Google Sandbox là một thuật ngữ khá quan trọng trong SEO, song lại ít được biết đến, nhất là đối với những SEOer vừa mới bắt đầu và chưa có nhiều kinh nghiệm. Trong khi đó, tình trạng website bị rơi vào Sandbox lại khá phổ biến, đặc biệt các website mới thành lập có nội dung sao chép quá nhiều.
Website bị dính vào Google Sandbox sẽ bị sự “quản chế” và không được xếp hạng tốt trong trang tìm kiếm. Vậy Google Sandbox lợi hại thế nào? Cách khắc phục ra sao khi website bị Google Sandbox?
1. Google Sandbox là gì?
Vào tháng 3 năm 2014, Google đã tạo ra bộ lọc Google Sandbox dựa vào thuật ngữ Sandbox trên máy tính với mục đích hạn chế các website kém chất lượng đi spam.
Với Google Sandbox, một website có thể bị Google đặt vào một sự quản chế đặc biệt nếu website đó bị tình nghi đang spam hay có các hoạt động nhằm lách luật để có một thứ hạng cao trong bảng xếp hạng tìm kiếm.
Hệ quả là thứ hạng website sẽ bị tuột dốc không phanh, thậm chí không được xếp hạng trên bộ máy công cụ tìm kiếm của Google. Thời gian quản chế có thể ngắn (khoảng 1 tháng) hoặc vĩnh viễn tùy thuộc vào sự khắc phục của website đó.
Các website vẫn sẽ được Google index đều đặn, tuy nhiên việc xuất hiện trên bảng xếp hạng tìm kiếm gần như là không thể.
Nếu website của bạn có nội dung giống với nội dung của nhiều website khác, nội dung sơ sài, sao chép quá nhiều hoặc đặt backlink quá đà một cách bất ngờ, thì hãy coi chừng website của bạn đang bị đưa vào vòng nguy hiểm và bị Google nhận định là site spam và quản chế bằng Sandbox.
2. Mục đích của Google Sandbox
a. Hướng đến lợi ích người dùng
Google rất chú trọng người dùng, vì vậy Google Sandbox được tạo ra giúp người dùng có được kết quả tìm kiếm tốt nhất, loại bỏ khả năng những website kém chất lượng nhưng lại có thứ hạng cao nhờ vào các thủ thuật SEO quá đà.
Những chiêu trò bị liệt kê là spam như: đặt quá nhiều các backlink liên kết trong và ngoài website, spam keyword trên trang…
b. Có lợi cho website tốt, loại bỏ các website kém chất lượng hay spam
Ưu điểm của Google so với các công cụ tìm kiếm khác như Yahoo hay Bing… là tốc độ index khá nhanh, tuy nhiên điều này đã tạo cơ hội cho một số SEOer mũ đen lợi dụng tạo ra nhiều liên kết spam trỏ về website nhằm để website có được một thứ hạng cao trong bảng xếp hạng tìm kiếm – điều này lại trở thành nhược điểm của Google.
Tuy nhiên, sẽ không công bằng nếu phạt các website được cho là spam bằng cách cấm index vĩnh viễn hay không được xếp hạng nếu website đó vô tình bị đối thủ chơi xấu. Vì thế, việc tạo ra Google Sandbox nhằm theo dõi website để đưa ra quyết định và hình thức phạt hợp lí hơn.
Google Sandbox không phải là một hình thức phạt vĩnh viễn của Google, đây được xem là một cơ hội cho các website hoàn thiện lại nội dung cũng như chất lượng website, có lợi cho người dùng đồng thời đáp ứng được các tiêu chí của Google.
Nhưng nếu website của bạn không biết “quay đầu là bờ” thì rất có thể sẽ bị Google Sandbox phạt vĩnh viễn.
3. Làm sao để biết website bị Google Sandbox?
Dưới đây là các cách cơ bản nhất để biết được website của bạn đang trong tình trạng thế nào, có bị Google Sandbox hay không.
a. Sử dụng các công cụ tìm kiếm khác ngoài Google
Nếu bạn thấy website của mình có thứ hạng cao trong các công cụ tìm kiếm khác như Yahoo Search hoặc Bing Search, trong khi Google thì không tìm thấy thứ hạng hoặc nằm tận hạng 300 trở lên, điều này chứng tỏ website của bạn đã bị Google Sandbox.
b. Sử dụng công cụ Google Webmaster Tool
Để kiểm tra website có bị theo dõi hay không bạn truy cập vào công cụ Webmaster Tool.
Trong mục “Lưu lượng tìm kiếm” bạn chọn “ Tác vụ thủ công” – đây là nơi Google thông báo về tất tần tật các hình phạt dành cho website và nguyên nhân kèm theo.
Nếu bạn không thấy lỗi trong mục này nhưng website vẫn không có thứ hạng có nghĩa là website đã bị dính thuật toán như Panda hay Penguin của Google.
c. Sử dụng các công cụ khác
Ngoài ra, bạn có thể tìm những công cụ kiểm tra online khác, bằng các chuyên môn, kiến thức của mình và các công cụ hỗ trợ, không khó để một SEOer nhận ra website của mình có đang bị phạt hay không.
