá đi chứ.

Khi cụ bà tính toán, làm gì nhỉ, để chống chọi cái lạnh, dưới mùa đông Hanoi, rét như cắt sắp tới này.

Thì quý anh doanh nhân, đã chuẩn bị đầy kho những bao tải, chứa đầy áo ấm; khăn quàng cổ trong cả mùa, ngắm lá vàng lãng đãng rơi – trước đông.

Qua đường tiểu ngạch.

Mà thậm chí mùa hè, mà lẽ ra, cả đoàn người mặc bikini, lao mình ra biển. Thì quý anh, đã chuẩn bị luôn hàng cho mùa đông rồi.

@import url(//fonts.googleapis.com/css?family=Montserrat:400,800,700,900,600,500&subset=latin);@media (min-width:300px){[data-css=”tve-u-05e4aad7e28e92″]{background-color:rgb(255,255,255)!important;padding:0px!important;margin-bottom:0px!important;margin-top:20px!important}[data-css=”tve-u-25e4aad7e28e9b”]{background-image:linear-gradient(209deg,rgb(30,165,6) 0%,rgb(30,165,6) 84%),linear-gradient(rgb(255,247,1),rgb(255,247,1))!important;background-size:auto,auto!important;background-position:50% 50%,50% 50%!important;background-attachment:scroll,scroll!important;background-repeat:no-repeat,no-repeat!important}[data-css=”tve-u-15e4aad7e28e99″]{padding-top:0px!important;padding-bottom:0px!important;margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important}:not(#tve) [data-css=”tve-u-45e4aad7e28e9e”]{font-size:29px!important;color:rgb(242,243,246)!important;font-family:Montserrat!important;font-weight:400!important}[data-css=”tve-u-55e4aad7e28ea0″]{margin-top:0px!important;margin-bottom:20px!important;padding-bottom:18px!important}[data-css=”tve-u-65e4aad7e28ea2″]{border-radius:0 0 10px 10px;overflow:hidden;box-shadow:rgba(0,0,0,.4) 0 6px 5px -5px;border-top:none!important;border-right:3px solid rgb(255,232,0)!important;border-bottom:3px solid rgb(255,232,0)!important;border-left:3px solid rgb(255,232,0)!important;border-image:initial!important}[data-css=”tve-u-75e4aad7e28ea3″]{min-height:92px}[data-css=”tve-u-45e4aad7e28e9e”] strong{font-weight:800!important}[data-css=”tve-u-105e4aad7e28ea8″]{padding-left:10px!important;padding-right:10px!important;margin-top:5px!important}:not(#tve) [data-css=”tve-u-95e4aad7e28ea6″]{font-family:helvetica!important}[data-css=”tve-u-95e4aad7e28ea6″]{line-height:1.95em!important}[data-css=”tve-u-115e4aad7e28eac”]{padding-left:10px!important}[data-css=”tve-u-125e4aad7e28eae”] .tcb-button-link{border-radius:5px;overflow:hidden;background-image:none!important;background-color:rgb(225,14,0)!important}:not(#tve) [data-css=”tve-u-125e4aad7e28eae”]:hover .tcb-button-link{background-color:rgb(199,15,0)!important}[data-css=”tve-u-125e4aad7e28eae”]{display:block;max-width:39%;width:39%}[data-css=”tve-u-135e4aad7e28eb0″]{font-size:57px!important;width:57px!important;height:57px!important}:not(#tve) [data-css=”tve-u-145e4aad7e28eb2″]{font-size:33px!important}[data-css=”tve-u-85e4aad7e28ea5″]{padding-left:10px!important;padding-right:10px!important;margin-top:5px!important}[data-css=”tve-u-35e4aad7e28e9d”]{padding-top:4px!important}}@media (max-width:767px){[data-css=”tve-u-05e4aad7e28e92″]{padding:0px!important;margin:0px!important}[data-css=”tve-u-105e4aad7e28ea8″]{padding-left:10px!important;padding-right:1px!important;padding-bottom:1px!important}[data-css=”tve-u-115e4aad7e28eac”]{padding-left:10px!important}[data-css=”tve-u-125e4aad7e28eae”]{display:block;max-width:95%;width:95%}[data-css=”tve-u-85e4aad7e28ea5″]{padding-left:10px!important;padding-right:1px!important;padding-bottom:1px!important}}
.tve-leads-conversion-object .thrv_heading h1,.tve-leads-conversion-object .thrv_heading h2,.tve-leads-conversion-object .thrv_heading h3{margin:0;padding:0}.tve-leads-conversion-object .thrv_text_element p,.tve-leads-conversion-object .thrv_text_element h1,.tve-leads-conversion-object .thrv_text_element h2,.tve-leads-conversion-object .thrv_text_element h3{margin:0}.tve-leads-conversion-object .thrv_heading h1,.tve-leads-conversion-object .thrv_heading h2,.tve-leads-conversion-object .thrv_heading h3{margin:0;padding:0}.tve-leads-conversion-object .thrv_text_element p,.tve-leads-conversion-object .thrv_text_element h1,.tve-leads-conversion-object .thrv_text_element h2,.tve-leads-conversion-object .thrv_text_element h3{margin:0}

Mình đang viết cuốn sách cho người kinh doanh & bán hàng online.

