Bạn là người mới bắt đầu học tiếng Anh? Bạn không biết cách đọc từ vựng tiếng Anh chính xác nhất? Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ hướng dẫn bạn cách đọc bảng phiên âm tiếng Anh chuẩn xác nhất giúp bạn tự rèn luyện kỹ năng đọc chuẩn tiếng Anh và hoàn thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh hiệu quả nhất.
Bảng phiên âm tiếng Anh IPA là gì?
Phiên âm tiếng Anh là những ký tự được ghép vào với nhau để tạo thành từ. Ngoại trừ một vài âm trong tiếng Anh mà tiếng Việt không có trong bảng phiên âm thì cách đọc phiên âm tiếng Anh khá giống với tiếng Việt. Phiên âm tiếng Anh được quy định và sử dụng phổ biến trên toàn thế giới giúp cho việc học phát âm chuẩn xác hơn.
Bảng phiên âm tiếng Anh (International Phonetic Alphabet) viết tắt là IPA là tên gọi của bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế. Bảng IPA chứa 44 âm (sounds) bao gồm:
– 20 nguyên âm (vowel sounds)
– 24 phụ âm (consonant sounds).
Các âm kết hợp với nhau hình thành cách phát âm của từ. Để phát âm được 1 từ đúng, chúng ta sẽ cần phát âm dựa vào phần phiên âm của từ chứ không nhìn vào mặt chữ của từ đó. Bạn cần phát âm tiếng Anh dựa vào phần phiên âm của từ để phát âm chính xác một từ.
Biết cách sử dụng bảng phiên âm tiếng Anh sẽ giúp bạn học tiếng Anh nhanh và chính xác hơn, việc phát âm tiếng Anh sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Bảng phiên âm tiếng Anh (International Phonetic Alphabet)
Trong đó:
– Vowels – Nguyên âm
– Consonants: Phụ âm
– Monophthongs: Nguyên âm ngắn
– Diphthongs: Nguyên âm dài
Cách phiên âm chuẩn quốc tế theo bảng phiên âm tiếng Anh IPA
Bảng phiên âm tiếng Anh được chia thành 2 phần đó là về nguyên âm và về phụ âm. Sau đây, Unica sẽ hướng dẫn bạn cách đọc chi tiết bảng phiên âm tiếng Anh chuẩn xác nhất, cụ thể như sau:
Về phần nguyên âm
Phần nguyên âm trong bảng phiên âm tiếng Anh bao gồm 20 nguyên âm như sau: /ɪ/; /i:/; /ʊ/; /u:/; /e /; /ə /; /ɜ:/; /ɒ /; /ɔ:/; /æ/; /ʌ /; /ɑ:/; / ɪə/; /ʊə/; /eə/; /eɪ/; /ɔɪ/; /aɪ/; /əʊ/; /aʊ/. Cách đọc chi tiết của từng nguyên âm như sau:
– /ɪ/: m i ngắn, giống âm “i” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn ( = 1/2 âm i), môi hơi mở rộng sang hai bên, lưỡi hạ thấp.
– /i:/: m i dài, kéo dài âm “i”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. Môi mở rộng sang hai bên như đang mỉm cười, lưỡi nâng cao lên.
– /ʊ/: m “u” ngắn, na ná âm “ư” của tiếng Việt, không dùng môi để phát âm này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng. Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp
– /u/: m “u” dài, kéo dài âm “u”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. Khẩu hình môi tròn. Lưỡi nâng cao lên
– /e/: Giống âm “e” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn. Mở rộng hơn so với khi phát âm âm / ɪ /. Lưỡi hạ thấp hơn so với âm / ɪ /
– /ə/: Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn và nhẹ. Môi hơi mở rộng, lưỡi thả lỏng
– /ɜ:/: m “ơ” cong lưỡi, phát âm âm /ɘ/ rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. Môi hơi mở rộng, lưỡi cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm
– /ɒ/: m “o” ngắn, giống âm o của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn. Hơi tròn môi, lưỡi hạ thấp
– /ɔ:/: m “o” cong lưỡi, phát âm âm o như tiếng Việt rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. Tròn môi, lưỡi cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm.
– /æ/: m a bẹt, hơi lai giữa âm “a” và “e”, cảm giác âm bị đè xuống. Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống, lưỡi được hạ rất thấp
– /ʌ/: Na ná âm “ă” của tiếng việt, hơi lai giữa âm “ă” và âm “ơ”, phải bật hơi ra. Miệng thu hẹp, lưỡi hơi nâng lên cao
– /ɑ:/: m “a” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệng, miệng mở rộng, lưỡi hạ thấp.
