Nhờ vào sự hiểu biết ngày một cao của xã hội, sự quan tâm của bậc phụ huynh cũng như sự phát triển của y học mà chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ ngày càng được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cùng benhlytramcam.vn tìm hiểu nguyên nhân của rối loạn này và cách chữa trị nhé!
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ là một tình trạng rối loạn thần kinh và hành vi phức tạp, đặc trưng bởi những khiếm khuyết trong phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi, sở thích hạn chế, lặp đi lặp lại. Tự kỷ còn có tên gọi khác là tự kỷ cổ điển hay tự kỷ từ bé đây là một dạng của rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Những triệu chứng của tự kỷ thường xuất hiện ngay từ khi còn bé, cha mẹ trẻ thường có thể phát hiện thấy khi con ở độ tuổi từ 18-36 tháng. Những biểu hiện của tự kỷ ban đầu có thể khiến người khác chú ý đến là chậm phát triển ngôn ngữ (lớn dần trẻ có thể mất khả năng ngôn ngữ và giao tiếp ở bất cứ thời điểm nào), hành vi hạn chế, các cử chỉ lặp lại, thiếu quan hệ cảm xúc với người khác, thích xoay chuyển đồ vật, tập trung vào các đồ vật có chuyển động lặp…Tuy nhiên, cũng có những trường hợp triệu chứng rối loạn giao tiếp của tự kỷ không được phát hiện cho đến khi những yêu cầu từ phía môi trường vượt quá khả năng của họ.
Tự kỷ thường gặp ở bé trai nhiều hơn, với xác suất cứ 4 bé trai thì mới có 1 bé gái mắc tự kỷ. Các yếu tố như điều kiện kinh tế của gia đình, môi trường học tập, sắc tộc không ảnh hưởng nhiều tới nguy cơ bị mắc phải tự kỷ. Vậy, nguyên nhân gây ra tự kỷ là gì?
>> Chi tiết hơn trong bài viết: Tự kỷ là gì
Nguyên nhân dẫn tới chứng tự kỷ
Trước đây, có một số người cho rằng tự kỷ là do việc tiêm vắc-xin, cách nuôi dạy của cha mẹ, hoặc do các thực phẩm chứa gluten…, tuy nhiên, thực tế đây là những thông tin không đúng. Nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) hiện nay thực sự vẫn chưa rõ ràng. Các nghiên cứu cho thấy, tự kỷ có thể xuất phát từ những tổn thương ở một khu vực của não bộ liên quan tới khả năng xử lý các cảm xúc và phát triển ngôn ngữ. Hiện nay, đa số các chuyên gia cho rằng tình trạng phức tạp này có thể xảy ra do hậu quả của khuynh hướng di truyền và các yếu tố môi trường.
Di truyền
Hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng, một số gen nhất định mà một đứa trẻ thừa hưởng từ cha mẹ có thể làm cho chúng dễ mắc tự kỷ hơn. Các trường hợp mắc tự kỷ thường có tính chất gia đình. Ví dụ, em ruột hoặc nhất là anh em sinh đôi của trẻ bị tự kỷ cũng có thể phát triển tình trạng này.
Tuy nhiên, người ta cũng không xác định được bất kỳ một gen hoặc tổ hợp gen cụ thể nào gây ra chứng tự kỷ.
Các yếu tố môi trường
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, ngoài yếu tố di truyền có sẵn thì một người phải tiếp xúc với tác nhân môi trường cụ thể mới phát triển rối loạn phổ tự kỷ.
Các tác nhân kích thích có thể xảy ra ngay ở thời kỳ mang thai của người mẹ như:
- Nhiễm virus Rubella trong thời kỳ mang thai có thể làm cho não bộ của trẻ kém phát triển, có thể gây ra bệnh tự kỷ.
- Bệnh lý tuyến giáp ở ngưởi mẹ khi mang thai cũng có thể gây ra những tổn thương ở não bộ của thai nhi, có thể làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ
- Bệnh đái tháo đường trong thai kỳ cũng được ghi nhận làm tăng gấp đôi tỉ lệ mắc trầm cảm ở trẻ.
