Trẻ nhỏ và trẻ tuổi teen đều có thể trở thành những người biết tổ chức tốt. Chuyên gia tâm lý người Mỹ Marla Cilley, tác giả cuốn sách Sink Reflections: FlyLady’s BabyStep Guide to Overcoming CHAOS chia sẻ: “Trẻ phản ứng với sự thiếu những kỹ năng tổ chức của cha mẹ theo hai cách khác nhau: hoặc sẽ trở thành người biết tổ chức tốt để chống lại những thiếu sót của bạn hoặc cố gắng trở thành một người giống như cha mẹ”.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những hành vi của trẻ được hình thành từ lúc 3 tuổi và các kỹ năng tổ chức của trẻ cũng không ngoại lệ. Trẻ có xu hướng làm theo sự hướng dẫn của cha mẹ. Do vậy, cha mẹ hãy nhìn vào những gì mình đang làm để con trẻ noi theo từ lúc chúng còn rất nhỏ.
Độ tuổi lý tưởng nhất giúp con bạn phát triển những thói quen tổ chức tốt là cần phù hợp lứa tuổi của trẻ, từ lúc còn rất nhỏ cho đến khi 2 tuổi. Ở trẻ lớn hơn, 5-8 tuổi, sau đó 9-12 tuổi, bạn có thể linh hoạt thay đổi cách thức rèn luyện khác nhau.
Tính tổ chức có thể giúp trẻ duy trì một số trật tự trong cuộc sống. Một số lợi ích khác của tính tổ chức đối với trẻ là:
– Chỉ cần ít thời gian để hoàn thành công việc.
– Ít bị thất vọng hơn khi làm việc.
– Có khả năng hoạch định cho tương lai.
– Ít bị căng thẳng hơn.
– Học tập tốt hơn.
Trong khi đó, những trẻ thiếu kỹ năng tổ chức thường mất nhiều thời gian để xử lý các thông tin một cách hiệu quả và hợp lý. Trẻ thường gặp khó khăn khi đưa ra những ưu tiên, lập kế hoạch, gắn bó và thực hiện các nhiệm vụ. Những kỹ năng ấy ngày càng trở nên quan trọng khi trẻ chuyển sang các cấp lớp khác nhau.
Rèn kỹ năng tổ chức theo độ tuổi
- Trẻ 2-4 tuổi: thực hiện những công việc đơn giản
Bạn có bao giờ thấy con trẻ chơi trò dọn dẹp nhà cửa với một cây chổi và dụng cụ hốt rác hay phân loại những miếng lego màu sắc cho vào mỗi thùng khác nhau? Donna Samllin, tác giả cuốn sách Cleaning Plain & Simple, chia sẻ: “Những việc làm đơn giản có thể giúp con bạn phát triển các thói quen tổ chức tốt khi lớn lên. Nói chung, trẻ sẽ cảm thấy có ích và không xem chuyện dọn dẹp là làm việc, trừ khi bạn xem điều ấy giống như một công việc. Đồng thời, cha mẹ hãy có thái độ lạc quan và hết lời khen tặng trẻ”.
– Hãy biến việc làm của trẻ thành một trò chơi và niềm vui.
– Cho trẻ một công việc mà chúng thực sự yêu thích. Đặc biệt với trẻ nhỏ, việc dọn dẹp là một sự nỗ lực có tính hợp tác.
– Bắt đầu giao việc khi trẻ còn nhỏ.
- Trẻ 5-8 tuổi: những công việc có tính sáng tạo
Trẻ ở độ tuổi này thường thích sáng tạo. Nếu bạn cho trẻ cơ hội, trẻ sẽ càng phát huy tố chất ấy. Lúc này, trẻ cũng bắt đầu có trách nhiệm hơn, nên cha mẹ hãy cho trẻ tham gia các hoạt động có tính tổ chức như:
– Những công việc trẻ dễ tiếp cận.
– Cho trẻ chịu trách nhiệm về công việc chúng làm.
– Cho trẻ sắp xếp vật dụng một cách có khoa học và sáng tạo.
- Trẻ 9-12 tuổi: tinh thần trách nhiệm với công việc
Đây là độ tuổi mà cha mẹ cần giao cho trẻ nhiều trách nhiệm hơn đối với những đồ vật chúng sở hữu cũng như những chọn lựa của chúng. Trẻ cần chịu trách nhiệm khi đưa ra quyết định về những gì cần chi tiêu, những gì có giá trị đối với chúng và những gì trẻ có thể làm từ thiện hay bán.
– Hãy dạy cho trẻ những kỹ năng tổ chức cuộc sống.
– Cho trẻ tự thiết lập những thói quen hằng ngày của chúng. Lúc này trẻ cần đưa ra nhiều quyết định nhưng chúng cũng cần biết là phải có thời gian để vui chơi, dọp dẹp, xem tivi và thời gian làm bài tập ở nhà.
– Để trẻ tự làm những công việc thường nhật. Cho trẻ tự lựa chọn theo ý thích của chúng khi cùng đi mua sắm với bạn.
– Không cằn nhằn, trách cứ trẻ. Bởi vào một số thời điểm, cha mẹ không thể cằn nhằn hay phàn nàn khi trẻ làm một công việc nào đó.
- 5 kiểu marketing truyền thống vẫn hoạt động hiệu quả thời 4.0
- Tại sao không thể xoá tài khoản trên Lazada?
- 5 bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả bạn không nên bỏ qua
- Review Google Algorithm Updates 2021: các bản Core Update, Product Reviews và Page Experience
- Những lưu ý “không hề khó” về cấu trúc Wish và cách sử dụng