Tự kỷ và trầm cảm là hai chứng bệnh được nhắc tới nhiều trong những năm gần đây. Chúng là hai bệnh lý khác nhau, nhưng có một vài biểu hiện tương tự. Vậy làm thế nào để phân biệt rõ trầm cảm và tự kỷ?
Thế nào là tự kỷ và trầm cảm?
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển tâm trí sớm ở trẻ em, thường được phát hiện trong độ tuổi từ 3-10, kéo dài mà không thuyên giảm. Trẻ tự kỷ tự phong bế mình với thế giới bên ngoài, tình trạng này dẫn tới những khiếm khuyết trong tương tác xã hội, phát triển ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp, kết hợp với hành vi cứng nhắc, lặp đi lặp lại. Do những biểu hiện khác nhau với mức độ rất đa dạng nên hiện nay chứng tự kỷ còn được gọi là phổ tự kỷ. Theo các con số thống kê, có khoảng 1-3 phần nghìn trẻ em mắc tự kỷ.
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là chứng bệnh rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Những rối loạn trong hoạt động của não bộ khiến cho người bệnh biểu hiện ra thành những bất thường trong suy nghĩ và hành vi. Biểu hiện chính của trầm cảm là khí sắc trầm uất, mất hứng thú kéo dài và giảm năng lượng (mệt mỏi). Khác với tự kỷ, trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi: trẻ em, người trưởng thành, người cao tuổi. Cả nam lẫn nữ, người thành đạt hay người có địa vị thấp trong xã hội đều có thể mắc trầm cảm. Xét về mức độ phổ biến, trầm cảm thường gặp nhiều hơn so với tự kỷ rất nhiều lần. Trầm cảm được xếp hạng là bệnh lý phổ biến thứ 2 trên toàn cầu.
Sự khác nhau giữa tự kỷ và trầm cảm
Trầm cảm | Tự kỷ | |
Triệu chứng |
Ở trẻ em, chúng ta khó có thể phát hiện được trầm cảm do trẻ chưa biết cách mô tả lại tình trạng của mình. Cha mẹ cần chú ý hơn nếu trẻ có thể có biểu hiện buồn bã, dễ kích động, nổi giận, tỏ ra sợ hãi hoặc không muốn đến trường, các cơn đau (thường gặp nhất là đau bụng) không rõ nguyên nhân… | Khác với trầm cảm, những triệu chứng của tự kỷ khá rõ ràng mà cha mẹ và những người xung quanh có thể quan sát thấy:
|
Nguyên nhân | Trầm cảm được cho là bắt nguồn từ sự căng thẳng, áp lực kéo dài, những biến cố, khủng hoảng trong cuộc sống. | Trong khi đó, nguyên nhân của tự kỷ chưa được làm rõ. Có một số giả thuyết về nguyên nhân của tự kỷ bao gồm: di truyền, bất thường về phía mẹ trong thời kỳ mang thai (mắc một số bệnh như tuyến giáp, đái tháo đường, nhiễm virus Rubella, sử dụng thuốc, rượu trong thai kỳ…), môi trường khi mang thai, bất thường trong cấu trúc não, bất thường trong chức năng não. |
Chăm sóc và điều trị | Trầm cảm có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như thay đổi lối sống, liệu pháp tâm lý, sử dụng probiotics tâm trạng (còn gọi là psychobiotic) đối với chứng trầm cảm nhẹ và vừa. Đối với trầm cảm nặng cần sử dụng thuốc và có thể kết hợp các biện pháp khác theo chỉ định của bác sỹ. | Điều trị tự kỷ là một hành trình khó khăn. Mặc dù không thể chữa khỏi bệnh nhưng nếu kiên trì và có những biện pháp can thiệp đúng với các phương pháp trị liệu hành vi, giao tiếp…thì có thể giúp người mắc tự kỷ phát triển tốt hơn và cải thiện được cuộc sống. |
Ngoài ra, có nhiều trường hợp mắc trầm cảm trên nền tự kỷ thì rất khó để chẩn đoán vì những triệu chứng của trầm cảm có thể lẫn vào triệu chứng của tự kỷ. Hơn nữa người bị tự kỷ hầu như không có khả năng giao tiếp, gây khó khăn cho chẩn đoán (chẩn đoán trầm cảm chủ yếu dựa vào hỏi bệnh). Theo các khảo sát, trầm cảm ở người tự kỷ sẽ làm gia tăng nguy cơ tự sát.
Như vậy, trầm cảm và tự kỷ là hai chứng bệnh cùng thuộc về tâm thần nhưng hoàn toàn khác biệt và cần được chăm sóc, điều trị khác nhau. Mọi thông tin bạn đọc còn thắc mắc có thể để lại bình luận hoặc gọi cho chuyên gia của chúng tôi qua số hotline tư vấn: 0981 966 152 để được giải đáp chi tiết.