– /ɪə/: Đọc âm /ɪ/ rồi chuyển dần sang âm /ə/. Môi từ dẹt thành hình tròn dần, lưỡi thụt dần về phía sau
– /ʊə/: Đọc âm /ʊ/ rồi chuyển dần sang âm /ə/. Môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng, lưỡi đẩy dần ra phía trước
– /eə/: Đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ə/, hơi thu hẹp môi, Lưỡi thụt dần về phía sau
– /eɪ/: Đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, môi dẹt dần sang hai bên, lưỡi hướng dần lên trên
– /ɔɪ/: Đọc âm /ɔ:/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, môi dẹt dần sang hai bên, lưỡi nâng lên và đẩy dần ra phía trước
– /aɪ/: Đọc âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, môi dẹt dần sang hai bên, lưỡi nâng lên và hơi đẩy ra phía trước
– /əʊ/: Đọc âm /ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /, môi từ hơi mở đến hơi tròn, lưỡi lùi dần về phía sau.
– /aʊ/: Đọc âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/, môi tròn dần, lưỡi hơi thụt dần về phía sau
Ví dụ một số nguyên âm trong từ tiếng Anh
Về phần phụ âm
Có 24 phụ âm trong bảng phiên âm tiếng Anh bao gồm: /p/; /b/; /t/; /d/; /t∫/; /dʒ/; /k /; /g/; /f/; /v/; /ð/; /θ/; /s/; /z/; /∫/; /ʒ/; /m/; /n/; /η/; /l/; /r/; /w/; /h/; /j/. Cách đọc chi tiết của từng âm như sau:
– /p/: Đọc gần giống với âm /p/ tiếng Việt, lực chặn của 2 môi không mạnh bằng, nhưng hơi thoát ra vẫn mạnh như vậy. Hai môi chặn luồng khí trong miệng, sau đó bật mạnh luồng khí ra.
– /b/: Giống âm /b/ tiếng Việt. Hai môi chặn luồng khí trong miệng, sau đó bật mạnh luồng khí ra.
– /t/: m /t/ tiếng Việt, nhưng bật hơi thật mạnh, đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi luồng khí bật ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Hai răng khít chặt, mở ra khi luồng khí mạnh thoát ra.
– /d/: Giống âm /d/ tiếng Việt nhưng hơi bật ra mạnh hơn một chút. Đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi luồng khí bật ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới, hai răng khít chặt, mở ra khi luồng khí mạnh thoát ra.
– /t∫/: Giống âm /ch/ tiếng Việt nhưng môi khi nói phải chu ra. Môi hơi tròn và chu về phía trước
– /dʒ/: Giống âm /t∫/ nhưng có rung dây thanh quản. Môi hơi tròn và chu về phía trước, khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.
– /k/: Giống âm /k/ tiếng Việt nhưng bật mạnh hơi, nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra.
– /g/: Giống âm /g/ tiếng Việt, nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra.
– /f/: Giống âm /ph/ (phở) trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.
– /v/: Giống âm /v/ trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.
– /ð/: Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, thanh quản rung.
– /θ/: Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, thanh quản không rung.
– /s/: Để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng. Luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi. Không rung thanh quản, để mặt lưỡi chạm nhẹ vào lợi hàm trên.
– /z/: Để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi, rung thanh quản.
– /∫/ : Môi chu ra (giống khi yêu cầu ng khác im lặng: Shhhhhh!). Môi hướng về phía trước như đang kiss ai đó, môi tròn, để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên.
– /ʒ/: Môi chu ra (giống khi yêu cầu ng khác im lặng: Shhhhhh!). Nhưng có rung thanh quản, môi hướng về phía trước như đang kiss ai đó, môi tròn, để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên.
– /m/: Giống âm /m/ tiếng Việt, hai môi ngậm lại, để luồng khí thoát qua mũi.
– /n/: Khí thoát ra từ mũi, môi hé, đầu lưỡi chạm vào lợi hàm trên, chặn luồng khí để khí thoát ra từ mũi.
– /η/: Hơi bị chặn ở lưỡi và ngạc mềm nên thoát ra từ mũi, thanh quản rung, môi hé, phần sau của lưỡi nâng lên, chạm ngạc mềm.
