Vào thời điểm nào thì nên mua điện thoại thông minh cho trẻ? Nên đặt ra giới hạn sử dụng nào để trẻ làm theo? Bài viết sau đây do phóng viên Grégoru Rozières của tờ HuffPost tóm lược từ cuộc trao đổi với các chuyên gia về vấn đề trên.
Không có thiết bị công nghệ nào được gần như tất cả các tầng lớp xã hôi đón nhận nhanh chóng như chiếc điện thoại thông minh. Một cuộc đua nước rút phía trước càng khó tin hơn khi nó hợp nhất hai cuộc cách mạng khác đã và đang tiếp tục làm thay đổi xã hội: Internet và điện thoại di động.
Năm 2018, 75% dân Pháp được trang bị điện thoại thông minh. Tỷ lệ này tăng lên 98% nơi những người tuổi từ 18 đến 24 và thậm chí là 83% nơi những người tuổi từ 12 đến 17. Ngay cả khi nêu câu hỏi về tác động của làn sóng thủy triều này đối với cuộc sống chúng ta, một câu hỏi khác còn hóc búa hơn được đặt ra: điện thoại thông minh có tác động gì đối với con cái chúng ta?
Ngày nay, trẻ em của thời đại kỹ thuật số sinh ra và lớn lên với các màn hình cảm ứng, được cung cấp điện thoại thông minh ngày càng sớm hơn. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng biết sử dụng điện thoại thông minh một cách thuần thục. Điều này cũng không giúp chúng ta đánh giá những lợi ích, sự thoải mái của những người trưởng thành trong tương lai về sự kết nối thường trực với thế giới.
Trong một báo cáo năm 2017, UNICEF lưu ý rằng, ngay cả khi các chứng cứ đã được giảm nhẹ, “nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy việc trẻ em sử dụng công nghệ kỹ thuật số có tác dụng tích cực đáng kể”.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là không có rủi ro hay nguy cơ tồn tại, cũng không có nghĩa là buông lỏng, không kiểm soát việc trẻ sử dụng điện thoại thông minh. Các ví dụ về ảnh hưởng xấu của việc lạm dụng điện thoại thông minh không phải là ít.
Điều mà các nhà nghiên cứu không chắc chắn là do điện thoại thông minh đã khẳng định được chỗ đứng quá nhanh và quá tốt. Ngày nay, hầu như không thể so sánh người sử dụng với người không sử dụng vì những người không sử dụng quá hiếm hoi. Nhưng phụ huynh không thể chờ đợi khoa học đồng thuận chắc chắn và dứt khoát trước khi mua chiếc điện thoại thông minh cho con và xác định quy tắc sử dụng.
Nhân dịp mùa tựu trường, HuffPost quyết định đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa cha me, con cái và điện thoại thông minh qua một loạt bài báo và blog. Để thực hiện điều này, HuffPost đã nghiên cứu các tài liệu khoa học có sẵn và phỏng vấn các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau để có câu trả lời rõ ràng và chính xác nhất có thể.
Người Pháp nghĩ gì về điện thoại thông minh đối với trẻ em?
Trước hết, điều quan trọng là đặt câu hỏi những công dụng của điện thoại thông minh là gì và người Pháp nghĩ gì về những công dụng đó. 83% trẻ từ 12 đến 17 tuổi được trang bị điện thoại thông minh. Và thậm chí nhiều trẻ em nhỏ tuổi hơn đã ít nhiều tiếp cận với công nghệ này.
Một cuộc thăm dò do YouGov thực hiện cho HuffPost cho thấy hầu hết người Pháp đã có cùng suy nghĩ về tuổi tối thiểu nên có điện thoại thông minh, trước khi mua cho con cái. Những lý do đưa ra cũng rất đa dạng. Trái lại, hầu hết cha mẹ đều nhất trí với ý kiến cấm trẻ em sử dụng điện thoại thông minh trong trường học với tỷ lệ rất cao lên đến 82%.
Các nhà nghiên cứu nói gì?
Cho phép hay cấm điện thoại thông minh, xác định tuổi, phạm vi và giới hạn tùy thuộc vào từng gia đình. Giáo dục cuộc cách mạng kỹ thuật số này phải phù hợp với một dự án lớn hơn của phụ huynh.
Nhưng để đưa ra quyết định đúng đắn, thật là sáng suốt khi hỏi ý kiến các nhà khoa học về chiếc điện thoại thông minh mới lạ này. Sự chinh phục ngoạn mục các gia đình của điện thoại di động khiến cho các cuộc nghiên cứu khoa học trở nên khó khăn, rất khó để xác định sự khác biệt giữa những trẻ có và trẻ không có điện thoại thông minh. Dù vậy, nhiều nhà nghiên cứu đang nghiên cứu về vấn đề này.