Trong đó là tất cả những gì mình đã làm: kinh nghiệm, phương pháp, kiến thức tích lũy được trong 4 năm kinh doanh & kiếm tiền, mà mình muốn truyền lại.

Nếu muốn đọc trước, bạn bấm vào nút bên dưới, đăng ký kênh youtube hộ mình.

Rõ ràng với hai loại hàng tồn kho đó, chúng ta ngán ngẩm với loại hàng tồn kho, do bán ế hơn cả.

Còn loại hàng tồn kho, do lưu trữ, sẽ dành bài toán khác cho nó. Gọi là bài toán: Quản lý hàng tồn kho hiệu quả.

Hàng tồn kho

Hàng tồn kho là gì?

Hàng tồn kho là một thuật ngữ kế toán. Dùng để chỉ hàng hóa, được lưu trữ trong kho, phục vụ tiêu thụ, bán ra trong tương lai gần.

Đây là bài toán của hầu hết các doanh nghiệp, cần một quy tắc quản lý hàng tồn kho.

Mà hữu hiệu nhất là quản lý bằng phần mềm. Cái này tài liệu kèm hướng dẫn trên mạng có đủ, mình lắng, không nhắc đến nữa.

Nhưng tóm lại, quản lý hàng tồn kho là giải pháp cốt lõi, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Hàng tồn kho bao gồm sản phẩm khó bán

Hàng tồn kho do không bán được, mình chỉ nhắc đến kiểu hàng tồn kho loại này.

Xưa có hầu chuyện anh gì lừng danh, chuyên đi hàng FBA, tên gì quên mẹ. Lưu kho đâu tận mỹ châu, Amazon.

Ảnh đi một loạt vài chục ngàng chiếc con quay spinner.

Thủa đầu hot lắm, bán một lãi mười, mà cả hàng ngàn người xếp dài chờ mua.

Nói chơi thôi. Theo lời anh kể, tưởng chừng một người vừa mới hôm qua còn khất tiền phòng trọ.

Thì sau đợt hàng này anh sẽ đủ tiền xây nhà trên đất Hanoi, quận trung tâm vậy.

Số anh đen. Chuyến hàng bị vấn đề gì đó, chậm mất cả tháng mới nhập kho.

Thế là hết trend, bán hàng không được, anh quả đó mất đâu vài trăm.

Thủ tục và cả chi phí lấy hàng ra, cũng quá tiền vốn. Giải pháp là anh vứt.

Chi phí xử lý hàng tồn kho, nếu cao hơn số tiền vốn, anh em nên bỏ luôn.

Bán hàng tồn giá rẻ

Anh chị phải xác định, anh chị đang kinh doanh trong kỷ nguyên mới, mà những triết lý cũ tưởng như hay ho, giờ đã hết thời.

Nếu chỉ nghĩ, nhận hàng về, rồi đăng lên Facebook, theo lời các Boss là bán được, thì không phải.

Chính anh chị cũng đã nếm trải, điều đó rồi còn gì.

Cô bé tên Hằng, nghỉ việc kế toán, làm kinh doanh tự do. Tôi kể anh chị chưa nhỉ?

Xem trong bài: hướng dẫn tự kinh doanh online, bèo nhèo thu 60 triệu mỗi tháng

Bằng sự tận tụy, tất nhiên cả biết lắng nghe nữa. Hằng đã biết nghe theo tôi, đứng dậy làm phát nữa; đoạt lấy thành công, trong lần kinh doanh thứ 2.

Hằng khi đó thường có xu hướng bỏ lỡ mọi thứ; hầu như chẳng bao giờ nghe ai, để bảo nguyên cá tính của mình.

Nhưng nó không xảy ra lần này. Cô ấy đã biết lắng nghe.

Chỉ trong vòng chưa tới năm tròn, từ mẹ bỉm sữa thu nhập 0 đồng; sống bằng khoản tiền tích lũy ít ỏi, trong tài khoản thẻ.

Hằng đã có được cơ đồ vững mạnh, thu nhập trên dưới 9 con số.

