Hiện nay, với tình trạng bệnh bạch hầu đang diễn ra một các phức tạp, nhiều người đang tìm hiểu về việc tiêm phòng bệnh bạch hầu. Vậy bạn đã biết rằng những đối tượng nào thì sẽ cần tiêm vắc xin bạch hầu hay chưa?
Những ngày gần đây, thông tin về những ca dương tính với bệnh bạch hầu tại tỉnh Đăk Nông đang làm xôn xao dư luận cả nước. Thế nên, nhiều người đang tìm các phương pháp để phòng ngừa bệnh, cụ thể là sẽ tìm tới việc tiêm chủng vắcxin. Vậy những đối tượng nào sẽ phải cần đi tiêm ngừa trong giai đoạn này để hạn chế sự lây lan của bệnh trong thời gian này?
Tình hình dịch hiện nay không phức tạp như COVID-19
Những thông tin gần đây về dịch bạch hầu khiến cho nhiều người dân hoang mang, và đưa con và cả bản thân đi tiêm phòng ở các cơ sở y tế trên thành phố. Bạch hầu là một bệnh dễ lây lan, và nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra các biến chứng cho tim và nghiêm trọng hơn là gây tử vong.
Tuy nhiên, theo TS Trần Quốc Việt – giám đốc Bệnh viện Quân y 175 – cho biết người dân không nên quá hoảng loạn bởi nó không phức tạp như dịch COVID-19 đang diễn ra trên toàn thế giới. Hiện nay chúng ta cũng đã có thuốc điều trị dự phòng cũng như là bệnh nhân sẽ hồi phục tốt nếu được điều trị kịp thời. Ngoài ra, mọi người hoàn toàn có thể tiếp xúc gần với các bệnh nhân nếu uống thuốc dự phòng nếu như cơ thể của người đó không kháng thuốc, và điều này sẽ hạn chế được sự lây lan rộng của bệnh bạch hầu hiện nay.
Vắc xin phòng ngừa bệnh bạch hầu hiện nay
Theo thông tin từ Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, vì đại dịch COVID-19 đã diễn ra khiến cho tỷ lệ tiêm chủng vắc xin ngăn ngừa bạch hầu có phần giảm sút đi khá nhiều. Ngoài bạch hầu thì những bệnh khác cũng diễn ra tình trạng tương tự.
Hiện nay có rất nhiều loại vắc xin như vắc xin 6 trong 1 hay vắc xin 5 trong 1, để biết mình cần tiêm chủng loại vắc xin nào thì bạn nên đến các trung tâm y tế để được tư vấn thêm. Dưới đây là những lưu ý về việc tiêm phòng vắc xin lần đầu và tiêm lại cho người lớn.
Đối với trẻ sơ sinh (tiêm vắc xin lần đầu)
Hiện ở Việt Nam thì tất cả trẻ nhỏ đều được khuyến khích đi tiêm vắc xin ngừa bạch hầu, cụ thể là 3 liều lúc trẻ được 2,3 và 4 tháng tuổi. Bạn nên đưa trẻ đi tiêm nhắc lại vào lúc 18 tháng tuổi theo đúng lịch hẹn của bên trung tâm tiêm chủng.
Ngoài ra, đối với các bé trong độ tuổi từ 4-6, bạn có thể đưa bé đi tiêm nhắc lại với vắc xin 4 trong 1 tại các cơ sở y tế.
Đối việc tiêm chủng lại
Theo TS Đặng Thị Thanh Huyền – Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia – thì sau khi có khảo sát cho thấy 90% phụ nữ trong độ tuổi từ 18-25 tuổi thì không còn kháng thể để có thể chống lại vi khuẩn gây ra bệnh bạch hầu. Thế nên, nhiều chuyên gia cũng khuyên rằng bạn nên đi tiêm nhắc lại 10 năm/ 1 lần để có thể bổ sung được kháng thể để ngừa bệnh bạch hầu.
Các phản ứng có thể gặp sau khi tiêm chủng vắcxin
Ở một số trường hợp, người sau khi tiêm vắcxin ngừa bạch hầu trong từ 1-2 ngày đầu có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như sốt, sưng đỏ và đau tại vị trí đặt kim tiêm.
Tuy nhiên, trong trường hợp người được tiêm có xuất hiện các biểu hiện bất thường như sốt cao nhưng không có đáp ứng lại với thuốc hạ sốt hay là phát ban, tím tái, phát ban, hôn mê,… thì khi này bạn nên đưa họ đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Mặc dù thông tin về bệnh bạch hầu được lan truyền với số lượng lớn, bạn cũng không nên quá hoang mang bởi hiện tại ta đã có thuốc cũng như là vắc xin để ngừa bệnh. Nếu chưa đưa trẻ đi tiêm phòng hay là cần tiêm nhắc lại, bạn hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn một cách cụ thể hơn nhé!
Xem thêm:
>> Bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh
>> Bệnh bạch hầu có lây không? Những ai dễ bị mắc bệnh bạch hầu?
>> Các dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu
Mua nước rửa tay tại :
Nguồn: https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/nhung-ai-can-phai-tiem-ngua-vac-xin-phong-benh-bach-hau-1269388
- Có thể chạy cùng lúc Mua kèm deal sốc với các chương trình khuyến mãi khác không?
- Phân biệt can, could, be able to dễ dàng với phương pháp cực đơn giản
- Content Marketing nhờ có SEO: sức mạnh website tăng gấp đôi!
- MGID: Mạng quảng cáo không dành cho “nhà nghèo”
- TOP 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam gọi tên ngân hàng nào?