Tự kỷ được đặc trưng chủ yếu bởi các trở ngại xã hội và hành vi, bao gồm:
• Sự khác biệt trong cách nhìn nhận môi trường của họ và những người xung quanh
• Rào cản giao tiếp do cách xử lý và truyền đạt thông tin
• Có những hành vi lặp đi lặp lại ảnh hưởng đến tương tác xã hội và chất lượng cuộc sống.
Những người mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD) sẽ không có cùng một tập hợp các triệu chứng. ASD được gọi là một phổ vì sự đa dạng của các dấu hiệu và triệu chứng của nó cũng như sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu và triệu chứng này.
Một số người mắc rối loạn phổ tự kỷ sẽ có các triệu chứng khiến cuộc sống hàng ngày trở nên khó khăn. Một số khác mắc “ tự kỷ chức năng cao” có thể cảm thấy mình “khác biệt” Điều này có thể xảy ra từ khi còn nhỏ nhưng họ không thể biết chính xác lý do tại sao. Tương tự, họ có thể không nhận thấy rằng bản thân có những cảm nhận hoặc cư xử khác thường, nhưng những người khác xung quanh thì lại nhận ra điều đó.
Mặc dù bệnh tự kỷ thường được chẩn đoán ở trẻ mới biết đi, nhưng có trường hợp người lớn bị rối loạn phổ tự kỷ mà không được chẩn đoán. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể nằm trong phổ tự kỷ, bài viết này sẽ giải thích một số đặc điểm chung liên quan đến ASD, cũng như các lựa chọn chẩn đoán và điều trị.
Dấu hiệu tự kỷ chức năng cao ở người lớn
Phần lớn các triệu chứng nổi bật của ASD được chẩn đoán ở trẻ nhỏ trong độ tuổi mới biết đi. Nếu bạn là một người trưởng thành được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ, nhưng cho rằng bản thân có thể mắc rối loạn phổ tự kỷ, bạn có thể được coi là người mắc chứng tự kỷ chức năng cao.
Sau đây là một số dấu hiệu tự kỷ ở người lớn:
Trở ngại trong giao tiếp
• Khó khăn trong việc nhận biết các tín hiệu xã hội (Các tín hiệu xã hội là tín hiệu bằng lời nói hoặc không bằng lời nói được thể hiện thông qua khuôn mặt, cơ thể, giọng nói, chuyển động và hướng dẫn cũng như các tương tác xã hội khác bằng cách ảnh hưởng đến ấn tượng và phản ứng của chúng ta với người khác)
• Khó khăn trong việc tham gia các cuộc trò chuyện với mọi người
• Bạn gặp rắc rối liên quan đến những suy nghĩ hay cảm xúc khác.
• Bạn không thể hiểu rõ ngôn ngữ cơ thể và nét mặt. (không biết ai đó hài lòng hay không hài lòng với mình.)
• Giọng nói bằng bằng, cứng nhắc, giống rô- bốt và không thể truyền đạt cảm xúc của mình
• Sử dụng các từ, cụm từ mô tả do chính bản thân nghĩ ra
• Khó hiểu những câu thành ngữ, tục ngữ có nghĩa bóng
• Không thích nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện
• Nói cùng một chủ đề và tông giọng khi ở nhà, cơ quan và nói chuyện với bạn bè.
• Nói rất nhiều về 1 hoặc 2 chủ đề yêu thích
• Khó khăn trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ bạn bè.
Khó khăn về cảm xúc và hành vi
• Bạn gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc và phản ứng của bạn với mọi người.
• Những thay đổi trong thói quen hoặc kỳ vọng xảy ra không như mong muốn gây ra sự bùng nổ cảm xúc.
• Khi có những sự kiện không mong muốn xảy ra, bạn phản ứng với một cảm xúc tiêu cực.
• Bạn khó chịu khi mọi thứ của bạn bị chuyển vị trí hoặc sắp xếp lại.
• Bạn có thói quen, lịch trình và mô hình hàng ngày cứng nhắc phải được duy trì.
• Bạn có những hành vi và nghi thức lặp đi lặp lại.
• Bạn làm ồn ở những nơi yêu cầu yên tĩnh.
Các dấu hiệu khác
• Bạn đặc biệt quan tâm và có kiến thức về một vài lĩnh vực cụ thể (như giai đoạn lịch sử, sách, phim, ngành công nghiệp, sở thích hoặc lĩnh vực nghiên cứu).
• Bạn rất thông minh trong một hoặc hai lĩnh vực về học thuật, nhưng gặp khó khăn lớn khi làm những việc khác.
• Bạn bị mẫn cảm hoặc suy giảm độ nhạy cảm (như đau, âm thanh, chạm hoặc ngửi).
• Bạn cảm thấy như bạn vụng về và gặp khó khăn trong việc phối hợp.
• Bạn thích làm việc và chơi một mình hơn là với người khác.
• Những người khác quan niệm bạn là lập dị.
Chẩn đoán tự kỷ ở người lớn
Hiện tại không có tiêu chuẩn chẩn đoán cho người lớn nghi ngờ mắc ASD.