Đúng là không thể lấy thước đo, cho kết quả ở hiện tại, để đánh giá cho thành công ở tương lai được.

Trong chia sẻ đó, tôi chưa nói về hướng xử lý số mỹ phẩm tồn kho còn lại nhỉ.

Hướng xử lý sản phẩm tồn kho

Không có gì đặc biệt, tùy vào từng sản phẩm, và tận dụng lợi thế thị trường hiện tại đang có. Để anh chị lên kế hoạch triển khai.

Lần này là mỹ phẩm. Cụ thể trong đống thùng cartton, đựng đầy những thỏi son, mà giá bán lẻ không dưới 200k.

Nhãn nào, nói ra thật ngại quá. Nhưng đó chủ yếu là son môi, anh chị ạ, Hằng nói giá nhập lại 80.000đ.

Nhớ lại thời sinh viên lừng lẫy, trước khi biết kiếm tiền, từ kinh doanh online.

Thỏi son của tôi sẽ thò ra một mẩu, bằng đốt ngón tay; nhọn hoắt nếu bạn rút nắp, xoay nhẹ cái chuôi của nó.

Điều đó có nghĩa, xã hội trông rất lắm người như tôi.

Chưa kể, cả nước bình quân 2.200.xxx nữ sinh. Lũ học trò, chớm lớp 10 là đã quệt son lòe loẹt.

Khách hàng tiềm năng đấy, học trò là đối tượng tôi nhắm đến. Mỗi đứa một cây, chúng sẽ sớm nhặt hết son, trong đống thùng carton kia.

Kế hoạch chạy chiến dịch marketing, giải quyết mớ hàng tồn kho cho đứa bạn khổ sở … bắt đầu.

Chiến lược bán hàng: 1 đổi 1

Với nhiều người, thanh lý hàng tồn kho làm sao, cắt lỗ ít nhất, đã làm may lắm rồi.

Còn đối với người làm marketing, và cũng kinh doanh như tôi. Việc để lỗ là điều khó có thể.

“Không hòa thì phát”, tôi bám lấy nó, làm triết lý kinh doanh của riêng mình.

Tạo nguồn cảm hứng từ Hòa Phát.

Sologan Không hòa thì Phát từ lâu trở thành câu cửa miệng, giúp tôi có đủ niềm tin; cuốn phăng bao trở ngại; sự can đảm, tinh thần quyết chiến, giúp tôi đứng vững trước mọi khó khăn.

Đợt về gặp đứa cháu gái, nó sẵn lòng dắt tôi cốc trà sữa 90.000đ, mẹ nó cũng tặc lưỡi.

Nhìn vào lũ học trò, tâm hồn non nớt. Hiểu cách tiêu tiền của tụi nó, tôi nắm chắc phần thắng.

Mình thiết kế một nội dung lan truyền: 3 mẹo chọn son sành điệu cho học sinh trung học phổ thông.

Viết nội dung tư vấn như thế, thì cần một chuyên gia, hiểu biết về thẩm mỹ. Mà không ai khác, người đó chính là tôi, he he anh chị ạ.

Tiến hành chiến dịch đẩy hàng hoàn vốn

Bán hàng tồn kho giá rẻ, cũng là một cách vãn hồi số vốn.

Học trò thì có đâu tắm trắng?

Nội dung đại khái da ngăm đen, chọn son hồng màu này; môi dày hơn quẹt son đỏ màu này, thì nổi nổi bật …

Mình cũng nghi ngờ về gu thẩm mỹ lắm, tôi thật.

Bốc một cây, tô thử. Nhận thấy son có vị cam tươi mát. Mình đắp ngay: Son có dưỡng chất vitamin C, càng tô, môi em càng đỏ; làm nổi bật ngay chính giữa ảnh video. Tô lên, môi đỏ thật.

Tiếp cận học sinh, sinh viên nhanh chóng, chọn Facebook là tốt hơn cả, tôi viết lên:

  • Dòng tiêu đề, Facebook tile: Đổi Son Cũ, Lấy Son Mới
  • Dòng chữ nhỏ, Facebook description: Đổi 100 thỏi son cũ, lấy son mới. Ai có đổi nhanh, vào website để xem thể lệ.

Website thực chất, là một landing page bán hàng, trong đó nội dung đại khái, gồm:

  • Thể lệ đổi: Son còn 2/3; 1/2; 1/3 chiều dài tương ứng số tiền -> 100k; 110k; 115k
  • Thời hạn chương trình diễn ra: 1 tháng, hoặc đến khi hết 100 cây.
  • Form lấy thông tin, số điện thoại, follow kênh;

Thanh lý hàng tồn kho

Quảng cáo chạy. Chương trình tiếp cận đối tượng nữ, giới hạn lứa tuổi học sinh, sinh viên.

