378
Sự hình thành và lý do cấu trúc Silo
Google muốn đưa những Website cung cấp chủ đề liên quan nhất với nhu cầu tìm kiếm người dùng.
Lý do: Nếu nội dung thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm, người dùng sẽ quay lại Google nhiều hơn. Từ đó, Google có dữ liệu người dùng lớn, bán được nhiều quảng cáo cho các doanh nghiệp.
Do đó, cốt lõi của google hay website đều là sự hài lòng của người dùng. Khi muốn tăng thứ hạng SEO thì phải tăng sự liên quan đến nội dung/chủ đề mình muốn cung cấp. Sự liên quan càng nhiều & càng chặt chẽ thì thứ hạng càng cao. Những Website không có sự liên quan chặt chẽ có thể khiến Google và người dùng bối rối.
Tưởng tượng website là thùng vali và nội dung bạn bỏ vào là những cây bút nhiều màu, nhiều loại. Nếu để bút một cách lộn xộn, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để kiếm cây bút bi đỏ khi cần. Thay vào đó, nếu phân loại bút vào những chiếc lọ cụ thể, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm hơn
Phân loại bút vào những chiếc lọ cụ thể, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm hơn
Tương tự với nội dung website. Nội dung “ngăn nắp” giúp khách hàng và google dễ dàng tìm kiếm, truy xuất dữ liệu khi cần. Google dễ dàng hiểu được từng “chiếc lọ” của bạn nói về vấn đề gì. Từ đó, đưa lên top những từ khóa tương ứng với từng chiếc lọ cụ thể.
Note: Thứ hạng có thể bị ảnh hưởng nếu:
- Có content không liên quan trong từng “chiếc lọ”. Khiến rò rỉ sự liên quan trong cấu trúc Silo”
VD: Chiếc lọ bút bảng sẽ không bỏ bút bi - Có quá ít content ở trong những “chiếc lọ”. Google chưa đủ hiểu về chủ đề bạn muốn nói.
Lưu ý: Website lâu đời (đã có backlink và content), Google đã định hình cấu trúc website. Khi bạn đang dùng cấu trúc A cũ, chuyển sang cấu trúc Silo (mới, tốt hơn trước), sẽ khiến GG bối rối 1 thời gian. Do đó, thứ hạng tạm thời giảm. Khi Google hiểu về cấu trúc mới của bạn, nó cho thứ hạng của bạn tăng trưởng trở lại. Website có nội dung càng lâu đời, sự thay đổi cấu trúc sẽ ảnh hưởng càng lâu
Áp dụng cấu trúc Silo, bạn nên áp dụng ngay từ đầu. Nếu webiste quá lâu đời, không nên “đập đi xây lại” mà chỉ nên tối ưu cấu trúc Silo thêm
Liên kết nội bộ và Anchor Text
Khi áp dụng cấu trúc Silo, những bước cuối cùng là điều hướng liên kết nội bộ. Do đó, bạn hiểu liên kết nội bộ là gì và vai trò của nó trong SEO. Phần này giải thích một số định nghĩa về liên kết nội bộ và Anchor Text, giúp bạn có 1 nền tảng vững chắc khi bắt đầu áp dụng cấu trúc Silo
Liên kết nội bộ là gì?
- Liên kết nội bộ – Internal Link: Là liên kết từ trang này sang trang khác trên cùng 1 domain.
- Anchor Text: Là phần văn bản mà bạn có thể nhấp được của liên kết (hay có màu xanh).
Như vậy: Internal Link là liên kết dùng để kết nối 2 page nội bộ với nhau. Tên của liên kết được gọi là Anchor Text. Anchor Text cho người dùng biết nội dung của liên kết nói gì.
Ví dụ:
Anchor text ở đây là “Seo Onpage” và “Seo Offpage”. Click vào text thì sẽ bay qua 1 nội dung khác, vẫn trên cùng 1 domain.
Vai trò của Internal Link
- Điều hướng link juice – dòng chảy sức mạnh của trang web
VD: Trang Offpage SEO có 1500 lượng tương tác trên xã hội và có 1 số page link trỏ về. Lúc này trang sẽ có một lượng “nước” sức mạnh. Bài viết sẽ nhận được sức mạnh từ độ uy tín của các nội dung trỏ link về.