Các bác sĩ lâm sàng chủ yếu chẩn đoán người lớn mắc rối loạn phổ tự kỷ thông qua một loạt các quan sát và tương tác trực tiếp.
Nếu bạn quan tâm đến việc được đánh giá rối loạn phổ tự kỷ, hãy bắt đầu với bác sĩ gia đình, người sẽ đánh giá liệu bạn có một bệnh lý cơ bản tiềm ẩn cho các hành vi của bạn hay không. Sau đó có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ tâm thần hoặc nhà tâm lý học để đánh giá chuyên sâu.
Bác sĩ lâm sàng sẽ muốn nói chuyện với bạn về bất kỳ vấn đề nào bạn có liên quan đến giao tiếp, cảm xúc, mô hình hành vi, phạm vi quan tâm, v.v. Bạn sẽ trả lời các câu hỏi về tuổi thơ, và bác sĩ lâm sàng có thể yêu cầu nói chuyện với cha mẹ hoặc các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình để có được quan điểm của họ về mô hình hành vi hàng ngày của bạn.
Nếu các tiêu chuẩn chẩn đoán cho trẻ em đang được sử dụng để tham khảo, bác sĩ lâm sàng có thể hỏi các câu hỏi của cha mẹ bạn từ danh sách đó, dựa vào ký ức của họ về bạn khi còn nhỏ để biết thêm thông tin.
Nếu bác sĩ lâm sàng của bạn xác định rằng bạn không có các triệu chứng của ASD hồi nhỏ, nhưng thay vào đó bắt đầu trải qua các triệu chứng ở tuổi thiếu niên hoặc người lớn, bạn có thể được đánh giá về các rối loạn sức khỏe tâm thần hoặc rối loạn cảm xúc khác.
Bởi vì hầu hết các chẩn đoán tự kỷ được thực hiện ở trẻ em, có thể là một thách thức để tìm một chuyên gia sẽ chẩn đoán người lớn.
Sống với chẩn đoán tự kỷ
Chẩn đoán ASD khi trưởng thành có thể giúp bạn hiểu rõ bản thân và cách bạn tương tác với thế giới hơn. Ngoài ra còn giúp bạn học cách làm việc tốt hơn với những điểm mạnh của mình cũng như phát triển những lĩnh vực sở trưởng của bạn trong cuộc sống.
Nhận được chẩn đoán có thể giúp bạn có được một cái nhìn khác về tuổi thơ của mình. Nó cũng có thể giúp những người xung quanh bạn hiểu và đồng cảm hơn với những đặc điểm độc đáo của bạn.
Hiểu rõ hơn về các khó khăn bạn gặp phải có thể giúp bạn tìm ra những phương pháp làm việc mới và sáng tạo hơn để làm việc hiệu quả với những thách thức đó. Bạn cũng có thể làm việc với bác sĩ lâm sàng và gia đình để tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp với bản thân.
Tự kỷ ở người lớn được điều trị như thế nào?
Người lớn thường không được điều trị giống như trẻ em mắc ASD. Đôi khi người lớn mắc rối loạn phổ tự kỷ có thể được điều trị bằng liệu pháp hành vi nhận thức hoặc tư vấn. Bạn sẽ cần tìm kiếm các phương pháp điều trị cụ thể dựa trên những thách thức mà bạn gặp phải (như lo lắng, cô lập xã hội, các vấn đề về mối quan hệ hoặc khó khăn trong công việc).
Một số cách điều trị bao gồm:
• Gặp bác sĩ tâm thần có kinh nghiệm trong điều trị tự kỷ để đánh giá y tế
• Nhận tư vấn từ một nhân viên xã hội hoặc nhà tâm lý học cho liệu pháp nhóm và trị liệu cá nhân
• Nhận tư vấn liên tục
• Nhận giáo dục thể chất phục hồi chức năng lao động (đối với trường hợp gặp khó khăn liên quan tới công việc)
• Dùng thuốc theo toa cho các triệu chứng như lo lắng, trầm cảm và các vấn đề hành vi có thể xảy ra cùng với rối loạn phổ tự kỷ.
Nhiều người lớn mắc chứng tự kỷ đã tìm thấy sự hỗ trợ thông qua các nhóm và diễn đàn trực tuyến, cũng như tương tác trực tiếp với những người mắc phổ tự kỷ khác.
Xem thêm:
Dịch vụ tư vấn tâm lý uy tín tại Hà Nội
Bệnh tự kỷ có chữa được không?
Nguồn: https://tamlyvietphap.vn/tin-tuc/roi-loan-pho-tu-ky-asd-o-nguoi-lon-2269-37645-article.html
- Traffic là gì? 6 dạng traffic đột phá truy cập cho website
- Có 1 tỷ nên gửi ngân hàng hay rút về kinh doanh rau sạch?
- Giải đáp các câu hỏi liên quan đến tính năng bộ sưu tập trên Tiki
- Làm sao để tránh bị lừa đảo khi có người giao đơn ảo
- Top 300+ các loài hoa bằng tiếng Anh chuẩn xác nhất bạn nên biết