– /l/: Từ từ cong lưỡi, chạm vào răng hàm trên, thanh quản rung, môi mở rộng, môi mở hoàn toàn, đầu lưỡi từ từ cong lên và đặt vào răng hàm trên.
– /r/: Khác /r/ tiếng Việt: Lưỡi cong vào trong và môi tròn, hơi chu về phía trước. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi về trạng thái thả lỏng, môi tròn mở rộng.
– /w/: Lưỡi thả lỏng, môi tròn và chu về trước. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi vẫn thả lỏng, môi tròn mở rộng.
– /h/: Như âm /h/ tiếng Việt, không rung thanh quản, môi hé nửa, lưỡi hạ thấp để luồng khí thoát ra.
– /j/: Nâng phần trước của lưỡi lên gần ngạc cứng, đẩy luồng khí thoát ra giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng nhưng không có tiếng ma sát của luồng khí (do khoảng cách giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng không quá gần) làm rung dây thanh trong cổ họng. Môi hơi mở khi luồng khí thoát ra, môi mở rộng, phần giữa lưỡi hơi nâng lên, khi luồng khí thoát ra, lưỡi thả lỏng
Ví dụ một số phụ âm trong từ tiếng Anh
Lưu ý khi sử dụng bảng phiên âm tiếng Anh
– Khi phát âm phần nguyên âm, bạn cần lưu ý đó là khi phát âm dây thanh quản của bạn phải rung. Bắt đầu từ âm /ɪə / – /aʊ/ cần chú ý phát âm đầy đủ cả 2 thành tố của âm từ trái sang phải (âm trước phát âm dài hơn âm sau). Đặc biệt, khi phát âm phần nguyên âm bạn sẽ không cần phải chú ý đến vị trí đặt răng do các nguyên âm không sử dụng răng nhiều.
– Đối với dây thanh, bạn rung (hữu thanh) với các các nguyên âm, /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/ và không rung (vô thanh) với những phụ âm /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/
– Đối với những âm khó như /ɪ/, /ʊ/, /æ/ môi phải mở vừa phải, môi để tròn với những âm /u:/, / əʊ / và chu môi với những âm /ʒ/, /dʒ/, /t∫/
– Đối với những âm /t/, /d/, /t∫ /, /dʒ/, /η/, /l/ bạn cần cong đầu lưỡi chạm nướu, cong đầu lưỡi chạm ngạc cứng với những phụ âm /ɜ:/, /r/ và nâng cuống lưỡi với những phụ âm /ɔ:/, /ɑ:/, /u:/, /ʊ/, /k/, /g/, /η/
Cần lưu ý cách phát âm khi sử dụng bảng phiên âm tiếng Anh
Lưu ý về quy tắc phát âm Tiếng Anh với nguyên âm và phụ âm
– Bán âm y và w thì chúng có thể là nguyên âm hoặc phụ âm
Eg: You – phụ âm nhưng gym thì lại là nguyên âm.
We – phụ âm nhưng Saw – nguyên âm
– Về phụ âm g
+ Nếu đi sau g là phụ âm I, y, e thì phát âm sẽ là dʒ
Eg: gYm, gIant, gEnerate…
+ Nếu sau g là các nguyên âm còn lại a, u, o thì phát âm sẽ là g
Eg: go, gone, god,gun,gum, gut, guy, game, gallic,…
– Đọc phụ âm C
+ C đọc là S nếu theo sau là các nguyên âm i, y, e
Eg: city, centure, cycle, cell, cyan,…
+ C đọc là K nếu theo sau nguyên âm là a, u, o.
Eg: cat, cut, cold, call, culture, coke,…
– Đọc phụ âm r
+ Nếu trước r là một nguyên âm yếu, chẳng hạn như /ə/ thì có thể lược bỏ đi.
– Về phụ âm j
+ Âm j đều đứng đầu 1 từ và phát âm là dʒ.
Eg: just, job, jumo
– Quy tắc phân biệt nguyên âm dài, nguyên âm ngắn.
+ 5 nguyên âm ngắn bao gồm: ă ĕ ĭ ŏ ŭ. Cách phát âm như sau:
– a ngắn: ă : /æ/ : act, apt, bad, bag, fad,….
– e ngắn: /e/: ben, den, fed, bed,…..