2. Làm rõ nghĩa của trang web – tạo sự liên quan
VD: “Offpage” trỏ link về “Baclink là gì”? Tăng sự liên quan chủ đề (Backlink thuộc chủ đề Offpage)
3. Ngoài ra: Điều hướng người dùng tương tác, tăng tỷ lệ chuyển đổi,…
Lưu ý: Khi muốn Internal link đến bài viết sang cột silo khác chủ đề nên dùng Nofollow
Liên kết nội bộ là gì? Cách thức xây dựng mô hình Internal Link – Link Wheel tối ưu cấu trúc Silo, tăng tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng
5 Bước tạo dựng Silo
- Xác định chủ đề website, định hướng phát triển website.
- Thiết kế & xây dựng cấu trúc Silo
- Cẩn thận từng bước áp dụng các dạng liên kết (internal link – Liên kết nội bộ, outbound link – link trỏ ra ngoài, inbound link – backlink trỏ vào website: là những backlink mà cấu trúc silo nhận được) để làm rõ nội dung Website.
- Tạo dựng và đăng tải những Content liên quan, chát lượng trong cấu trúc Silo
Bước 1. Xác định chủ đề website
- Định hướng phát triển Website bạn là gì?
- Chủ đề chính website (chủ đề chính bạn muốn SEO là gì?) Trong thời gian sắp tới, chủ đề bạn sẽ đi là gì?
- Nếu bạn có sẵn website, thì website đang lên top từ khóa nào, với những URL nào? Top từ khóa cho biết: GG đang hiểu website của bạn như thế nào – chủ đề website đề cập
- Tương tác của người dùng website của bạn ra sao? (Dành cho website quy mô lớn. Phân tích Google Analytics, Web Master Tools)
- Phân tích đối thủ đứng đầu của bạn (có thể phân tích Global) để xem cấu trúc trang web của họ ra sao?
+ Website của họ là dạng thông tin hay thương mại điện tử
+ Thông tin thì họ thường bao gồm chủ đề gì?
+ Thương mại điện tử thì filter (bộ lọc) của họ ra sao?
+ Có bao nhiêu chủ đề con, chủ đề con là gì?
VD: Website Adayroi
Bộ lọc bao gồm: Nổi bật, giá, màu sắc, thương hiệu, danh mục ngành hàng, nhà cung cấp, đánh giá…
Chủ đề “Điện thoại, máy tính bảng” nằm trong chủ đề “Điện máy & Công nghệ”
Chủ đề “Điện máy & Công nghệ có 8 chủ đề con: Điện thoại – Máy tính bảng, Điện tử – Kỹ thuật số, Máy tính – Linh phụ kiện, Điện máy – Điện lanh, Thiết bị nhà bếp, Điện gia dụng, Thiết bị an ninh, Ô tô – Xe máy – Xe đạp
Liên kết nội bộ: Chủ đề con về chủ đề chính: breadcrumb. Chủ đề chính về chủ đề con: Images
Tại những thị trường có độ cạnh tranh cao/ trung bình, những website lên Top là những web có cấu trúc được Google đánh giá cao, đáp ứng nhu cầu người dùng. Do đó, khi bạn tối ưu cấu trúc theo 10 website Top đầu, dễ dàng được Google ưu tiên cho lên thứ hạng.
- Làm cho Website của bạn bằng đối thủ đã rồi hơn sau.
Bước 2. Xây dựng cấu trúc Silo
- Internet là một chuỗi mạng lưới được kết nối với nhau qua các liên kết.
A trỏ liên kết về B, B nhận backlink từ A - Những gì bộ máy tìm kiếm cố gắng để hiểu đó là chia nhỏ các trang ra những nhóm content. Nếu webiste tối ưu cấu trúc Silo ngăn nắp, Google dễ dàng nhận diện. Website được ưu tiên hơn với bộ máy tìm kiếm.
- Cơ bản có 2 cách xây dựng cấu trúc Silo là là Physical Silo & Virtuals Silo
>> Đọc thêm bài viết chi tiết về Cấu trúc Silo TẠI ĐÂY
Hướng dẫn một cách chung cho dể hiểu:
- Nhóm các content chủ đề con dưới một chủ đề chính. Google hiểu đc từ trên xuống dưới và dưới lên trên
- Ít nhất 5 content trong một “chiếc lọ” để tạo nên nội dung chủ đề của “chiếc lọ” ấy (GG robo và bộ máy tìm kiếm có thể hiểu được nội dung của chiếc lọ)
- Nội dung của những chủ đề con phải liên quan mật thiết với chủ đề cha để tạo thành chủ đề cụ thể và rõ ràng với Google bot.