4. Nguyên nhân bị dính Google Sandbox
Để tìm ra cách khắc phục nếu website lỡ bị dính Google Sandbox, trước tiên phải tìm ra nguyên nhân.
a. Nội dung sao chép, trùng lặp, giống nhau về đường dẫn URL
Nếu website có nội dung sao chép quá nhiều hay URL giống với các trang web khác thì ngay lập tức website bạn sẽ bị Google “để ý”.
Tuy nhiên, sự trùng lặp về các sản phẩm, thông tin sản phẩm na ná nhau là điều không thể tránh khỏi, vì vậy bạn hãy khôn khéo trong cách truyền đạt nội dung trên website, để không bị đánh giá là nội dung copy.
b. SEO quá đà cho website mới
Website của bạn mới được thiết kế xong, nhưng bạn lại nôn nóng muốn đạt thứ hạng cao nhất mà bất chấp làm SEO, trỏ nhiều backlink liên kết trong khi nội dung chưa tốt, chưa thân thiện với Google.
c. Lượng backlink lớn, tăng đột ngột trong một thời gian ngắn
Việc một website có nhiều backlink là điều bình thường, tuy nhiên nếu tăng lên một cách đột ngột sẽ bị Google “để ý” ngay.
Chưa kể đến việc các backlink có chất lượng kém, nội dung bạo lực hay nhạy cảm, hoặc bị dính Sandbox trước đó.
Trên đây là lời cảnh báo của Eric Van Buskirk với một công ty SEO mà tôi tình cờ thấy trên mạng. Dù chưa rõ độ chính xác của lời cảnh báo, nhưng tôi nghĩ đây là lời khuyên cho những ai đang có ý định sử dụng các phương thức SEO mũ đen.
d. Tối ưu SEO On-page kém
Chèn từ khóa quá nhiều, không chú trọng các thẻ title, meta descriptinon và nội dung.
c. Bị đối thủ chơi xấu
Trong kinh doanh hay bất kì lĩnh vực nào khác, việc bị các đối thủ chơi xấu là điều khó tránh khỏi. Vì vậy hãy kiểm tra website thường xuyên và kịp thời ngăn chặn các link ẩn mà đối thủ cố tình chèn vào để website bạn bị dính spam.
5. Cách khắc phục khi website bị Google Sandbox
Một khi website của bạn bị Google Sandbox thì bạn nên dùng các biện pháp sau để nhanh chóng đưa website trở về hoạt động bình thường.
Cải thiện các nguyên nhân gây Sandbox sẽ nhanh chóng giúp website thoát khỏi hình phạt của Google
Dừng ngay các thủ thuật SEO mũ đen đang thực hiện trên website, gỡ bỏ tất cả các link ẩn, hidden link. Nên chú trọng đi backlink bằng tay, chăm chút kĩ từng backlink và nội dung của nó. Việc này sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian và thứ hạng sẽ lên một cách từ từ nhưng một khi đã ở được vị trí cao thì khó có thể bị tuột hạng.
Tối ưu link nội bộ. Nên đi những link nội bộ chất lượng, hướng người dùng, đặt vào những landing-page có liên quan và thật sự cần thiết cho người dùng.
Gỡ bỏ link từ những website vệ tinh kém chất lượng. Một backlink được cho là chất lượng phải được trỏ từ các website có cùng lĩnh vực hoạt động, nội dung bài viết có liên quan, lượng truy cập là thực,…
Chú trọng nội dung cho website. Tăng cường nhiều bài viết có chất lượng càng tốt. Một bài viết chất lượng bao gồm cả từ khóa, nội dung hướng người dùng, không sao chép từ những nội dung có sẵn của các website khác. Google càng ngày càng đánh giá khắt khe và đưa ra tiêu chuẩn cho nội dung website, vì vậy nội dung của bạn càng độc đáo, càng thu hút người dùng thì website sẽ nhanh chóng thoát khỏi Google Sandbox ngay.
Các hình thức quảng cáo của Google như Adwords, Adsence chỉ nên thực hiện sau khi đã hoàn tất gỡ bỏ các backlink xấu.
Nếu website bị đối thủ chơi xấu, bạn nên gửi mail cho Google thông báo về sự việc này, nếu không hãy báo cáo tình hình khắc phục website của bạn để nhanh chóng thoát khỏi Google Sandbox.
Làm lại site map và submit lên Google Webmaster Tool.
Cuối cùng, bạn nên kiên nhẫn chờ đợi. Nếu website có khắc phục lỗi và cố gắng hoàn thiện hơn thì sẽ nhanh chóng được Google gỡ bỏ hình phạt.
Google luôn cập nhật các thuật toán cũng như đưa ra những công cụ kiểm tra website, hình thức phạt nhằm mục đích hướng website thân thiện người dùng hơn, mang lợi ích đến người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm.
Chúc các bạn có thể tránh được Google Sandbox hoặc thoát khỏi hình phạt này nhé.
Liên hệ với Hoc11.vn– Công tySEO Singapoređể nhận tư vấn đẩy mạnh kinh doanh trên website
- Speed Test: Google speed test và 9 website nổi bật 2021
- Domain Authority là gì? 9 Bước Check Domain Authority khi tạo website
- Top 10 công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến
- Xây dựng thương hiệu và những điều starup cần phải ‘khắc cốt ghi tâm’ (Phần 1)
- Thẻ canonical là gì? Tổng hợp các kiến thức về thẻ canonical.