Với sức ép cạnh tranh của nền kinh thế thị trường thì bảo vệ thương hiệu là một trong những việc làm quan trọng của doanh nghiệp. Chính vì thế, bài viết này sẽ đưa ra lý giải tại sao phải bảo vệ và các bước làm chính xác nhất cho các bạn.
Tại sao phải bảo vệ thương hiệu?
Với nền kinh tế hội nhập như hiện nay thì trên thị trường có rất nhiều sản phẩm đa dạng thương hiệu. Điều này sẽ tạo nên nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Cũng chính vì thế thách thức của các doanh nghiệp càng lớn hơn. Thương hiệu chính là cái giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết với các sản phẩm cùng loại. Nó có thể bao gồm: nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Việc xây dựng thương hiệu tốn bao nhiêu là công sức và tiền bạc. Thế nhưng một số doanh nghiệp chủ quan không biết tầm quan trọng của việc bảo hộ thương hiệu.
Các chính sách bảo vệ thương hiệu không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ về kinh tế mà còn là chiến lược phát triển, đi vào cụ thể:
– Kêu gọi được vốn đầu tư từ trong và ngoài nước.
– Được hưởng những quyền lợi hợp pháp và chính đáng.
– Thúc đẩy sự cạnh tranh tạo môi trường hoàn thiện và phát triển.
– Giúp người tiêu dùng phân biệt được “hàng thật” “hàng giả”.
– Bảo vệ tài sản doanh nghiệp và quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng.
2. Một số ví dụ về thương hiệu Việt bị “ăn cắp”
Một vài ví dụ về bảo vệ thương hiệu không tốt để các doanh nghiệp khác cướp mất vì sự bất cẩn của mình.
Trước khi thị trường bùng nổ thì tại Việt Nam không ít các thương hiệu nổi tiếng bị những đối tác ăn cướp và đăng kí ở nước ngoài như kẹo dừa Bến Tre tại Trung Quốc, thuốc lá Vinataba bị Indonesia đăng ký bản quyền 12 quốc gia, mì Vifon, bánh phồng tôm Sa Giang tại Châu Âu …
Cụ thể hơn như Cà phê Buôn Ma Thuột của Việt Nam bị Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee., Ltd có trụ sở tại Quảng Châu, Trung Quốc đã nhanh tay đăng ký độc quyền nhãn hiệu “Buon Ma Thuot Coffee” . Hay cafe Trung Nguyên cũng bị công ty Mỹ ăn cắp và đăng ký WIPO nhưng bằng những nỗ lực và chứng cứ cụ thể thì thương hiệu này đã lấy lại được tuy nhiên mất không ít tiền của.
Ví dụ đau thương hơn là thương hiệu bia Huda Beer, một thời làm mưa làm gió trên thị trường nhưng họ phải ngậm ngùi nhắm mắt chia tay với tỉnh Thừa Thiên Huế về với hãng bia Carlsberg. Và đến năm 8/2014 thì Carlsberg bán cho Heineken Việt Nam. Hay mới đây nhất, tổng công ty dầu khí Việt Nam cũng đang trước nguy cơ bị “mất trắng” thương hiệu tại Mỹ. Chính vì thế đừng vì một phút lơ là của mình mà mất đi những gì mình đang có.
5 bước bảo vệ thương hiệu chính xác nhất
Qua những ví dụ trên, doanh nghiệp phải thấy tầm quan trọng của bảo vệ thương hiệu và hãy bắt tay vào làm ngay lập tức. Vì vậy, ngoài việc đi đăng ký bảo hộ ở sở trí tuệ thì doanh nghiệp cần phải thực hiện các bước sau:
– Thường xuyên kiểm tra các thương hiệu khác có gây nhầm lẫn với thương hiệu mình không: Theo thống kê tại cục sở hữu trí tuệ thì một năm có hơn 30.000 đơn đăng ký nên khó tránh khỏi khả năng bị trùng lặp hay tương đồng khiến khách hàng khó nhận biết.
– Theo dõi những thương hiệu trên thị trường: Luật bảo vệ thương hiệu đối với doanh nghiệp khi và chỉ khi công ty cung cấp đủ cơ sở và chứng cứ. Chính vì vậy, cần phải chú ý xem xét trên thị trường có sản phẩm nào xâm phạm đến thương hiệu của mình không?
– Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu: Bộ nhận diện chính là cái để người tiêu dùng nhận biết thương hiệu của bạn.
– Xây dựng tên miền tương ứng: Tên miền và thương hiệu mang ý nghĩa khác nhau, nhưng để dễ nhận biết và tránh nhầm lẫn thì nên đặt tương tự.
– Duy trì bảo hộ: Theo hợp đồng đăng ký bảo hộ, thì 5-10 năm phải gia hạn một lần, chú ý để được bảo hộ vĩnh viễn.
Tóm lại, bảo vệ thương hiệu không chỉ giữ vững tài sản cho doanh nghiệp mà còn là hình thức bảo vệ thương hiệu đối với khách hàng. Vì vậy, bạn hãy là một nhà doanh nghiệp không ngoan trong việc phát triển thương hiệu trong bối cảnh hiện nay.
–>
Nguồn: https://blog.abit.vn/kham-pha-nhung-ly-do-va-cac-buoc-bao-ve-thuong-hieu-chinh-xac-nhat/