Ví dụ: Chủ đề chính là Onpage SEO: gtvseo.com/onpage-seo/
Các content con sẽ là:
gtvseo.com/onpage-seo/internal-link
gtvseo.com/onpage-seo/toi-uu-title
gtvseo.com/onpage-seo/viet-content-chuan-seo
gtvseo.com/onpage-seo/toi-uu-url
gtvseo.com/onpage-seo/viral-content
Các bài viết này đều thuộc chủ đề chính Onpage SEO
Đôi lúc, bạn không SEO từ khóa “chủ đề cha”. Tuy nhiên, bạn vẫn tạo cha để SEO cho những từ khóa thuộc chủ đề con. Việc tạo Silo giúp tăng sự liên quan chủ đề, tăng độ trust, thứ hạng content toàn Silo
Bước 3. Sử dụng các liên kết để tạo ra cấu trúc Silo
Các thành phần cấu thành nên Silo
1, Internal link,
2, Anchor Text,
3, Inbound Linking,
4, Outbound Linking
5, Content trong trang
Internal Link: Chủ đề của “chiếc lọ” được tạo dựng nên bởi các liên kết nội bộ của các content trong “chiếc lọ” ấy.
Mỗi content nhỏ trong “chiếc lọ” nên được liên kết trỏ về “chiếc lọ” chính cũng như các content nhỏ liên quan khác trong “chiếc lọ” (cách tốt nhất là nên để lên Navigation/tạo Breadcrumbs)
VD: Bài viết con “Tối ưu tiêu đề” trỏ về bài viết cha “onpage” và các content nhỏ liên quan khác “cách viết content chuẩn SEO”
VD: ADayroi. Trang “Điện thoại – Máy tính bảng” có Breackcum về page “Điện máy và công nghệ” – lọ chính
- Khi liên kết tới các trang khác trong cùng domain, phải cực kỳ cẩn thận để không bị “rò rỉ” sự liên quan – Dùng nofollow khi cần thiết.
Content con của chiếc lọ A không trỏ link về content của chiếc lọ B. Nếu cần thiết, để “nofollow”. Tuy nhiên, nên trỏ về content cha của B, không trỏ về content con của chiếc lọ B - Chỉ liên kết trỏ tới các trang trong cùng một “chiếc lọ” để đảm bảo sự chặt chẽ và rõ ràng.
- Anchor Text: Nên sử dụng từ khóa chính xác muốn SEO/ từ khóa liên quan đến các trang khác, tăng sự liên quan.
- Inbound Linking: (backlink trỏ đến website). Nên trỏ link từ các bài viết cùng chủ đề. Tạo sự liên quan và thống nhất chủ đề bên ngoài website. Backlink từ chủ đề không liên quan sẽ khiến rò rỉ sự liên quan, ảnh hưởng tiêu cực đến website.
VD: Bài viết về chủ đề đồng hồ Casio nam nên liên kết về Chủ đề đồng hồ nam hoặc chủ đề đồng hồ casio trên website, không nên liên kết với chủ đề đồng hồ nữ. Điều này giúp tạo sự thống nhất chủ đề cả trong lẫn ngoài.
- Outbound Link: Link tới trang web khác cùng lĩnh vực, chủ đề. Nếu website nhận quá nhiều inbound link mà không có Backlink tới các website khác sẽ làm giảm độ tự nhiên. Do đó, muốn website tự nhiên, tăng sự liên quan chủ đề, bạn nên link đến những trang web uy tín, cùng lĩnh vực. (link out càng liên quan càng tốt)
Bước 4. Content
- Phân tích các bài viết đối thủ và so sánh (số lượng và chất lượng)
Bạn nên tạo nội dung tối thiểu bằng đối thủ (chất lượng, độc nhất). Google sẽ dễ hiểu và cho các từ khóa lên top nhanh. Sau khi bằng đối thủ, bạn có thể update bài viết để hơn đối thủ. Từ đó giúp thứ hạng tăng cao hơn nữa.
Cách biết đối thủ có bao nhiêu bài viết về nội dung chủ đề. Bạn Search google Site:”domain”+”từ khóa”
VD: Site:shopdonghoc.com +”Đồng hồ nam”
- Làm cho nó bằng trước đã rồi hơn sau.