– i ngắn: /I/: bin, bid, in,…
– o ngắn: /ɒ/: hot, Tom, bop,…
– u ngắn: /ʌ/ : cut, sun, bug,…
+ 5 nguyên âm dài bao gồm: ā ē ī ō ū. Cách phát âm như sau
– a dài: ā : /eɪ/ : Cake, rain, day, eight,…
– e dài: ē: /i:/ : tree, beach, me, baby, key, field,…
– i dài: ī : /aɪ/ : five, tie, light, my, find, child,…
– o dài: ō : /oʊ/ : nose, toe, toast, no, snow, bold, most,…
– u dài: ū : /u: hoặc ju:/ : new, few, blue, suit, fuel,….
+ Cách phân biệt nguyên âm ngắn và nguyên âm dài như sau:
+) Nguyên âm ngắn là từ có 1 nguyên âm và nguyên âm đó không nằm ở cuối. Eg: bug, think, cat, job, bed, ant, act,…
+) Đối với từ chỉ có một nguyên âm mà nguyên âm đó ở cuối thì theo quy tắc phát âm Tiếng Anh là Nguyên âm dài. Eg: she(e dài),he, go(o dài), no,..
+) Trong một từ nếu một nguyên âm theo sau là 2 phụ âm giống nhau thì đó là nguyên âm ngắn.
Eg: Dinner(i ngắn), summer(u ngắn), rabbit(a ngắn)
+) Một từ có 2 nguyên âm liên tiếp giống nhau thì phát âm như một nguyên âm dài.
Eg: Peek(e dài), greet(e dài)
+) Lưu ý: Không áp dụng quy tắc này với nguyên âm O vì nó sẽ tạo thành âm khác nhau như: poor, tool, fool, door
+) Không áp dụng trong trường hợp nếu đứng sau 2 nguyên âm này là R vì âm đó đã bị biến đổi.
+ Khi Y đứng cuối của từ 1 âm tiết thì nó sẽ đọc là âm i dài /ai/
Eg: Cry, TRy, by,shy,…
– Viết đúng chính tả khi sử dụng nguyên âm phụ âm
+) Sau 1 nguyên âm ngắn là f,l,s thì từ đó gấp đôi f,l,s lên.
Eg: Ball, staff, pass, tall, different(i ngắn), coLLage(o ngắn), compass (a ngắn)
+) Đối với từ có 2 âm tiết mà sau nguyên âm ngắn là b,d,g,m,n,p thì chúng ta nhân đôi chúng lên.
Eg: hoLLywood(o ngắn), suGGest(u ngắn), odd(o ngắn)
– Nguyên âm e
+) Nếu một từ ngắn hay âm thanh cuối của từ kết thúc bằng một nguyên âm + phụ âm + e thì e cuối cùng sẽ bị câm và nguyên âm trước đó là nguyên âm dài.
Eg: bit /bɪt/ => bite /baɪt/
at /ət/ => ate /eɪt/
cod /kɒd/ => code /kəʊd/
cub /kʌb/ => cube /kjuːb/
met /met/ => meet /miːt/
Bên cạnh những vấn đề bạn cần lưu ý mà Unica đã chia sẻ trên đây, một vấn đề quan trọng trong bảng phát âm tiếng Anh mà bạn cần lưu ý đó là cách phát âm đúng “trọng âm” và đúng ngữ điệu của từ trong câu. Học cách sử dụng bảng phiên âm tiếng Anh một cách thành thạo, bạn sẽ dễ dàng học tiếng Anh nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên không ngừng luyện tập, học hỏi tiếng Anh mỗi ngày để nhanh chóng thành thạo tiếng Anh và nhuần nhuyễn trong giao tiếp tiếng Anh. Mong rằng, những chia sẻ trên đây của Unica đã mang đến bạn những thông tin hữu ích nhất giúp bạn hoàn thiện vốn tiếng Anh cho bản thân mình.
Chúc bạn thành công!
>> 90% người Việt mắc lỗi này khi học phát âm tiếng Anh
>> 5 Bí quyết để Nghe – Hiểu Tiếng Anh như người bản ngữ!
>> Tự tin “bắn” tiếng Anh lưu loát với người bản xứ qua 2 khóa học trên UNICA
Tags:
Tiếng Anh Phát âm tiếng Anh
- Top 5 loại khẩu trang y tế tốt nhất hiện nay được nhiều người tin dùng
- TOP 10 Digital Marketing Trend 2021 mới nhất bạn cần biết
- Chữa rối loạn lo âu ở đâu đảm bảo uy tín và chi phí tốt nhất?
- Mẹo tách đơn hàng Shopee để sử dụng được mã giảm giá thành công
- Kích thước ảnh shopee tiêu chuẩn mà nhà bán hàng cần biết