Và chúng ta đã bắt đầu, dù không thật sự chắc chắn, có những dấu hiệu ít nhiều rõ ràng và vững chắc rằng thiết bị nhỏ nhắn này vừa có tác động tích cực lẫn tiêu cực.
Một trong những câu hỏi lớn tất nhiên là tuổi tối thiểu sử dụng điện thoại thông minh là bao nhiêu. Các khuyến nghị của ANSES và OMS (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và Tổ chức Y tế thế giới) bao gồm trẻ dưới 2 tuổi không được tiếp xúc với màn hình và trẻ dưới 5 tuổi chỉ được tiếp xúc với màn hình tối đa 1 giờ, ngoài ra không có nội dung tương tự nào khác.
Thật ra, các nhà khoa học khó có thể đưa ra lứa tuổi nhất định. Trước hết vì điện thoại thông minh có nhiều loại. Nó có nhiều công dụng khác nhau đến mức khó có thể, thậm chí gần như không thể xác định tuổi cố định. Ngược lại, có nhiều lời khuyên cần quan tâm xem xét trước khi đưa ra quyết định.
Sau khi xác định được tuổi trẻ em bắt đầu sử dụng điện thoại, một trong những nỗi lo sợ của cha mẹ là thấy trẻ không bao giờ xa rời chiếc điện thoại, nói cách khác là trẻ trở thành “con nghiện”. Những năm gần đây, người ta nói nhiều về chứng “nomophobie” hay “nỗi sợ hãi hay lo lắng về việc không có điện thoại di động hoặc không thể sử dụng nó”.
Nhưng hơn cả chiếc điện thoại, có những nội dung cho phép chúng ta tiếp cận, nhưng đồng thời cũng khiến chúng ta có thể bị nghiện. Điện thoại thông minh chỉ có thể là công cụ có thể gây nghiện.
Nên đặt ra những giới hạn nào cho trẻ em?
Nếu có thể tóm tắt những lời khuyên của các nhà nghiên cứu trong một câu thì đó sẽ là “điều quan trọng là cha mẹ phải theo sát trẻ, đặt ra phạm vi, những giới hạn trẻ không được vượt ra, và nói cho trẻ biết điều đó”. Bởi vì, nếu trẻ em cảm thấy thoải mái về mặt kỹ thuật với mản hình cảm ứng, chúng không hẳn đã biết cách sử dụng đúng, điều độ.
Khi được phỏng vấn, các nhà nghiên cứu đã đưa ra ý tưởng về các quy tắc và lời khuyên nên áp dụng đã được nêu lên ở trên. Catherine Verdier, nhà tâm lý học trẻ em, Brigitte Prot, nhà giáo dục tâm lý, và Elizabeth Englander, giáo sư tâm lý học, cũng đã đưa ra một số lời khuyên như cha mẹ và con cái nên cùng nhau tìm hiểu cách sử dụng điện thoại, trao đổi với trẻ em về sử dụng điện thoại một cách có trách nhiệm.
Tuy nhiên, ngay cả với người có ý chí tốt nhất, không phải lúc nào cha mẹ cũng dễ dàng tạo ra phạm vi, giới hạn cho phép trẻ sử dụng điện thoại một cách hợp lý nhất.
Cần thiết phải đặt ra các quy tắc nhưng quan trọng hơn là làm sao để trẻ em tuân thủ. Để thực hiện điều này, thảo luận là chìa khóa thành công, nhưng việc sử dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả của cha mẹ, mà không đi quá mức, có thể rất hữu ích.
Biết cách chọn thiết bị thích hợp
Một khi đã suy nghĩ kỹ, các quy tắc, giới hạn được đặt ra, vẫn cần phải biết chọn cho con mình chiếc điện thoại phù hợp nhất. Số lượng điện thoại thông minh và giá cả trọn gói đa dạng nên các bậc phụ huynh phải cẩn trọng trong việc lựa chọn chiếc điện thoại thông minh tốt nhất cho con.
Đối với điện thoại thông minh, chất lượng và giá cả đi đôi với nhau, nhưng cũng cần chú ý đến độ bền, chất lượng pin, tất cả tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Đối với hợp đồng trọn gói, tất nhiên là phải xem xét giá, nhưng cũng phải quan tâm đến chất lượng truyền tải và hệ 4G.
Nguồn: https://doanhnhanplus.vn/dien-thoai-thong-minh-tre-em-va-cha-me-498391.html