- Thuốc và hóa chất: một số loại thuốc sử dụng trong thời kỳ mang thai như thuốc chống động kinh, thuốc an thần, điều trị viêm khớp…, đặc biệt là sử dụng đồ uống có cồn khi mang thai cũng có liên quan tới chứng tự kỷ ở trẻ.
- Sinh con muộn cũng là một trong những yếu tố nguy cơ sinh ra một đứa trẻ mắc tự kỷ.
Ngoài ra, một số tổn thương ở trẻ cũng liên quan tới chứng tự kỷ như: hội chứng X, một rối loạn di truyền gây ra vấn đề trí tuệ; xơ cứng củ, một rối loạn mà trong đó các khối u lành tính phát triển trong não, rối loạn thần kinh hội chứng Tourette và động kinh gây ra cơn động kinh.hội chứng X, một rối loạn di truyền gây ra vấn đề trí tuệ; xơ cứng củ, một rối loạn mà trong đó các khối u lành tính phát triển trong não, rối loạn thần kinh hội chứng Tourette và động kinh.
>> Xem tiếp: Các biểu hiện của bệnh nhân tự kỷ
Các phương pháp điều trị tự kỷ
Có nhiều phương pháp để giúp cải thiện chức năng bị khiếm khuyết cũng như điều chỉnh các rối loạn hành vi của trẻ tự kỷ, tuy nhiên, điều quan trọng là cần được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Nhiều bậc phụ huynh có tâm lý không muốn chấp nhận con mình mắc bệnh tự kỷ, trì hoãn các phương pháp điều trị, dẫn tới bỏ qua “thời gian vàng để điều trị” – là lúc chúng ta có thể giúp được nhiều cho trẻ.
Điều trị theo phương pháp tâm lý giáo dục
Một số phương pháp điều trị tâm lý sau được chứng minh đem lại hiệu quả tốt trong điều trị tự kỷ ở trẻ:
- Phương pháp hân tích hành vi (Behavioral Analysis – ABA): đây là phương pháp tiếp cận khoa học nhằm hiểu rõ hành vi của chủ thể. Phương pháp này khi ứng dụng trong điều trị tự kỷ có thể cải thiệ được nhiều mặt như : nhận thức, quan hệ xã hội, ngôn ngữ, khả năng tự phục vụ… Đồng thời phương pháp này cũng nhấn mạnh việc loại bỏ những hành vi tiêu cực và thay thế bằng những hành vi tích cực, giúp trẻ có ứng xử phù hợp với cuộc sống.
- Liệu pháp ngôn ngữ: áp dụng để điều trị rối loạn ngôn ngữ, kém phát triển ngôn ngữ ở người tự kỷ. Biện pháp này giúp trẻ có thể hiểu về ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ hình thể.
- Hướng dẫn kỹ năng xã hội: trẻ bị tự kỷ thường gặp khó khăn trong khả năng tương tác với người khác, do đó cần hướng dẫn cho trẻ các kỹ năng này.
- Liệu pháp tích hợp giác quan: trẻ tự kỷ cũng gặp những khó khăn với các vấn đề về xử lý giác quan do hệ thống tổ chức xử lý thông tin hoạt động kém hiệu quả. Phương pháp trị liệu giác quan được sử dụng nhằm giúp trẻ tự kỷ có khả năng điều hợp các giác quan trong việc tiếp nhận thông tin cũng như xử lý thông tin từ đó trẻ duy trì sự tập trung vào học tập và vui chơi, giảm thiểu các hành vi không mong muốn, các phản hồi không phù hợp: la hét, chạy nhảy liên tục, kén ăn, thiếu tập trung chú ý…
Sử dụng thuốc
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh tự kỷ nhưng bác sỹ có thể sử dụng một số loại thuốc để giảm các triệu chứng liên quan tới tự kỷ như hung hăng, lầm lì, kém tập trung…ở trẻ. Như vậy thì với mỗi biểu hiện khác nhau ở các em bé tự kỷ mà thuốc điều trị cũng khác nhau. Dưới đây là 4 nhóm thuốc thường được sử dụng:
- Thuốc chống trầm cảm: SSRIs, TC.
- Thuốc chống loạn thần
- Thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý
- Thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ
Nguồn: nsh.uk