Chiến dịch chạy suốt 15 ngày, đã hơn 10.000 lượt share, like & comment hỏi han, thì nhiều vô kể.

Chương trình đẩy hàng tồn kho, diễn ra trong gần một tháng, kịp hết đâu cỡ 700 cây.

Trừ chi phí quảng cáo, nhân viên partime, lợi nhuận xuýt 20 triệu. Không tệ đối với mẹ bỉm sữa như Hằng.

Quảng cáo đối tượng trẻ, học sinh, các em tương tác mãnh liệt, đã đẩy giá quảng cáo xuống rẻ, không bõ tính.

Lần đó thu hút được sự chú ý của công chúng; vừa tác động vào tâm lý của họ, vừa lan truyền thông tin này rộng rãi trong cộng đồng học sinh.

Đợt thanh lý hàng tồn kho đó, diễn ra rất vui.

Các bạn học sinh rủ nhau kéo đến, đông như giờ tan trường. Trong đó bạn còn đổi son cho cả mẹ, cho chị;

Có cả cánh nam giới nữa, cũng tranh thủ mua để tặng bạn, tặng mẹ nhân dịp gì đó.

Tất nhiên không thể tránh, vẫn nhiều trường hợp, học sinh mang son tới đổi, nhưng không có tiền.

Và mình đã chuẩn bị vài thùng nước chanh, mỗi ngày. Tặng cho mỗi bạn cốc nước mát, trước khi ra về.

Chuông điện thoại liên tục reo, chỉ để “chị ơi chiều em qua”; dặn dò vài câu “để riêng cho em một cây nhé”.

Bài học gì trong chiến dịch này

Đừng vội buông bỏ số hàng hiện có; luôn có cách nào đó để thanh lý số hàng tồn kho.

Nhìn lại lần nữa vào thị trường hiện tại, xem lợi thế có gì; tận dụng triệt để nguồn lực hiện có.

Nếu xác định kỹ kinh doanh cũng là một nghề, mọi người cần làm kinh doanh online bài bản từ đầu.

Để không phải đến lúc xử lý hàng tồn kho, cho mệt người ra.

Kinh doanh thành công, anh chị chỉ cần chịu khó học hỏi.

Còn nếu chỉ lấy hàng về, ngồi mỗi đăng bài, mà không làm gì cả, phá sản chỉ là chuyện của thời gian.

Dặn luôn anh chị kinh doanh online, sẽ cần tiếp xúc mạnh mẽ với công nghệ. Nó giúp anh chị tiếp cận được khách hàng.

Và hơn hết, muốn bán hàng online, thì cần độc đoán trong chuyện này.

Đến lúc cần đầu tư, chỉ cần chủ tọa quyết phát một, anh em làm tới luôn, không cãi nhau gì hết.

Mình thấy nhiều bạn, vợ muốn phát triển, chồng lải nhải coi thường, thế là đành thua cuộc.

Lưu ý chiến dịch xử lý hàng tồn kho 1 đổi 1

Nếu đợt xử lý hàng tồn kho của anh chị, diễn biến cục bộ, địa phương.

Người tiêu dùng chú ý, sẽ phải có thông điệp, thỏa mãn điều kiện nhất định:

  • Chương trình chỉ áp dụng tại địa phương;
  • Tình trạng sản phẩm đổi;
  • Tình trạng hàng trong kho;
  • Con số đáp ứng mức độ khan hiếm;

Lúc này anh chị có thể hoàn toàn điều chỉnh, số lượng sản phẩm muốn tung ra thị trường.

Nếu đó là brands lớn, cũng hoàn toàn tác động mạnh thị trường mua bán, của đối thủ cạnh tranh.

Tất nhiên, đây không phải là chiến dịch thanh lý hàng tồn kho, hoàn toàn 1 đổi 1.

Mà anh chị còn có thể định giá sản phẩm khách hàng.

Để đưa ra mức giá phù hợp, có lợi giữa khách hàng, và đơn vị kinh doanh.

Lưu ý: đợt thanh lý hàng tồn kho lần này, cho cô Hằng, bạn tôi. Thực chất chỉ là một thủ thuật bán hàng khác, của tôi.

Anh chị có câu hỏi gì, hay đã từng thanh lý hàng tồn kho nào khác, mời comment bên bưới. Mình sẽ đáp lại trong 24h.

Bài viết hữu ích, đừng quên like, chia sẻ với bạn bè.

Hẹn gặp lại!

Đọc thêm bài: Cách bán hàng online, bí mật ít chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *