External link là loại liên kết mang lại sức mạnh và độ tin cậy cho website. External link được các SEOer đánh giá cao trong việc tăng chỉ số xếp hạng của website trên công cụ tìm kiếm.
Vậy external là gì, cần lưu ý gì khi đặt external link ? Hãy cùng HOC11.VN theo dõi trong bài viết dưới đây.
1. External link là gì
External link( outbound links) là một dạng liên kết ra ngoài trang web của bạn. Tức là một liên kết từ trang website của bạn trỏ đến một trang website khác hoặc một tài nguyên khác trên internet.
Định dạng source code external link:
Trong đó
- https://www.external-domain.com/: url của trang đích bên ngoài mà bạn muốn trỏ đến
- Link Anchor Text: Là một đoạn văn bản hoặc đa phương tiện.. dùng để đặt đường link đó
2. Phân biệt External link, Internal link và Backlink
Ngoài External link, chắc hẳn bạn cũng nghe nói đến Internal link và Backlink (inbound link) – những yếu tố góp phần không nhỏ trong việc giúp website trở nên đáng tin cậy hơn với công cụ tìm kiếm. Mỗi loại lại có một ưu, nhược điểm và ứng dụng riêng trong khẳng định uy tín, chất lượng website của bạn.
Hiểu và sử dụng 3 loại link này theo một chiến lược cụ thể là một bước quan trọng giúp thứ hạng website của bạn tăng cao và ổn định.
Dưới đây là cách HOC11.VN phân biệt 3 loại link này
Điểm giống nhau:
- Cả 3 dạng đường dẫn đều cần Anchortext để neo url, giúp người dùng click vào dễ dàng hơn, và biết được họ đang đọc cái gì khi click vào anchortext đó.
- Khi đặt link cần đảm bảo mang lại lợi ích cho người đọc và đúng ngữ cảnh
Điểm khác nhau:
Khái niệm | Đặc điểm | |
External link | Link từ website của mình đi đến website khác | Cần tối ưu số lượng và chất lượng của External link |
Internal link | Link nội bộ các webpage trong cùng một website với nhau Ví dụ: link từ trang “giới thiệu” đến trang “liên hệ trong website của bạn | Không giới hạn số lượng internal link trong một webpage |
Backlink | Link từ một website khác về website của mình |
|
3. 3 Lợi ích quan trọng của External link
Góp phần ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng, sự uy tín của Website một cách trực tiếp, External link là một trong số những tiêu chí quan trọng giúp đánh giá thứ hạng website trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm.
3.1. Cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng
Việc đặt External link đến một trang web khác uy tín và có nội dung hay cũng như việc cung cấp thêm những kiến thức mới cho người dùng ở khía cạnh liên quan góp phần củng cố thêm về luận điểm trong bài viết của bạn đưa ra. Điều này sẽ giúp người đọc có một hành trình trải nghiệm tốt trên trang của bạn.
3.2. Tạo sự uy tín đối với người dùng
Tạo External link trong bài viết giúp cung cấp thêm thông tin tham khảo cho người dùng là điều cực kỳ cần thiết. Điều ấy chứng tỏ website bạn đang cung cấp thông tin đáng tin cậy. Người dùng có khả năng cao sẽ quay lại website của bạn vào lần tới.
3.3. Góp phần nâng cao thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm
Với tư duy đặt người dùng lên trên hết, Google đánh giá cao việc sử dụng liên kết ra bên ngoài trang, bởi nó mang lại lợi ích cho người dùng. Nhưng hãy chắc chắn rằng bất kỳ trang web nào bạn liên kết đến đều có chất lượng cao, được tin cậy.
Rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để giải đáp thắc mắc về sự ảnh hưởng tới việc xếp hạng trong bảng kết quả tìm kiếm Google của External link. Và câu trả lời là “có”. Vì vậy nếu bạn là quản trị viên website hay SEOer, đừng ngần ngại đặt External link trong bài viết của mình.
4. Nhược điểm khi dùng External link đến website
Bên cạnh những lợi ích, External link cũng đem lại không ít ảnh hưởng không tốt đến trang web của bạn, cụ thể như:
- Khi bạn dẫn link đến một trang trang đích có nội dung kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến độ uy tín của website. Điều này khiến người dùng có những ấn tượng không tốt về website và họ sẽ không bao giờ quay lại website của bạn.
- Khi bạn External link đến một website bị Google phạt hoặc những trang web không liên quan đến nội dung của website sẽ khiến thứ hạng website của bạn bị ảnh hưởng.
- Ngoài ra, khi khách hàng Click vào Link out để đi đến một trang web khác thì khả năng họ sẽ không quay trở lại trang của bạn
Với những ưu và nhược điểm như trên, HOC11.VN cho rằng, bạn cần có một chiến lược sử dụng External link để không ảnh hưởng tới thứ hạng website.
Vậy làm cách nào để sử dụng External link một cách thông minh? Tiếp tục theo dõi bài viết nhé…
5. Hướng dẫn sử dụng External link
Sử dụng External link khéo léo, linh hoạt sẽ giúp cải thiện thứ hạng cho website của bạn từ đó có thêm nhiều traffic hơn.
5.1. Cách đặt External link: Link Dofollow và link nofollow
Có 2 đặc điểm cơ bản bạn cần chú ý khi đặt External link:
- Trỏ đến trang web có độ liên quan và uy tín và chất lượng
- Đặt thẻ rel = “nofollow” khi cần thiết
Thẻ rel là gì
Trong HTML, rel là một dạng thuộc tính dùng để quy định tính chất của các liên kết. Có 2 loại thuộc tính rel chính: rel=”nofollow” và rel=”dofollow” dùng để khai báo với các con bot của công cụ tìm kiếm.
Mặc định khi bạn chèn External link mà không tác động gì, công cụ tìm kiếm sẽ hiểu đó là thẻ rel = “dofollow”, và đi vào liên kết đó để thu thập dữ liệu.
Ngược lại, khi đặt thẻ rel=”nofollow” vào liên kết, công cụ tìm kiếm sẽ tự mặc định bỏ qua liên kết đó. Điều này giúp trang web của bạn an toàn hơn nếu trang của bạn liên kết bị Google phạt hoặc trang có chương trình tiếp thị liên kết.
Cách đặt thẻ rel:
Ngoài cách đặt bằng chèn trực tiếp vào source code, bạn có thể tham khảo Plugin tự động chèn Dofollow và Nofollow
5.2. Cách xóa External link trong website
Để xóa External link của một trang đích, rất đơn giản, bạn chỉ cần:
- Bước 1: Đăng nhập vào trình quản trị của website,
- Bước 2: Sau đó di chuyển đến trình quản trị của trang đích chứa External link cần xóa
- Bước 3: Trỏ chuột vào anchor text chứa link và bôi đen hoặc click trỏ chuột vào anchor text
- Bước 4: Tìm kiếm biểu tượng đặc trưng của link là hình “mắt khóa liên kết” trên thanh công cụ của trình soạn thảo văn bản để xóa. Hoặc xóa trực tiếp trong source code(với những bạn biết code)
Tuy nhiên, để tìm những External link trong một website với hàng nghìn trang đích khác nhau không phải việc dễ dàng? Hãy cùng HOC11.VN tiếp tục tìm hiểu 2 công cụ kiểm tra External link phổ biến nhất hiện nay.
6. 2 công cụ kiểm tra External link cho toàn website
6.1. Công cụ Ahref
Để quét được toàn bộ những External link của website bất kỳ bằng Ahref, bạn làm theo những bước sau:
Bước 1: Truy cập Ahrefs
Bước 2: Nhập website cần check vào phần tìm kiếm
Bước 3: Kéo thanh menu bên trái xuống dưới, chọn “Linked domain”
Bước 4: Kiểm tra “External Link” ở trang kết quả
Ta sẽ nhận được kết quả là những domain mà website đã liên kết đến
Trong đó:
- Cột Linked domain: Là những domain ra bên ngoài
- Cột DR: Chỉ số độ uy tín
- Cột Links from target: Link Out trỏ đến những liên kết cụ thể nào
- Cột dofollow: Hiển thị số liên kết ra ngoài, màu xanh đậm thể hiện cho việc Outbound Link mang thuộc tính dofollow hay nofollow
Bước 5: Kiểm tra External Link ra liên kết nào
Ở cột Links from target các bạn chỉ cần nhấp vào dấu mũi tên trỏ xuống tương ứng với mỗi domain, các bạn sẽ xem được danh sách trang cho link, link nào, và anchor text đi cùng với link đó.
6.2. Công cụ Screaming Frog
Bước 1: Vào giao diện Screaming Frog sau đó nhập website hoặc nhập link bạn muốn kiểm tra External link vào ô tìm kiếm -> Nhấn start
Bước 2: Sau khi nhấn Start sẽ hiện kết quả như bảng dưới đây.
Bước 3: Bạn nhấp vào External là có thể kiểm tra được toàn bộ External link của toàn website.
Bước 4: Bạn nhấn Export để tải về máy tính và xem được toàn bộ external link của website
7. Các loại website nên tránh khi đặt liên kết ngoài
External link ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa của website, khi đặt liên kết ngoài bạn cần tránh những website như sau:
7.1. Các website chứa phần mềm độc hại
Không nên trỏ external link đến một website độc hại hoặc tệp độc hại. Đặc biệt là các web khai thác các nội dung bất hợp pháp như: sex, website cá độ, đánh bài….
Bởi việc làm này sẽ khiến website của bạn bị mất đi sự uy tín của người đọc khi họ vô tình thấy hoặc click vào link đó.
Ngoài ra, công cụ tìm kiếm cũng sẽ cho website của bạn vào danh sách đen ngay lập tức bởi website của bạn gây hại cho người dùng.
7.2. Liên kết đến các trang tiểu sử cá nhân
Đối với trang tiểu sử cá nhân, mọi thông tin vẫn chưa được xác thực, vì vậy, cần kiểm chứng một cách kỹ lưỡng. Nếu không đủ tính xác thực thì không nên đặt các External Link.
Tiêu chuẩn cho External Link trong trang tiểu sử cá nhân thường chất lượng hơn so với các bài viết khác.
7.3. External Link đến website yêu cầu đăng ký để xem thông tin
Bạn nên tránh chèn các external link đến các trang web yêu cầu đăng ký hoặc trả phí mới có thể xem nội dung. Hầu hết người dùng sẽ không thực hiện thao tác này, nên sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn khi đặt External link
Ví dụ: Facebook và một số tờ báo online thường yêu cầu đăng ký để truy cập một số hay tất cả nội dung của họ.
7.4. Liên kết đến website có nội dung không phải tiếng Việt
Nên ưu tiên liên kết các trang web tiếng Việt để người dùng trên website không cần tốn nhiều thời gian để hiểu thông tin.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể liên kết đến một trang web không phải tiếng Việt. Với điều kiện:
- Trang web chính thức không có sẵn tiếng Việt hoặc bạn muốn liên kết đến các bài viết bằng ngôn ngữ gốc của nó bởi các hình ảnh, bản đồ. Người dùng có thể dễ dàng nắm được thông tin mà không cần đọc đoạn text đó.
- Đó là tài liệu tham khảo viết dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau.
7.5. Liên kết đến các trang điều hướng
Không liên kết đến các trang đã được điều hướng sang một url khác. Điều này được liệt kê vào danh sách các trang spam, thường xuyên được các link spammer sử dụng. Vì sẽ không mang lại giá trị gì cho người dùng và website
7.6 Liên kết đến các trang web video do người dùng gửi
Mặc dù chưa có chính sách cụ thể nào đối với liên kết đến trang Youtube hay các trang web video do người dùng gửi. Tuy nhiên các links này phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định: đó chính là bản quyền.
Bởi nhiều video trên Youtube hoặc các website tương tự không đáp ứng được các tiêu chuẩn để đặt external link khi không đảm bảo được quyền sở hữu với các nội dung trên trang.
7.7. 6 Lưu ý khi tạo External link trong website
Để có external link chất lượng, bạn cũng cần tham khảo 6 lưu ý dưới đây:
- Đa dạng các liên kết tới website.
- Lựa chọn những Anchor text phù hợp, thường xuyên thay đổi các anchor text dành cho các liên kết.
- Không nên đặt quá nhiều các liên kết đến cùng một trang.
- Cần đề cao giá trị chất lượng của External Link thay vì số lượng.
- Sự phù hợp nội dung giữa website với các trang web liên kết.
- Kiểm tra độ tin cậy và phổ biến của các tên miền muốn liên kết.
8. Top 5 nguồn External link uy tín cho SEO
Dưới đây là 5 nguồn External link cần thiết, uy tín trong quá trình xây dựng liên kết ngoài cho website.
8.1. Website của chính phủ
Việc đặt External link về những website của chính phủ sẽ tăng độ uy tín và tin cậy cho website của bạn.
Một số website chính phủ có thể kể đến như:
8.2. Website tổ chức phi lợi nhuận
Website tổ chức phi lợi nhuận nổi tiếng và có quy mô toàn quốc hoặc trên thế giới bao gồm:
Website này có độ uy tín cao, được người dùng tin tưởng bởi những lợi ích to lớn mà họ làm cho xã hội. Nhưng bạn vẫn cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi liên kết ngoài đến những website này để phù hợp với nội dung website của bạn.
8.3. Website giáo dục (.edu)
Website giáo dục (edu): Các trang web .edu có sự uy tín cao làm cho người dùng tin tưởng hơn mỗi khi vào website. Vì vậy việc External link đến website này rất hữu ích cho website của bạn, giúp tăng traffic và thứ hạng cho website.
Ví dụ một số website giáo dục:
Lưu ý: Trước khi đặt External link bạn cũng cần tìm hiểu nội dung trên website có chất lượng hay không, vì ngày có nhiều website.edu nhưng nội dung lại không uy tín, chất lượng.
8.4. Website cá nhân uy tín trong ngành
Việc External link với website cá nhân uy tín trong ngành cũng được nhiều SEOer lựa chọn, vì là chuyên gia trong ngành có sự uy tín, tin tưởng cao, rất tốt cho website của bạn.
Ngoài ra, việc external link đến website là chuyên gia trong ngành, cũng là bước đầu giúp bạn tạo mối quan hệ với những “hot blog” đó và có được liên kết quay lại (backlink chất lượng) từ website của họ.
Ví dụ Website cá nhân uy tín trong ngành Marketing
- https://www.mattcutts.com/blog/ : Matt Cutts là cái tên không còn xa lạ trong giới làm SEO. Ông là người đã viết nên phiên bản SafeSearch đầu tiên, một ứng dụng trong cỗ máy tìm kiếm Google.
- http://www.philkotler.com/: Philip Kotler được cả thế giới công nhận là cha đẻ của ngành Marketing hiện đại, là chuyên gia hàng đầu về tiếp thị chiến lược.
8.5. Website đầu ngành
Những website đầu ngành như một kim chỉ nam giúp người dùng có những kiến thức chi tiết và chính xác nhất. Vì vậy, việc liên kết ngoài đến website đó sẽ giúp người dùng tin tưởng nội dung mà bạn truyền đạt và cũng là tín hiệu tốt giúp google đánh giá độ “trust” cho website.
Ví dụ: Website đầu ngành Y:
Hy vọng với bài viết này, HOC11.VN đã giúp bạn giải đáp cho câu hỏi “External link là gì” và có cách nhìn mới về cách sử dụng liên kết ngoài hiệu quả.
Để tăng thứ hạng cho website trên trang tìm kiếm, đừng từ bỏ bất cứ một yếu tố nào dù là nhỏ nhất.
Ngoài ra, HOC11.VN cũng cung cấp rất nhiều khoá học về SEO tại HOC11.VN Academy. Hãy đăng ký ngay từ hôm nay để tham gia những khóa học miễn phí từ HOC11.VN !
Và đừng quên theo dõi HOC11.VN để nhận được những bài viết hữu ích tiếp theo !