Bước 5. Phát triển Silo
- Làm từng phần, từng Silo phải tốt rồi tới các Silo tiếp theo.
Làm tốt Silo A. Min 5 bài để Google có thể nhận diện Silo
Tối nhất là nên đăng số bài bằng bài đăng đối thủ
Tham khảo thêm bài viết về cấu trúc Silo SEO tại: https://gtvseo.com/cau-truc-silo/
Cách nhóm thuộc tính, từ khóa
Phần này nói về cách nhóm từ khóa theo thuộc tính – Tối ưu Physical Silo nâng cao
- Cấu trúc Silo không chỉ phân tầng về sự liên quan mà còn phân tầng về chức năng.
- Khi nhóm từ khóa, bạn cần tách riêng 2 nhóm sản phẩm/ dịch vụ và nhóm tin tức/ thông tin.
Ví dụ 1: Chủ đề đồng hồ casino có các chủ đề con về sản phẩm đồng hồ (Đồng hồ casino gshock, Đồng hồ casino edifice, Đồng hồ casino trẻ em…) và chủ đề thông tin (Đồng hồ casino mua ở đâu? cách chỉnh đồng hồ casio 3 nút…)
Tuy nhiên, bạn không cho vào chung 1 Silo mà chia ra 2 Silo riêng biệt
Ví dụ 2: Website Điện máy xanh chia 2 trang riêng biệt cho Sản phẩm và Tin tức
Trang sản phẩm:
- Link trang: Dienmayxanh.com/
- Link Category: Dienmayxanh.com/tivi
- Link bài viết sản phẩm: Dienmayxanh.com/tivi/lg-43uk6340ptf
Trang Tin tức:
- Link trang: Dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/
- Link Category: Dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/tu-van-mua-tivi
- Link bài viết: Dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/top-5-may-lanh-daikin-ban-chay-nhat-dien-may-xanh-1216939
Phần Tin tức cũng được chia danh mục tương tự như phần sản phẩm: Tivi, Tủ lạnh, máy giặt, điều hòa…
Các trang Blog và Sản phẩm link với nhau bằng các liên kết nội bộ, đảm bảo sự liên quan và tạo thành cấu trúc website hợp lý
Bài viết tin tức “Top 5 máy lạnh Daikin bán chạy nhất Điện máy XANH năm 2019” link về bài viết sản phẩm “Máy lạnh Daikin Inverter 1 HP ATKQ25TAVMV”
Bài viết sản phẩm “Máy lạnh Daikin Inverter 1 HP ATKQ25TAVMV” link về các bài viết “Máy lạnh Inverter là gì? Có nên mua không?” thuộc mục Tin tức và Link với Category “Máy lạnh 1 HP”, “Máy lạnh Daikin”
Google hiểu đây là một phần của danh mục sản phẩm máy lạnh.
Tương tự khi bạn làm về dịch vụ
Liên kết nội bộ để dạng: Bài viết liên quan, top bar, link.
Lưu ý cuối khi triển khai Silo
Lưu ý với những website cũ:
- Hạn chế thay đổi
- Nếu thay đổi thì hãy test thử từng danh mục nhỏ trong 4 – 6 tháng. (danh mục nên ít từ lên top google để có thể đo lường hiệu quả dễ dàng). Nếu hiệu quả, nới rộng ra các danh mục khác.
- Website lâu đời, khó thay đổi, tối ưu liên kết nội bộ là chủ yếu
Lưu ý với các trang thương mại điện tử:
- Bộ lọc đóng vai trò quan trọng trong việc trải nghiệm người dùng. Tỷ lệ chuyển đổi và tất nhiên là lên top Google.
- Các bộ lọc bo gồm: Giá cả, thương hiệu, màu sắc, sản phẩm tốt nhất, sản phẩm đánh giá cao nhất, size, giới thiệu, … Có thể phân tích Amazon về bộ lọc, rất tốt trong việc tối ưu SEO và cả phía tỷ lệ chuyển đổi.
- Content là gì? 17 điều nên và không nên khi viết content
- Một số sai lầm cần tránh khi người bán giới thiệu sản phẩm trên Lazada
- FanPage: Hướng dẫn phát triển doanh nghiệp trên Facebook từ A – Z
- Những lợi ích cho nhà bán hàng khi kinh doanh đa sàn thương mại điện tử
- Thu lợi nhuận khủng từ việc kết hợp đa kênh trong kinh doanh trực tuyến